6. Cấu trúc khóa luận
2.2.2. Hoạt động sản xuất công nghiệp xây dựng
Trong hoạt động công nghiệp của vùng thì đáng chú ý nhất chính là công nghiệp khai thác khoáng sản. Vùng trung du miền núi Bắc Bộ có nguồn tài nguyên phong phú và đang được khai thác mạnh mẽ. Chính việc khai thác nguồn tài nguyên này đã tạo cho công nghiệp của vùng một bước phát triển mới. Song cũng chính từ các hoạt động khai thác khoáng sản nơi đây đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng góp phần không
nhỏ gây lên BĐKH. Tại hầu hết các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ có các mỏ khai thác khoáng sản đều đang diễn ra sự phá hủy môi trường.
- Trên địa bàn của tỉnh Bắc Kạn có hơn 40 điểm khai thác chì, kẽm, vàng và đá không thực hiện tốt các quy định bảo vệ môi trường. Lượng bùn thải, nước thải đổ thẳng ra các dòng suối làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của người dân địa phương. Một số mỏ vàng khai thác trái phép ở các huyện Ngân Sơn, Na Rì, Chợ Mới, lượng bùn thải đổ tuỳ tiện và không được xử lý nên bốc mùi hôi thối. Theo Sở Công nghiệp Khoa học Công nghệ Môi trường tỉnh Bắc Kạn, hiện nay hầu hết các đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh chưa xây dựng được các quy định rõ ràng về bảo vệ môi trường cũng như kế hoạch thực hiện thường xuyên các số liệu đo đạc, quan trắc về bảo vệ môi trường.
- Lào Cai hiện có 150 điểm khai thác cát, sỏi, đá vôi, apatít, đồng, cao lanh, quặng sắt, penpát, vàng ...của hơn 100 tổ chức và cá nhân. Hầu hết các điểm khai thác, sản xuất này đều nằm trong khu dân cư, bên các trục đường chính, bờ sông, suối, hoặc gần các công trình kiến trúc... Ở những mức độ khác nhau, tiếng ồn, độ rung, bụi khói và chất thải đã ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Các đơn vị sản xuất chưa quan tâm bảo vệ môi trường như lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; ít đầu tư xử lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản và sử dụng hoá chất gây ra. Tiêu biểu là việc khai thác vàng trái phép tại xã Minh Lương (huyện Văn Bàn), sản xuất phốt pho vàng tại Tằng Loỏng (Bảo Thắng) và một số cơ sở sản xuất giấy đế khác ở một số địa phương. Tại Trung tâm thành phố Lào Cai, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng do các xe vận tải chở đất đá kè sông, chở quặng sắt, vật liệu xây dựng quá tải chạy với tốc độ lớn rơi vãi xuống đường, làm đứt gẫy, hư hỏng đường đưa đến tình trạng: nắng thì bụi mù, mưa thì lầy lội. Người dân thành phố Lào Cai còn hứng chịu khói bụi từ nhà máy gạch tuy-nen công suất 5 triệu viên năm và nhà máy xi măng Cam Đường công suất 60.000 tấn/năm đặt ngay giữa lòng thành phố.
Ngoài hoạt động khai thác khoáng sản ở các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước – làm mất dần nguồn điều hòa độ ẩm, tăng cường các khí nhà kính thì việc khai thác rất nhiều các nhà máy điện cũng góp phần không nhỏ cho BĐKH của vùng.
Bảng 2.13. Một số nhà máy điện ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ Thủy điện
Nhà máy Công suất Tỉnh Tình trạng Trên sông
Bắc Hà 90MW Lào Cai
đang hoạt động
Chảy
Hòa Bình 1920MW Hòa Bình Đà
Nậm Chiến 200MW Sơn La suối Chiến
Sơn La 2400MW Sơn La Đà
Thác Bà 120MW Yên Bái Chảy
Tuyên Quang 300MW Tuyên Quang Gâm
Bản Chát 220MW Lai Châu
đang xây dựng
Nậm Mu
Huội Quảng 520MW Lai Châu và Sơn La Nậm Mu
Lai Châu 1200MW Lai Châu Đà
Nhiệt điện
Nhà máy Công suất Tỉnh Tình trạng
Na Dương 110MW Lạng Sơn
đang hoạt động
Cao Ngạn 116MW Thái Nguyên
Sơn Động 220MW Bắc Giang
Nguồn: Tập đoàn điện lực EVN
Hiện nay vùng có rất nhiều nhà máy điện đang hoạt động như nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Sơn La, nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn…; một số nhà máy khác đang trong thời gian thi công như: nhà máy thủy điện Bản Chát, Lai Châu, Huội Quảng …còn chưa tính đến rất nhiều dự án chưa tiến hành thi công. Trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng các nhà máy thủy điện để có thể xây các đập và hồ chứa thủy điện hàng trăm ha rừng đã bị phá bỏ. Điều đó đồng nghĩa với việc vùng trung du miền núi Bắc Bộ đã và đang dần mất đi các “bể hấp thụ” khí nhà kính. Điều này gây nguy cơ BĐKH ngày càng cao đối với vùng.
Không những vậy, khi xây dựng một loạt các nhà máy nhiệt điện và thủy điện thì hàng trăm ha đất nông nghiệp, thổ cư, sông suối cũng bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Chỉ riêng công trình thủy điện Lai Châu đã chiếm dụng trên 4000 ha đất trong đó trên 2000ha là đất lâm nghiệp (Bảng 2.13). Hay công trình nhiệt điện Lục Nam 50MW - Bắc Giang là công trình khá nhỏ nhưng cũng chiếm dụng 45ha đất nông nghiệp và thổ cư.
Bảng 2.14. Diện tích đất bị chiếm dụng của dự án xây dựng công trình thủy điện Lai Châu (ha)
Tổng màuĐất Đất lúa Tổng rừngĐất I Vùng hồ 32.15 518.86 269.26 249.60 2044.19 345.90 1367.60 3963.00 1 Nậm Hằng 0.07 11.40 9.40 2.00 251.30 0.50 93.40 356.17 2 Mường Mô 17.40 295.12 183.62 111.50 1255.09 153.90 424.20 1991.81 3 Can Hồ 5.43 69.70 23.30 46.40 287.20 82.40 237.70 600.03 4 Bum Tở 0.30 29.10 26.10 67.90 97.30 5 TT Mường Tè 1.26 37.40 37.40 5.00 5.00 55.70 99.36 6 Nậm Khao 0.35 105.50 18.80 164.10 269.95 7 Mường Tè 7.34 105.24 52.94 52.30 106.00 59.20 268.90 487.48 8 Mù Cả 0.20 5.00 55.70 60.90 II Khu MBCT 1.50 58.50 51.40 7.10 120.00 180.00 Tổng 33.65 577.36 320.66 256.70 2164.19 345.90 1367.60 4143.00
Nguồn: Công ty tư vấn xây dựng Điện I
Việc thay đổi cơ cấu sử dụng đất nghĩa là sẽ làm thay đổi yếu tố cảnh quan, làm biến đổi bề mặt đệm. Điều này có thể trực tiếp ảnh hưởng đến chế độ nhiệt ẩm của khu vực. mà cụ thể ở đây là chuyển đất nông nghiệp, lâm nghiệp, sông suối sang đất công nghiệp với phần lớn sẽ là các công trình bê tông xuất hiện. Điều này sẽ góp phần không nhỏ làm tăng nhiệt độ và giảm độ ẩm của khu vực xung quanh.
Bên cạnh đó trong quá trình thi công và hoạt động của các nhà máy điện cũng sẽ làm ô nhiễm môi trường tự nhiên. Trong khi thi công các nhà máy điện sẽ sử dụng rất nhiều phương tiện, máy móc thiết bị như : Xe tải, máy ủi, máy xúc, máy đầm, máy khoan, máy phát điện...Các chất khí và dầu nhớt trong quá trình vận hành các thiết bị này chính là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường không khí. Chính là một trong những nguyên nhân làm tăng các khí nhà kính và nhiệt độ góp phần không nhỏ gây ra BĐKH. Không những vậy việc tăng đột ngột số công nhân viên mà chủ yếu là các chất thải từ lượng công nhân viên này cũng tác động không nhỏ tới môi trường. Tuy một số công nhân chỉ làm việc tại khu vực trong giai đoạn thi công nhưng một công trình nhà máy điện cũng mất vài năm để hoàn thành và đưa vào hoạt động. Trong khoảng thời gian đó môi trường tự nhiên của vùng đã bị ảnh hưởng rất lớn. Chỉ riêng đối với công trình thủy điện Lai Châu tại khu vực công trường, thời kỳ cao điểm nhất có
thể đạt đến 15.955 người. Với số lượng người như vậy thì theo tính toán hàng năm tổng tải lượng ô nhiễm đổ ra sông sẽ là 204 tấn BOD5, 89.7 tấn COD, 155 tấn SS.
Đặc biệt, trong giai đoạn vận hành nhà máy nhiệt điện, có rất nhiều chất gây ô nhiễm góp phần gây ra BĐKH:
- Khói thải lò hơi do đốt than để sản xuất điện có chứa nhiều bụi tro và các khí độc hại như SO2, NOx, CO và các hyđrôcacbon bay hơi.
- Các hợp chất hữu cơ bay hơi do sự rò rỉ trong quá trình rót, nạp, xuất nhiên liệu, vận chuyển bằng bơm, đường ống, van và khí chứa trong các bể chứa.
- Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải chứa các chất ô nhiễm như bụi than, SO2. NOx, CO, CO2, VOC và hơi chì.
- Mùi hôi của amoniac, hyđrazin và dầu mỡ từ khu vực các bình chứa.
Bụi và khí độc hại trong khói thải khi có mặt trong không khí sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khoẻ con người. Nhất là các khí SOx, NOx và CO2 là các chất khí không chỉ gây kích thích niêm mạc hô hấp, khi bị oxy hoá trong không khí và kết hợp với nước mưa sẽ tạo nên mưa axit gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của cây trồng, các thảm thực vật, vật liệu và các công trình xây dựng kiến trúc mà đây còn là những khí chủ đạo gây ra hiệu ứng nhà kính.
Mặc dù số lượng các khu công nghiệp của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ không nhiều và có quy mô không quá lớn so với một số vùng khác trong cả nước nhưng hoạt động của các ngành công nghiệp khác nhau ở các khu công nghiệp này cũng đóng phần nào gây ra sự ô nhiễm môi trường cũng như BĐKH của vùng. Tính đến tháng 10 năm 2009 toàn vùng có 17 khu công nghiệp thuộc địa bàn 10 tỉnh ở tiểu vùng Đông Bắc (bảng 2.15).
Bảng 2.15. Tình hình phát triển các KCN tại các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, tính đến tháng 10 năm 2009
Đơn vị: ha
Tên tỉnh số KCN quy hoạchDiện tích Diện tích sử dụng Diện tích đã cho thuê
Bắc Giang 5 1239 777 195
Cao Bằng 1 62 40 Hà Giang 1 255 173 Hòa Bình 1 300 Phú Thọ 2 506 392 138 Quảng Ninh 3 771 490 161 Thái Nguyên 1 320 Tuyên Quang 1 170 69 27 Yên Bái 1 138 82
Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2009
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, sự phát triển của KCN đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường. Với đặc thù là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, nếu công tác bảo vệ môi trường không được đầu tư đúng mức thì chính các KCN trở thành nguồn thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của cộng đồng xung quanh và tác động xấu lên hệ sinh thái nông nghiệp và thủy sinh. Đặc biệt việc tác động xấu tới môi trường nước và không khí sẽ góp phần không nhỏ gây ra BĐKH.
Đối với việc ô nhiễm môi trường nước mặt tại các khu công nghiệp và các khu vực xung quanh thì nước thải công nghiệp là nguyên nhân chính. Tuy nhiên mức độ gây ô nhiễm nặng hay nhẹ là do thành phần nước thải. Thành phần nước thải các KCN phụ thuộc vào ngành nghề của các cơ sở sản xuất trong KCN (Bảng). Thành phần nước thải của các KCN chủ yếu bao gồm các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng BOD, COD), các chất dinh dưỡng (biểu hiện bằng hàm lượng tổng Nitơ và tổng Phốtpho) và kim loại nặng.
Bảng 2.16. Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp (trước xử lý)
Ngành công nghiệp Chất ô nhiễm chính Chất ô nhiễm phụ
Chế biến đồ hộp, thủy sản,
rau quả, đông lạnh BOD, COD, pH, SS Màu, tổng P, N
Chế biến nước uống có cồn,
Chế biến thịt BOD, pH, SS, độ đục NH4+, P, màu Sản xuất bột ngọt BOD, SS, pH, NH4+ Độ đục, NO3-, PO43-
Cơ khí COD, dầu mỡ, SS, CN-, Cr, Ni SS, Zn, Pb, Cd
Thuộc da BOD5, COD, SS, Cr, NH4+, dầu
mỡ, phenol, sunfua N, P, tổng Coliform Dệt nhuộm SS, BOD, kim loại nặng, dầu mỡ Màu, độ đục
Phân hóa học pH, độ axit, F, kim loại nặng Màu, SS, dầu mỡ, N, P Sản xuất phân hóa học NH4+, NO3-, urê pH, hợp chất hữu cơ Sản xuất hóa chất hữu cơ, vô
cơ pH, tổng chất rắn, SS, Cl-, SO42- COD, phenol, F, Silicat, kim loại nặng
Sản xuất giấy SS, BOD, COD, phenol, lignin, tanin pH, độ đục, độ màu
Nguồn: Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, Lê Trình, NXB KHKT, 1997
Cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải từ các KCN đã góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm tại các sông, hồ, kênh, rạch trở nên trầm trọng hơn. Những nơi tiếp nhận nước thải của các KCN đã bị ô nhiễm nặng nề. Tại một số khu vực, do việc đầu tư hàng loạt các KCN không đi kèm hoặc chậm triển khai các biện pháp kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, chất lượng nước mặt của nguồn tiếp nhận đã diễn biến theo chiều hướng xấu đi. Lưu vực sông cầu là một trong những ví dụ điển hình. Nhiều đoạn sông thuộc lưu vực sông Cầu đã bị ô nhiễm nặng. Ô nhiễm cao nhất là đoạn sông Cầu chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên, đặc biệt là tại các điểm thải của Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ, Khu Gang thép Thái Nguyên,... chất lượng nước không đạt QCVN. Tiếp đến là đoạn sông Cà Lồ, hạ lưu sông Công, chất lượng nước không đạt QCVN giới hạn A và một số yếu tố không đạt QCVN giới hạn B.
Đối với môi trường không khí, các khí thải ô nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do hai nguồn: quá trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất (nguồn điểm) và sự rò rỉ chất ô nhiễm từ quá trình sản xuất (nguồn diện). Tuy nhiên, hiện nay, các cơ sở sản xuất chủ yếu mới chỉ khống chế được các khí thải từ
nguồn điểm. Ô nhiễm không khí do nguồn diện và tác động gián tiếp từ khí thải, hầu như vẫn không được kiểm soát, lan truyền ra ngoài khu vực sản xuất, có thể gây tác động đến sức khoẻ người dân sống gần khu vực bị ảnh hưởng.
Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí đặc trưng theo từng loại hình công nghệ. Rất khó xác định tất cả các loại khí gây ô nhiễm, nhưng có thể phân loại theo từng nhóm ngành sản xuất chính tại các KCN như bảng 2.16.
Chất lượng môi trường không khí tại các KCN, đặc biệt các KCN cũ, tập trung các nhà máy có công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải, đã và đang bị suy giảm. Ô nhiễm không khí tại KCN chủ yếu bởi bụi, một số KCN có biểu hiện ô nhiễm CO, SO2 và tiếng ồn. Các KCN mới với các cơ sở có đầu tư công nghệ hiện đại và hệ thống quản lý tốt thường có hệ thống xử lý khí thải trước khi xả ra môi trường nên thường ít gặp các vấn đề về ô nhiễm không khí hơn.
Tình trạng ô nhiễm bụi ở các KCN diễn ra khá phổ biến, đặc biệt vào mùa khô và đối với các KCN đang trong quá trình xây dựng. Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh của các KCN qua các năm đều vượt QCVN. Tại KCN Cái Lân – Quảng Ninh hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh trong các năm 2006, 2007, 2008 lần lượt là 0.32 mg/m3, 0.68 mg/m3, 3.4 mg/m3. Tại một số KCN, do công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc do doanh nghiệp không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, hiện tượng ô nhiễm CO, SO2 và NO2 vẫn diễn ra.
Bảng 2.17. Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm
Loại hình sản xuất công nghiệp Thành phần khí thải
Tất cả các ngành có lò hơi, lò sấy hay máy phát điện đốt nhiên liệu nhằm cung cấp hơi, điện, nhiệt cho quá trình sản xuất
Bụi, CO, CO2, SO2, NO2, VOCs, muội khói…
Nhóm ngành may mặc: phát sinh từ công
đoạn cắt may, giặt tẩy, sấy Bụi, Clo, SO2
Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ kim loại
Bụi kim loại đặc thù, bụi Pb trong công đoạn hàn chì, hơi hóa chất đặc thù, hơi