Tác động đối với môi trường tự nhiên của vùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi khí hậu vùng trung du và miền núi Bắc Bộ thời kì 1970 - 2010 (Trang 67 - 68)

6. Cấu trúc khóa luận

3.1.1.Tác động đối với môi trường tự nhiên của vùng

Toàn bộ các môi trường tự nhiên là một thể thống nhất và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi một thành phần trong hệ thống bị tác động thì toàn bộ các thành phần khác của hệ thống cũng bị ảnh hưởng theo. Vì vậy, BĐKH đã tác động đến các thành phần của môi trường tự nhiên như một phản ứng dây truyền.

- BĐKH tác động rất lớn đối với tài nguyên nước. Nó làm thay đổi sự phân bố tài nguyên nước, dòng chảy sông ngòi, chất lượng cũng như việc cung cấp nước. Trên các sông, do ảnh hưởng của việc gia tăng nhiệt độ kết hợp với những biến đổi phức tạp của lượng mưa có thể gây ra tình trạng thiếu nước, cạn kiệt dòng chảy vào thời kỳ mùa khô; nhưng vẫn có nguy cơ gia tăng dòng chảy lũ vào mùa mưa. Hiện nay trên các sông Lô, sông Đà, Kỳ Cùng ... dòng chảy lũ ngày càng bất thường vào thời kỳ mùa mưa, trong khi mùa kiệt lại trở nên sâu sắc và khan hiếm nước hơn. Ngoài ra những dòng chảy thất thường đôi khi cũng tạo điều kiện cho những vùng nước ô nhiễm mở rộng phạm vi.

- Nhiệt độ tăng cao làm quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn. Độ ẩm trong đất giảm, quá trình chuyển hóa các chất trong đất khó xảy ra. Gây ra tình trạng đất có chất dinh dưỡng nhưng cây không thể hấp thụ. Mùa mưa, trong khi các huyện miền núi xuất hiện xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất thì những vùng đất thấp màu mỡ lại ngập úng, đất glây hóa, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp

- Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng lớn đối với các hệ sinh thái, đa dạng sinh học của vùng. Trong tự nhiên một số loài sẽ có thể thích ứng với BĐKH trong khi một số loài khác không thích ứng nổi sẽ suy thoái dần. Có rất nhiều loài sinh vật vốn rất nhạy cảm với các điều kiện khí hậu, hoặc đã ở trong tình trạng nguy cơ cao, BĐKH sẽ là mối nguy hại lớn đối với chúng. BĐKH – nhiệt độ tăng cao, kết hợp với ánh sáng dồi dào sẽ thúc đẩy quá trình quang hợp dẫn đến tăng cường quá trình đồng hóa của cây xanh. Đặc biệt, hàm lượng CO2 tăng sẽ góp phần làm tăng sự phát triển hệ sinh thái rừng. Tuy vậy, do tốc độ bốc thoát hơi tăng lên nên độ ẩm đất sẽ giảm, kết quả là chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể sẽ giảm đi. Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài thực vật quan trọng như: trầm hương, hoàng đàn… có thể bị suy kiệt. Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn (tiêu biểu là tỉnh Lào Cai) là vùng có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên của cả nước, có nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Nóng

lên toàn cầu sẽ làm giảm tính đa dạng sinh học không chỉ đối với các loài động thực vật nhiệt đới tồn tại ở giới hạn trên của điều kiện nhiệt độ thích nghi, mà đặc biệt, còn đối với các loài động vật á nhiệt đới và ôn đới đang có nguy cơ tuyệt chủng. Vùng này còn thường xuyên chịu tác động của những hiện tượng khí hậu, như mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, khô nóng và hạn hán.Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh phá hoại cây rừng. Đối với các sinh vật thuỷ sinh khi nhiệt độ nước tăng sẽ ảnh hưởng đến tập tính sinh học của sinh vật. Nhiều loài di chuyển xuống sâu hoặc đi nơi khác, làm thay đổi cấu trúc phân bố thủy sinh vật theo chiều thẳng đứng. Quá trình khoáng hóa và phân hủy chất hữu cơ mạnh hơn, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn, hơn nữa do tiêu tốn nhiều năng lượng cho hô hấp nên chất lượng thủy sản suy giảm. Đặc biệt dưới tác động của BDDKH nguy cơ ô nhiễm môi trường nước sẽ mở rộng, chất lượng nước giảm điều này sẽ làm suy giảm môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

- Môi trường không khí đóng vai trò là nơi chứa đựng thành phần quan trọng của sự sống cũng chịu tác động của BĐKH. Nhiệt độ tăng cao cũng sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như khói bụi, các khí độc hại, cũng như các khí nhà kính phát tán mạnh hơn, xa hơn trong môi trường không khí.

Như vậy BĐKH hậu có tác động không nhỏ đối với các môi trường tự nhiên. Và khi nó tác động đến một môi trường nào đó thì cũng sẽ kéo theo sự biến đổi của các thành phần khác trong tổng thể tự nhiên. Đặc biệt đối với TDMNBB diện tích rừng một tác nhân quan trọng làm hạn chế ảnh hưởng của BĐKH đang có nguy cơ suy giảm thì tác động của BĐKH đối với các thành phần tự nhiên ngày càng rõ rệt và khốc liệt hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi khí hậu vùng trung du và miền núi Bắc Bộ thời kì 1970 - 2010 (Trang 67 - 68)