Tập quán sinh hoạt, sản xuất của người dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi khí hậu vùng trung du và miền núi Bắc Bộ thời kì 1970 - 2010 (Trang 48 - 53)

6. Cấu trúc khóa luận

2.2.1.Tập quán sinh hoạt, sản xuất của người dân

Trong những năm qua, số dân của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn tiếp tục gia tăng, đời sống sinh hoạt không ngừng nâng cao gây sức ép lớn đối với môi trường cũng như tác động mạnh mẽ đến BĐKH vùng.

Bảng 2.10. Một số đặc điểm dân số vùng trung du và miền núi Bắc Bộ trong những năm gần đây

Năm Số dân (nghìn người) Tổng Thành thị Nông thôn 2005 10798.7 1649.1 9149.6 113 14.0 -0.4 2007 11004.2 1721.1 9283.1 115 12.5 -0.9 2008 11207.3 1751.1 9246.2 115 13.5 -0.6 2009 11073.5 1770.4 9303.1 116 13.0 -3.6 2010 11169.3 1807.1 9362.2 117 12.7 -3.9

Nguồn: Niên giám thống kê, 2010

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có quy mô dân số không quá lớn nhưng vùng lại có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, đứng đầu cả nước. Mặc dù trong những năm gần đây

có xu hướng giảm nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình của cả nước (cả nước 2010: 10.3‰). Như vậy trong tương lai dân số của vùng vẫn có xu hướng tăng cao. Bên cạnh đó, sự phân bố dân cư trong vùng có phần chưa hợp lí. Tập trung đông nhất là ở Bắc Giang (408 người/km2), Phú Thọ (374 người/km2) trong khi đó Lai Châu chỉ có 42 người/km2, Điện Biên 53 người/km2. Sự phân bố dân cư của vùng cũng vẫn cao hơn rất nhiều so với mật độ dân số do Liên Hợp Quốc khuyến cáo (30 – 35 người/km2) nên đã gây sức ép đến không gian cư trú, cơ sở hạ tầng, chất lượng cuộc sống và đe dọa nghiêm trọng mục tiêu PTBV.

Sự tập trung đông đúc dân cư kéo theo nguồn phát thải nhiệt sinh học lớn. Bởi một ngày, người trưởng thành hít vào 1.000 lít không khí và thải ra lượng khí cacbonic tương đương. Quá trình đồng hóa của cơ thể còn thải nhiều khí thải qua da, nước tiểu và phân …. Các phản ứng ôxi hóa trong cơ thể sẽ sinh nhiệt. Khi cơ thể hoạt động, cơ bắp sinh ra lượng nhiệt khổng lồ, gấp 4 - 5 lần lúc bình thường gan, thận, mô xương, mô sụn ... cũng sinh ra nhiệt. Vì thế, quá trình tỏa nhiệt diễn ra liên tục, 1 lít mồ hôi bốc hơi thải ra 600 Kcal, nếu hoạt động nặng nhọc có thể thải ra 9 lít và phát tán ra 5000 Kcal, lượng nước qua hơi thở là 0,5 lít/người/ngày sẽ thải ra 300 Kcal, nếu lao động nặng nhọc, thở nhanh và mạnh thì sự tỏa nhiệt sẽ tăng gấp đôi. Sự tỏa nhiệt này chiếm 75 - 85 % là qua da, 9 - 10 % qua hô hấp và ngoài ra qua đường tiêu hóa phân và nước tiểu. Rõ ràng cơ thể con người là một nguồn phát thải gây ô nhiễm.

Hơn nữa, mức sống ngày càng cải thiện, đồng nghĩa số lượng tiện nghi sinh hoạt tăng lên nhanh chóng: điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt, ti vi, máy tính …. Do vậy lượng nhiên liệu tiêu hao nhiều hơn, điện cho đời sống sinh hoạt cũng ngày càng tăng. Mặt khác công nghệ làm lạnh, hoạt động của các thiết bị thải ra lượng nhiệt, khí thải lớn.

Bảng 2.11. Tỉ lệ hộ sử dụng tiện nghi sinh hoạt của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Đơn vị: %

Năm Địa điểm

Loại đồ dùng Ô tô Xe máy Tủ lạnh Đầu video Ti vi màu Dàn nghe nhạc Máy vi tính Máy điều hòa Máy giặt, máy sấy Bình tắm nước nóng 2002 Đông Bắc 27 6.8 16.4 41.7 2.6 0.4 0.2 1.1 2.9 Tây Bắc 23.1 2.8 12.6 29.5 1.1 0.3 0.1 0.7 2.2 2004 Đông Bắc 0.1 42.2 11.8 30.1 59.7 41.1 1.7 0.6 3 5.4 Tây Bắc 37.4 5.4 22.7 41.5 2.3 1.2 0.1 1.5 3.5 2006 Đông Bắc 0.1 49.8 17.5 42 72.1 4.9 2.9 1.5 5 8 Tây Bắc 49.3 10.4 37.8 60.4 4 1.9 1 4.5 6.7 2008 Đông Bắc 0.3 63.6 27.1 48.9 82.6 6.8 5.7 2.7 7.7 11.3 Tây Bắc 0.4 66.1 17 46.8 74.8 4.2 4.2 1.2 6.7 8.2

Nguồn: Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình 2008

Trong hoạt động sinh hoạt, bên cạnh đun gas, điện còn một bộ phận lớn gia đình sử dụng than và củi đốt - nguồn phát thải đáng kể. Đun nấu bằng than, củi đốt - loại chất đốt thô sơ, nên cường suất tỏa độc rất lớn, thải ra CO, CO2, SO2….

Tổng lượng thải sinh hoạt của vùng đặc biệt là khu vực các đô thị liên tục tăng. Chất thải sinh hoạt chia thành ba nhóm cơ bản, song chiếm tỉ trọng cao nhất là nguồn gốc hữu cơ (rau, củ, quả, rác nhà bếp…), nguồn gốc vô cơ (đất, gạch, đá, xỉ than, tro…) và thuộc loại khác (kim loại, ni - lon, nhựa, giấy …). Chất thải sinh hoạt thường có độ ẩm lớn 46 -70%, nhiệt trị 900 -1100 Kcal/kg. Trong khi đó, việc thu gom rác thải sinh hoạt còn hạn chế, chưa phân loại hiệu quả, thu gom gián tiếp và thủ công, phương tiện lạc hậu, ý thức của dân cư chưa cao. Do phần trong vùng có đông các đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí còn chưa cao, sống chủ yếu ở vùng nông thôn. Ở các khu vực đô thị công nghệ xử lí chất thải lạc hậu, phân loại phục vụ sản xuất phân hữu cơ - vi sinh và tái chế còn hạn chế chủ yếu vẫn là chôn lấp. Tuy nhiên nhiều bãi rác chưa được nghiên cứu kĩ để thiết kế đúng tiêu chuẩn vệ sinh, hạn chế tối đa ảnh hưởng của chúng đến môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước, không khí và lãng phí tài nguyên đất. Các bãi chôn lấp chưa thu hồi được khí, nhiệt thải và kết hợp sản xuất điện. Bởi trong môi

trường nhiệt ẩm cao, vi sinh vật phát triển, phản ứng sinh học biễn ra mạnh, đẩy nhanh tốc độ phân hủy rác hữu cơ. Rác phân hủy sinh ra các khí nhà kính CO2, SO2, NH3, NH4, H2S… ngay từ khi thu gom đến chôn lấp, đóng góp đáng kể cho BĐKH.

Bên cạnh đó, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn sinh sống của hơn 30 tộc người thiểu số thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau. Theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 2009, các dân tộc thiểu số chiếm khoảng gần 62% tổng dân số của cả khu vực miền núi phía Bắc. Người dân các đồng bào dân tộc có tập quán sản xuất theo phương thức “du canh”. Du canh ở Việt Nam có thể chia làm 3 nhóm: (sx nông lâm kết hợp)

- Nhóm thứ nhất là du canh truyền thống, ở đây du canh gắn liền với du cư, khi di chuyển vị trí nương rẫy người dân di chuyển cả nhà ở. Đây là phương thức canh tác rất lạc hậu gắn liền là đời sống thấp, tạm bợ và thường gặp ở các dân tộc ít người như H’Mông, Dao.

- Nhóm thứ hai là du canh không du cư, nơi trồng trọt thay đổi còn nhà ở cố định. Phần lớn đây cũng là những dân tộc ít người sống ở các làng bản.

- Nhóm thứ ba là “du canh phụ”, bao gồm những người chủ yếu sống bằng canh tác ruộng đất cố định, thường là trồng lúa. Để bổ sung cho nhu cầu lương thực họ trồng thêm ngô, sắn hoặc rau quả ở nương rẫy. Trước đây kiểu canh tác bổ sung này hạn chế về quy mô nhưng với sức ép tăng dân số nó trở thành phổ biến ở nhiều vùng khắp Việt Nam nhiều đồi núi đã bị mất hết độ màu mỡ đến mức không thể trồng trọt hàng năm được.

Ở vùng núi Bắc Bộ du canh thuộc nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai là chủ yếu. Khi mật độ dân số rất thấp, du canh tỏ ra vẫn có tác dụng nhất định để đảm bảo cuộc sống của người dân mà không phải đầu tư nhiều trong điều kiện của người dân sống cách biệt với các trung tâm kĩ thuật và dịch vụ, giao thông lại cực kì khó khăn. Mặt khác nó cũng không làm tổn hại nhiều đến đất rừng do thời gian bỏ hoá rất dài (10 đến 15 năm) đủ để có thể phục hồi lại được độ phì của đất rừng đã bị mất do xói mòn và canh tác nông nghiệp nhờ vào cây rừng thứ sinh mọc lên nhanh chóng trên diện tích đó. Nhưng khi sức ép dân số tăng lên, thời gian bỏ hoá bị rút ngắn đi rất nhiều, việc canh tác liên tục với sự trả lại cho đất rất ít, cộng với mưa mùa nhiệt đới đã làm suy giảm độ phì của đất theo đó là sản lượng cây trồng bị giảm sút. Như vậy lại phải phát quang nhiều diện tích hơn để

đủ bù số lương thực bị giảm năng suất, dẫn đến vòng quay “đất nghỉ” càng ngắn hơn, cứ như vậy hình thành cái vòng luẩn quẩn không thể thoát ra khỏi. Chính tập quán sản xuất này đã góp phần làm cho độ che phủ rừng giảm đi rất nhiều. Diện tích rừng giảm làm mất đi bể hấp thụ khí nhà kính của vùng.

Bảng 2.12. Diện tích có rừng và độ che phủ rừng ở các tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ giai đoạn 2007 - 2009

Đơn vị: Diện tích - nghìn ha; Độ che phủ - %

2007 2008 2009

Diện

tích Độ che phủ Diện tích Độ che phủ Diện tích Độ che phủ

Hà Giang 393.0 48.0 422.5 52.6 427.5 51.6 Cao Bằng 329.8 49.0 333.5 49.5 334.9 49.8 Bắc Kạn 267.6 54.5 274.4 55.7 281.3 56.6 Tuyên Quang 376.3 61.5 386.1 62.5 386.1 62.8 Lào Cai 307.6 47.1 314.9 47.8 323.3 49.4 Yên Bái 396.1 57.5 400.2 56.3 404.4 56.9 Thái Nguyên 164.4 44.5 167.9 45.3 171.7 45.7 Lạng Sơn 372.5 43.3 382.4 44.1 393.9 45.1 Bắc Giang 157.7 37.3 156.9 36.5 159.0 37.6 Phú Thọ 171.9 47.0 175.4 47.8 178.9 48.8 Điện Biên 379.2 39.7 397.1 41.6 394.6 41.1 Lai Châu 346.4 37.9 349.8 38.1 363.4 39.4 Sơn La 580.3 41.2 583.5 41.2 587.0 41.4 Hòa Bình 210.5 40.7 213.9 42.2 227.5 45.5

Hình 2.14. Biểu đồ thể hiện diện tích rừng bị cháy ở các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ qua các năm

Như vậy, việc dân số của vùng không ngừng gia tăng đồng nghĩa với nhu cầu năng lượng, sức ép đối với môi trường ngày càng tăng. Và tập quán sản xuất “du canh” – đốt rừng làm nương rẫy của người dân vùng trung du và miền núi Bắc Bộ chính là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra BĐKH. Điều này đồi hỏi cần có các biện pháp khuyến khích người dân định canh, định cư nhằm ổn định cuộc sống và tránh chặt phá rừng bừa bãi. Bên cạnh đó cũng cần kêu gọi người dân sử dụng tiết kiệm năng lượng, có ý thức trong vấn đề rác thải.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi khí hậu vùng trung du và miền núi Bắc Bộ thời kì 1970 - 2010 (Trang 48 - 53)