Nội dung và cách tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho học sinh lớp 12 (Trang 71)

7. Cấu trúc của đề tài

3.3. Nội dung và cách tiến hành thực nghiệm

3.3.1. Nội dung thực nghiệm

Dạy thực nghiệm bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ trong chương trình

SGK Ngữ văn 12 cơ bản theo hướng rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một

bài thơ, đoạn thơ cho HS lớp 12.

Giáo án thể nghiệm dạy học bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (Sách

Ngữ văn 12, tập một (Cơ bản))

Rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ I - Mục tiêu bài học

1- Kiến thức: Học sinh được củng cố và nâng cao kiến thức về văn nghị luận nói chung và nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ nói riêng.

2- Kĩ năng: Học sinh được rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết đoạn văn và sửa chữa. Nâng cao năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

3- Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu văn học, đặc biệt là thơ ca cho HS. HS có ý thức rèn luyện kĩ năng viết văn nói chung và NL về một bài thơ, đoạn thơ nói riêng.

4- Năng lực: Qua bài học HS được phát triển các năng lực như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực tạo lập văn bản…

II- Chuẩn bị

1- Phương tiện dạy học

- GV: Sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu hướng dẫn dạy học theo năng lực, sách giáo viên, giáo án, sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, máy chiếu, bài giảng điện tử, phiếu học tập, giấy AO.

- HS: SGK, bài soạn theo câu hỏi hướng dẫn của SGK, tài liệu tham khảo. 2- Phương pháp và kĩ thuật dạy học

GV tổ chức giờ dạy học theo cách phối hợp các phương pháp dạy học tích cực như: rèn luyện theo mẫu, dạy học hợp tác, giao tiếp, nghiên cứu tình huống, nêu vấn đề, gợi mở…

Kết hợp các kĩ thuật dạy học như: chia nhóm, "Khăn trải bàn", "Bản đồ tư duy", trò chơi điền bảng…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 64

III- Tiến trình dạy học

1- Ổn định tổ chức 2- Kiểm tra bài cũ 3- Bài mới

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1 (Ôn lại kiến thức cũ)

HS được củng cố lại những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ đã được học từ lớp 9. Cụ thể: Khái niệm, bố cục, cách làm bài, các thao tác lập luận được sử dụng, phân loại bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

GV tổ chức cho HS ôn tập lại những kiến thức trên dưới hình thức trò chơi điền bảng

Trò chơi tiến hành như sau:

- GV chia lớp thành sáu nhóm và. phát cho mỗi nhóm một bảng phụ: sơ đồ tư duy, bảng biểu, sơ đồ Grap. Tất cả còn trống thông tin mới chỉ có sẵn các nhánh, các cột để ghi nội dung. Nhóm 1-2: hình 1

Nhóm 3-4: hình 2 Nhóm 5-6: bảng 3

- Mỗi thành viên của nhóm trả lời một ý. HS làm việc trong khoảng 5 - 7 phút sau đó treo sản phẩm lên bảng. GV tổ chức cho các nhóm nhận xét,

1. Khái niệm nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ ấy. Những nhận xét, đánh giá đó phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,…của bài thơ, đoạn thơ.

2. Bố cục của một bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

- Gồm ba phần:

+ Mở bài: Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.

+ Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.

+ Kết bài: Khái quát gíá trị, ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ.

3. Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ - Tìm hiểu đề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 65 đánh giá lẫn nhau.

GV nhận xét, chốt lại vấn đề

Ví dụ: Bài thơ Từ ấy của Tố Hữu gợi cho em những suy nghĩ gì? hoặc: Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Ví dụ: Tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên

(trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Ví dụ: Hình tượng sóng trong bài thơ

Sóng của Xuân Quỳnh.

Ví dụ: Vẻ đẹp ngôn ngữ qua bài thơ

Tây Tiến của Quang Dũng

- Lập dàn ý: mở bài, thân bài, kết bài - Triển khai thành bài văn

- Kiểm tra, sửa chữa

4. Các thao tác lập luận được dùng trong bài NL về một bài thơ, đoạn thơ: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh.

5. Phân loại và một số dạng đề bài minh họa

- Gồm các dạng bài sau:

+ Nghị luận về toàn bộ bài thơ (hoặc đoạn, khổ, câu)

Nghị luận về tâm trạng nhân vật trữ tình

+ Nghị luận về một hình tượng nghệ thuật

+ Nghị luận về một khía cạnh nào đó thuộc phương diện nghệ thuật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 66 1. Sơ đồ tƣ duy KHÁI NIỆM KIỂM TRA, SỬA CHỮA VIẾT ĐOẠN VĂN LẬP DÀN Ý TÌM Ý TÌM HIỂU ĐỀ CÁCH LÀM BÀI BỐ CỤC THÂN BÀI KẾT BÀI MỞ BÀI

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT KHÍA CẠNH THUỘC VỀ NGHỆ THUẬT

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT KHÍA CẠNH THUỘC VỀ NỘI DUNG

PHÂN LOẠI THAO TÁC LẬP LUẬN

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI , ĐOẠN, KHỔ THƠ

BÌNH LUẬN, SO SÁNH GIẢI THÍCH, PHÂN TÍCH

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ LÀ TRÌNH BÀY, NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA MÌNH VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ ẤY

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ CHỨNG MINH, BÁC BỎ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 67 2. Sơ đồ Grap LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ KHÁI NIỆM BỐ CỤC CÁCH LÀM BÀI NL VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ PHÂN LOẠI THAO TÁC LẬP LUẬN

Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày, nhận xét đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ,

đoạn thơ ấy.

Mở bài

Kiểm tra, sửa chữa

Giải thích, phân tích Thân bài

Tìm hiểu đề Kết bài

Tìm ý và lập dàn ý Viết đoạn văn

Chứng minh, bác bỏ Bình giảng, so sánh

Nghị luận về một bài, đoạn, khổ thơ Nghị luận về một khía cạnh

thuộc về nội dung NL về một khía cạnh thuộc

68

3. Bảng biểu

Khái niệm

Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày, nhận xét đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ,

đoạn thơ ấy.

Bố cục Gồm 03 phần: - Mỏ bài. - Thân bài. - Kết bài. Các làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

- Tìm hiểu đề, phân tích đề - Lập dàn ý.

- Viết đoạn văn.

- Kiểm tra và sửa chữa.

Thao tác lập luận - Giải thích. - Chứng minh. - Bình giảng. - Bác bỏ. - So sánh. - Phân tích. Phân loại Gồm 03 dạng:

- Nghị luận về một bài, đoạn, khổ thơ

.- Nghị luận về một khía cạnh thuộc về nội dung - Nghị luận về một khía cạnh thuộc về nghệ thuật

69

Hoạt động 2 ( Rèn kĩ năng)

Lời chuyển ý:

Vừa rồi chúng ta đã khởi động bằng một trò chơi. Qua hoạt động này các em đã củng cố lại được những kiến thức cơ bản về kiểu bài NL về một bài thơ, đoạn thơ mà các em đã được học ở những lớp trước. Bây giờ cô và các em sẽ đi vào luyện một số những kĩ năng cơ bản, cần thiết để giúp các em nâng cao năng lực viết văn NL nói chung và văn NL về một bài thơ, đoạn thơ nói riêng.

Vậy theo các em để viết tốt một bài văn NL về một bài thơ, đoạn thơ thì người viết cần hình thành cho mình những kĩ năng nào?

HS dựa vào kiến thức ở phần trước để nêu được bốn kĩ năng mà người viết cần rèn luyện

GV tổ chức, hướng dẫn để HS được rèn luyện từng kĩ năng.

- GV đưa ra một ngữ liệu trong đó có lỗi về kĩ năng tìm hiểu đề (một lỗi người viết xác định sai về nội dung nghị luận, một lỗi xác định sai về phương pháp nghị luận) để HS phát hiện và sửa chữa.

I. Rèn kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

- Tạo lập văn bản gồm các kĩ năng cơ bản sau:

+ Tìm hiểu đề + Lập dàn ý + Viết đoạn văn + Sửa chữa

1. Kĩ năng tìm hiểu đề

Bài tập 1

a/ Đề bài:

Tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích "Trao duyên" (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

* Yêu cầu của đề bài:

- Kiểu bài: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

70 - HS độc lập nghiên cứu và đưa ra phương án của mình.

GV đưa ra ba đề bài trên máy chiếu. Trong đó có:

Hai đề bài có đủ cả ba phần: vấn đề

Các thao tác lập luận cần sử dụng: phân tích (thao tác chính), so sánh, bình giảng, chứng minh…(thao tác hỗ trợ)

-Vấn đề cần nghị luận (luận đề):

Nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

Trao duyên.

- Phạm vi tư liệu: Đoạn trích Trao duyên

(trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

=> Người viết xác định sai về nội dung nghị luận.(Sửa lại: Tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích)

b/ Đề bài:

Cảm nhận của em về bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Yêu cầu của đề bài:

- Kiểu bài: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

Các thao tác lập luận cần sử dụng: phân tích (thao tác chính), so sánh, bình giảng, chứng minh…(thao tác hỗ trợ)

-Vấn đề cần nghị luận (luận đề):

Giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ "Nhàn".

- Phạm vi tư liệu: Bài thơ "Nhàn" và một số bài thơ khác được dùng để mở rộng liên hệ, so sánh.

=> Người viết xác định sai về phương pháp nghị luận

Bài tập 2

71 cần nghị luận, chỉ định về phương pháp nghị luận và phần giới hạn vấn đề (phạm vi dẫn chứng) nhưng khác nhau về sắc thái. Một đề chỉ nêu vấn đề cần bàn luận chứ không nêu phương pháp nghị luận (việc vận dụng thao tác nghị luận nào để làm sáng tỏ vấn đề do HS tự lựa chọn).

Sau đó chia lớp thành sáu nhóm và yêu cầu cứ hai nhóm tìm hiểu một đề bài. Cụ thể:

Nhóm 1 - 2: tìm hiểu đề 1 Nhóm 3 - 4: tìm hiểu đề 2 Nhóm 5 - 6: tìm hiểu đề 3

HS các nhóm nghiêm túc thảo luận, viết kết quả vào bảng phụ rồi đem dán sản phẩm lên bảng. Những nhóm tương ứng (cùng câu hỏi) sẽ nhận xét, đánh giá lẫn nhau, các nhóm khác cũng có thể góp ý.

GV tổng hợp ý kiến, đánh giá và chốt kiến thức.

Phân tích bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.

Đáp án:

- Kiểu bài: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

Các thao tác lập luận cần sử dụng: phân tích (thao tác chính), so sánh, bình luận, chứng minh…(thao tác hỗ trợ)

-Vấn đề cần nghị luận (luận đề):

Giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ "Cảnh khuya".

- Phạm vi tư liệu: Bài thơ "Cảnh khuya" và một số bài thơ khác của Bác được dùng để mở rộng liên hệ, so sánh.

* Đề 2

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hūu:

Ta về mình có nhớ ta … . . .………

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung Đáp án:

- Kiểu bài: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

(Từ "cảm nhận" lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, tức là nghị luận dựa trên cơ sở cảm thụ của người viết)

Các thao tác lập luận cần sử dụng: bình luận (thao tác chính), phân tích, chứng minh…(thao tác hỗ trợ)

72 GV hỏi:Qua việc tìm hiểu một số đề bài em có nhận xét gì về kĩ năng tìm hiểu đề nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?

HS cần nêu được những nhận xét sau:

-Vấn đề cần nghị luận (luận đề):

Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trong bài thơ "Việt Bắc".

- Phạm vi tư liệu: Bài thơ "Việt Bắc" và liên hệ với một số bài thơ khác để mở rộng, so sánh.

* Đề 3

Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. Đáp án:

- Kiểu bài: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

Các thao tác lập luận cần sử dụng: phân tích (thao tác chính), bình luận, chứng minh…(thao tác hỗ trợ)

- Vấn đề cần nghị luận (luận đề):

Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ "

- Phạm vi tư liệu: Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" và và liên hệ với một số bài thơ khác để mở rộng, so sánh.

=> Tìm hiểu đề cho bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là ngƣời viết xác định kiểu bài, vấn đề cần nghị luận, thao tác lập luận chính và phạm vi tƣ liệu cần sử dụng trong đề bài.

73 GV lưu ý học sinh

- GV phát phiếu học tập, có ba dàn ý mẫu về ba dạng đề khác nhau (mỗi phiếu in một dàn ý) rồi yêu cầu HS nhận xét vào phần trống trong phiếu về các mặt sau:

Cách phát triển ý, diễn đạt ý, sắp xếp ý, mối quan hệ giữa các ý.

HS nghiên cứu thảo luận dàn ý được giao, cứ hai bạn làm một cặp.

Lưu ý: Đối với những đề bài chỉ nêu vấn đề cần nghị luận mà không ghi rõ yêu cầu kiểu bài (không có lệnh) thì người viết cần căn cứ vào nội dung vấn đề mà lựa chọn các thao tác nghị luận cho phù hợp.

Còn đối với những đề bài có ghi đủ ba phần, các lệnh được ghi rõ như: hãy phân

tích, hãy bình luận, hãy giải thích…thì

người viết cần hiểu đó chỉ là các thao tác chính cần vận dụng chứ không phải là thao tác duy nhất.

2- Kĩ năng lập dàn ý

Bài tập 1 a/. Đề 1

Phân tích bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.

- Dàn ý:

1- Mở bài: Bài thơ được Bác viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp khi Bác đang trực tiếp lãnh đạo.

. Cảnh khuya là một bài thơ hay viết về

vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn con người.

2 - Thân bài:

a/ Vẻ thơ mộng của núi rừng đêm trăng khuya nơi chiến khu. (2 câu đầu)

- Hình ảnh: trăng, hoa, cây cổ thụ - Âm thanh: tiếng suối

74 - GV gọi một số HS trình bày kết quả của mình và tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá lẫn nhau.

- HS trình bày và đánh giá lẫn nhau.

- GV tổng hợp, chốt lại vấn đề.

b/ Hình ảnh người chiến sĩ nặng lòng với nước non. (2 câu cuối)

So sánh nhân vật trữ tình với hình ảnh các ẩn sĩ trong thơ cổ để thấy được tấm lòng yêu nước thương dân của Người. (Trong thơ cổ, cảnh đẹp thường đi liền với hình ảnh người ẩn sĩ lánh mình chốn thiên nhiên, xa lánh cõi trần, còn ở đây lại là người chiến sĩ nặng lòng "lo nỗi nước nhà".

c/ Tính cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh.

* Cổ điển: thể thơ, hình ảnh thiên nhiên quen thuộc trong thơ cổ…

* Hiện đại: Hình ảnh nhân vật trữ tình, sự phá cách trong hai câu cuối…

d/ Đánh giá chung, khái quát về giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ.

3 - Kết bài: Cảnh khuya như một bức tranh xinh xắn về cảnh rừng Việt Bắc. Qua bức tranh ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó thêm trân trọng và kính yêu Người.

b/ Đề 2: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

- Dàn ý:

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho học sinh lớp 12 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)