Biện pháp thích ứng với BĐKH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi khí hậu vùng trung du và miền núi Bắc Bộ thời kì 1970 - 2010 (Trang 80 - 84)

6. Cấu trúc khóa luận

3.2.2. Biện pháp thích ứng với BĐKH

Thích ứng là một khái niệm rất rộng. Nó đề cập đến khả năng tự điều chỉnh của một hệ thống để thích nghi với những biến đổi của khí hậu nhằm giảm nhẹ những nguy cơ thiệt hại, đối phó với những hậu quả (có thể xảy ra) hoặc tận dụng những cơ hội thuận lợi mà khí hậu mang lại [27].

Thích ứng có nghĩa là điều chỉnh, hoặc thụ động, hoặc phản ứng tích cực, hoặc có phòng bị trước được đưa ra với ý nghĩa là giảm thiểu và cải thiện ảnh hưởng có hại của BĐKH. Khả năng thích ứng đề cấp đến mức độ điều chỉnh có thể của hành động xử lí, cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra hay thực sự đã và đang xảy ra của khí hậu. Sự thích ứng có thể là tự phát huy chuẩn bị trước và có thể được thực hiện để đối phó với những biến đổi trong nhiều điều kiện khác nhau. Trong bối cảnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ ngày càng phát triển, cần phải có những nhóm giải pháp thích ứng ở nhiều lĩnh vực với quy mô khác nhau.

- Đối với công nghiệp:

Thay đổi công nghệ sản xuất cho phù hợp với những biến động của nhiệt ẩm. Xây dựng hạ tầng, nhà xưởng thích ứng với thiên tai và đảm bảo thông thoáng tự nhiên, giảm tiêu hao năng lượng cho thắp sáng, làm mát.

Di chuyển các hoạt động sản xuất truyền thống, cơ sở sản xuất, cụm và khu công nghiệp gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm ra khỏi khu vực đông dân cư và tái cấu trúc hệ thống xử lí chất thải cho địa bàn mới.

Quy hoạch, bố trí các cụm công nghiệp, khu công nghiệp cần tính đến hướng gió thịnh hành, giảm thiểu việc truyền tải nhiệt, khí thải vào các khu vực này

- Trong quy hoạch xây dựng:

Xây dựng các quy chuẩn trong xây dựng cho mỗi khu vực cụ thể dựa trên kịch bản BĐKH của địa phương, như: độ cao, chiều rộng và khoảng cách các công trình; hình dáng kiến trúc, màu sơn; vành đai cây xanh, không gian trống ....

Tăng cường mật độ các khu vực chứa nước (hồ tự nhiên, nhân tạo, sông ngòi) và cây xanh nhằm điều hòa không khí, độ ẩm. Các công trình này nên bố trí ở đầu hướng gió thịnh hành, dọc đại lộ để cung cấp không khí sạch cho các khu đô thị đang ngày càng gia tăng.

Xây dựng các khu đô thị mới, khu tái định cư nhằm giảm áp lực và mật độ dân số cho các đô thị hình thành sớm, tạo không gian thông thoáng, hiện đại cho các khu dân cư trong vùng.

- Đối với giao thông vận tải:

Xây dựng hoàn thiện hệ thống đường giao thông chất lượng cao, mở rộng lòng đường với hai bên có cây xanh, hồ sinh thái theo hướng gió thịnh hành nhằm giảm sự ứ đọng không khí, bụi bẩn.

Trong xây dựng đường bộ cần chuyển sang vật liệu lát phủ “lạnh”. Có nghĩa là dùng vật liệu có tính phản xạ ánh sáng Mặt trời cao, giảm sự truyền và hấp thụ nhiệt. Vật liệu hay dùng là sơn titanium dioxit trắng, bê tông có chứa GGBS (xỉ hạt đáy lò cao - sản phẩm phụ của sản xuất gang xám được tái chế) ... sẽ cho Albedo từ 0.4 – 0.7, nghĩa là phản xạ áng sáng Mặt trời gấp 7 lần đường nhựa, 2 lần đường bê tông xi măng fooclăng thông thường. Đồng thời, mặt đường sáng hơn sẽ tăng khả năng nhìn vào ban đêm, giảm nhu cầu chiếu sáng xuống 30% so với đường nhựa.

Tăng cường xây dựng và sử dụng bãi đỗ xe ngầm vừa tiết kiệm được không gian bề mặt, vừa giảm hấp thu bức xạ Mặt trời và bốc thoát hơi xăng, dầu do có nhiệt thấp hơn bề mặt.

Tạo điều kiện thuận lợi cho người đi xe đạp và đi bộ. - Đối với sản xuất nông nghiệp:

Phát triển các sản phẩm đột biến gien, giống mới ngắn ngày, thích ứng cao với môi trường xung quanh, cho năng suất và chất lượng tốt. Bảo tồn và gìn giữ các giống cây

trồng, vật nuôi địa phương, thành lập ngân hàng giống. Bố trí, cơ cấu lại mùa vụ, cây trồng và vật nuôi cho phù hợp với BĐKH. Hiện nay TDMNBB đã có phát triển mô hình khoai tây chịu rét, cây đỗ xanh chịu hạn, mô hình gừng xen chuối… là những cây trồng đã và đang mở ra nhiều triển vọng tại 2 xã Thanh Vận và Mai Lạp (Chợ Mới) tỉnh Bắc Kạn là mô hình sản xuất nông nghiệp dựa trên kiến thức bản địa và kinh nghiệm sản xuất của người dân để thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đưa công nghệ và kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất, hạn chế sử dụng phân vô cơ nhằm giảm thiểu khí thải trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng nông nghiệp.

Nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi, tưới tiêu đồng ruộng. Nâng cao hiệu quả và cơ động hơn, linh hoạt hơn trong việc tới tiêu, làm giảm sự phụ thuộc của cây trồng vào điều kiện tự nhiên như mưa, dòng chảy, tăng cường khả năng giữ ẩm và chất dinh dưỡng của đất, giảm nhu cầu mước mà không làm giảm năng suất, sản lượng cây trồng (như phương pháp tưới nhỏ giọt, tưới gốc…)

Kiểm soát xói mòn bằng khuyến khích các hoạt động bảo toàn nông nghiệp, đặc biệt ở vùng cao, nơi nông nghiệp phát triển trên các sườn dốc.

Mở rộng, tự do hóa thương mại trong nông nghiệp, có thể nâng cao sản xuất nông nghiệp và làm cho người nông dân có nhiều thông tin hơn về các diễn biến thị trường toàn cầu trong tình hình biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác quản lý hạn hán trong nông nghiệp, tiến hành quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nông thôn với với sự xem xét tác động tiềm tàng của BDKH (như chuyển đổi phương thức sử dụng đất, phát huy lợi thế các cây trồng chịu hạn có giá trị kinh tế cao).

Tận dụng rơm, rạ, vỏ trấu ... cung cấp nguyên liệu cho sản xuất phân bón, năng lượng và đồ gỗ ... thay vì đốt bỏ, gây ô nhiễm môi trường.

Có chính sách miễn giảm thuế và các khoản nộp bắt buộc hoặc tăng trợ cấp cho nông dân nghèo để khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng hoặc đa dạng hóa cây trồng nhằm thích ứng với BĐKH.

Chủ động phòng chống, giảm nhẹ thiên tai bằng các biện pháp kĩ thuật. - Trong lâm nghiệp.

Thành lập ngân hàng giống cây rừng tự nhiên, bảo vệ các giống quý hiếm. Chọn và sử dụng các giống mới thích hợp với BĐKH. Tăng cường hiệu suất sử dụng gỗ và kiềm chế sử dụng nguyên liệu gỗ.

Khuyến khích các giải pháp sử dụng rừng hỗ hợp là những loại rừng có tính thích ứng linh hoạt hơn với sự biến đổi khí hậu. Trồng nhiều giống cây khác nhau để tăng tính bảo đảm phòng chống những ảnh hưởng chưa chắc chắn của biến đổi khí hậu (nhất là các giống cây chịu nhiệt và chịu hạn).

- Đời sống sinh hoạt:

Sử dụng nguyên vật liệu có nhiệt dung thấp và Albedo lớn trong xây dựng nhà ở, công trình công cộng nhất là các bức tường phía Tây và Đông. Nếu không, có thể dùng cây dây leo, cây cảnh nhằm hạn chế chiếu sáng trực tiếp vào trong công trình. Hơn nữa việc triển khai xây dựng “mái nhà xanh” (mái nhà sinh thái - trồng thực vật trên mái nhà) góp phần giảm nhiệt do một phần năng lượng hấp thụ được sử dụng để bốc hơi nước thay vì để nhiệt mái nhà và không khí lắng đọng. Đồng thời “mái nhà xanh” còn hấp thụ CO2, lọc khí bụi ô nhiễm, cung cấp O2, làm mát không khí bên trong ngôi nhà, giảm nhu cầu sử dụng điều hòa không khí.

Thay đổi thói quen sinh hoạt bất lợi, phù hợp với thay đổi khí hậu. Xây dựng không gian, môi trường sống xanh, sạch, đẹp và thoáng đãng nhằm giảm lây nhiễm và phát tán dịch bệnh, tăng cường sức khỏe.

Tiết kiệm sử dụng nước: dùng vừa đủ, tránh rò rỉ nước và tận dụng nước mưa .... Ngoài ra, việc giảm tiêu thụ và chi tiêu, ăn uống thông minh như ăn nhiều rau quả, sử dụng thực phẩm sản xuất tại địa phương và đúng thời vụ, sử dụng túi bền ... Người lao động làm việc gần nhà, tăng cường và tham gia trồng cây xanh ... cũng là những hành động đáng kể góp phần giảm thiểu và thích ứng với BĐKH.

- Quá trình nghiên cứu và triển khai:

Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ và phương pháp mới về thích ứng.

Phát triển hệ thống quan trắc khí tượng, thủy văn bề mặt, lưới trạm môi trường phục vụ nghiên cứu đầy đủ về khí tượng, đánh giá chất lượng và kiểm soát môi trường.

Đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai công nghệ mới của nhân loại phục vụ sản xuất, đời sống nhằm giảm thiểu, thích ứng với BĐKH.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi khí hậu vùng trung du và miền núi Bắc Bộ thời kì 1970 - 2010 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w