Biện pháp giảm nhẹ tác động của BĐK Hở TDMNBB

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi khí hậu vùng trung du và miền núi Bắc Bộ thời kì 1970 - 2010 (Trang 76 - 80)

6. Cấu trúc khóa luận

3.2.1.Biện pháp giảm nhẹ tác động của BĐK Hở TDMNBB

IPCC cho rằng: Giảm nhẹ có nghĩa là sự can thiệp của con người nhằm làm giảm nguồn phát thải khí nhà kính, hoặc cải thiện các bể chứa khí nhà kính. Theo tác giả, để giảm nhẹ BĐKH, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ cần tập trung vào các lĩnh vực sau: - Trong lĩnh vực năng lượng:

Nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng. Sử dụng tiết kiệm trong chiếu sáng, thay thế bóng chiếu sáng sợi đốt vonfram bằng bóng đèn compact, đèn LED thì có thể giảm tổng năng lượng tới trên 38% vì ở loại đèn sợi đốt 95% lượng điện tiêu thụ dưới dạng tỏa nhiệt chỉ < 5% là để phát sáng.

Tiết kiệm và nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng trong công nghiệp: Cung cấp dịch vụ năng lượng hiệu quả; nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị nồi hơi; sử dụng rộng rãi mô tơ công nghiệp hiệu suất cao; tận thu nguồn nhiệt thải.

Quản lí tốt phụ tải điện, giảm thất thoát trong truyền tải và phân phối điện.

Phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (NLTT), sạch nhằm thay thế cho năng lượng có nguồn gốc hóa thạch. TDMNBB là một trong những vùng giàu tiềm năng về phát triển nguồn năng lượng tái tạo nhất cả nước. Lĩnh vực khai thác NLTT đã được triển khai khai thác ở TDMNBB nói riêng và cả nước nói chung là các nguồn thuỷ điện nhỏ. Theo số liệu thống kê của Viện Năng Lượng, hiện nay cả nước ta có khoảng trên 120 nghìn tổ máy thuỷ điện nhỏ, với công suất từ 0,1 - 5kw, tổng công suất khoảng 20 - 25 MW. Hàng năm cho sản lượng 18 - 20 triệu kw/h, trong đó có tới 50% số trạm tập trung ở các tỉnh TDMNBB. Một nguồn năng lượng cũng đã được sử dụng, nhưng phổ biến trong các lĩnh vực khác hoặc chưa dùng cho mục đích tạo NLTT là sinh khối với nhiều dạng: gỗ, sản phẩm phụ của ngành lâm nghiệp như mùn cưa, chất thải nông nghiệp như rơm, phân chuồng, chất thải thực vật từ công viên, vườn, cây lề đường. Tiềm năng năng lượng sinh khối bao gồm gỗ, củi, rơm rác, phụ phẩm nông nghiệp... Ngoài ra TDMNBB còn có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng khí sinh học, năng lượng mặt trời với quy mô gia đình.

Bên cạnh những nguồn NLTT trên TDMNBB còn có tiềm năng lớn phát triển nhiên liệu sinh học. Vùng có tiềm năng về một số loại cây trồng cung cấp nguyên liệu sản xuất cồn sinh học như lúa, ngô, sắn, khoai và mía. Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển nhiên liệu sinh học ở vùng là hướng tích cực và hoàn toàn khả thi.

Một giải pháp về năng lượng trong lĩnh vực thuỷ lợi cho TDMNBB đó là việc sử dụng bơm va, bơm thuỷ luân. Loại bơm này sử dụng trực tiếp năng lượng của dòng chảy mà không dùng bất kỳ nguồn năng lượng nào khác, có thể bơm nước lên cao 9m. Loại bơm này rất thích hợp với địa hình dốc của TDMNBB.

- Trong giao thông vận tải:

Phát triển công nghệ sản xuất, tạo ra chủng loại xe có hiệu suất sử dụng nhiên liệu cao, hoặc chạy bằng Etanol, điện hỗn hợp, hiệu ứng bật lại .... và khuyến khích người dân sử dụng. Nghiên cứu và ứng dụng nguồn nhiên liệu sinh học (cồn sinh học, diesel sinh học) thay thế cho các nguồn nhiên liệu đang được sử dụng hiện nay.

Phát triển giao thông công cộng: phát triển hệ thống xe buýt ở các đô thị, khu vực trường học, phát triển tàu điện ngầm, đường sắt trên cao cũng là một giải pháp tốt nhằm tránh tiêu hao năng lượng và phù hợp với địa hình vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, nắn thẳng trục đường, xây dựng đường tránh ngầm hoặc trên cao đối với khu vực đô thị. Xây dựng các tuyến đường hầm xuyên núi trên các tuyến đường giao thông huyết mạch, quan trọng của vùng.

Kiểm soát khí thải và nâng cao tiêu chuẩn khí thải cho phương tiện giao thông. Khuyến khích sử dụng các phương tiện thô sơ trong hoạt động cá nhân và tham gia giao thông trên cự li gần. Giảm ngày làm việc/dồn ép tuần làm việc, tăng cường làm việc tại nhà thông qua máy tính đàu cuối (Telecommute) nhằm hạn chế và giãn mật độ tham gia giao thông.

- Trong nông - lâm nghiệp:

Xây dựng, phát triển kĩ thuật sản xuất mới vừa tăng năng suất, chất lượng nông sản vừa giảm khí thải nhà kính. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lai tạo các giống cây trồng mới nhằm giảm thiểu việc phát thải các khí nhà kính trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Như chọn giống lúa ngắn ngày có năng suất, có chất lượng cao, lựa chọn các biện pháp gieo thẳng thay cho cấy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển những hướng sản xuất cây trồng mới.

Nghiên cứu, đẩy mạnh chế biến thức ăn gia súc, đồng thời chọn giống gia súc có năng suất, chất lượng cao. Quản lí chăn nuôi, trồng trọt, phân bón hiệu quả nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Bảo vệ vốn rừng tự nhiên (đặc biệt là các vườn quốc gia), rừng trồng hiện có. Hạn chế khai thác, phá rừng tự nhiên, phòng chống cháy rừng. Tích cực trồng mới, phủ xanh đất trống đồi trọc nhằm ổn định và mở rộng các bể chứa hấp thụ khí nhà kính.

Ổn định cơ cấu diện tích ba loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.

Kết hợp đồng bộ các chính sách xã hội: giao đất, gieo rừng, định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo. Thu hút đông đảo hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng và tham gia nghề rừng.

- Trong công nghiệp - xây dựng:

Đầu tư trang thiết bị công nghệ trong các hoạt động công ngiệp cũng như khai thác nhằm giảm thiểu việc phát thải khí nhà kính và tiết kiện năng lượng.

Quy hoạch một cách khoa học các hoạt động công nghiệp đặc biệt với vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là hoạt động khai thác khoáng sản và việc xây dựng các nhà máy điện.

Thực hiện hợp tác cải tiến công nghệ, thu hồi các khí nhà kính trong quá trình sản xuất và khai thác. Biện pháp này rất có ý nghĩa đối với vùng khai thác khoáng sản.

- Trong đời sống sinh hoạt:

Giảm nhanh sự gia tăng dân số, xây dựng gia đình quy mô nhỏ nhằm giảm sức ép nhu cầu vật chất, năng lượng, nhà ở cũng như môi trường ...

Cải tiến bữa ăn và tập quán ăn của người dân sao cho thức ăn gồm nhiều loại hoa màu thực phẩm, không phải chủ yếu là gạo, bảo đảm cung cấp đủ năng lượng calo cần thiết cho cơ thể, nhằm giảm sức ép đối với việc trồng lúa, chuyển diện tích trồng lúa sang trồng màu và các cây trồng khác.

Giảm dần sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong đun nấu, sinh hoạt như: than, gỗ củi và gas.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả bằng cách: Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện (thiết bị mới, động cơ nhiều nấc tốc độ, đèn Compact và đèn LED); lắp đặt thiết bị hợp lí và khoa học; điều chỉnh thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình (tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, máy giặt, ti vi, máy tính, bàn là, ...)

Xây dựng hố xí hợp vệ sinh, tận dụng năng lượng từ hầm biogas.

Giảm thiểu, phân loại, thu gom kịp thời và triệt để rác thải sinh hoạt. Sử dụng lại và tăng cường tái chế. Thu hồi metan và nhiệt thải từ các bãi rác của thành phố.

Tăng cường sử dụng các phương tiện thô sơ trong hoạt động hàng ngày như đi lại với khoảng cách gần, chuyên chở nhẹ, đi học, hay đưa con đi học.

Tăng cường học hỏi, không ngừng sáng tạo các biện pháp, phương tiện, thiết bị phục vụ đời sống, sinh hoạt thường ngày nhằm giảm nhẹ biến đổi khí hậu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, trong các lĩnh vực trên, việc sử dụng năng lượng được xem là khâu chủ yếu nhất để giảm nguồn phát thải khí nhà kính: giảm sử dụng và tiết kiệm ... Hơn nữa, những phát triển đột phá và toàn diện về giao thông vận tải cũng sẽ góp phần giảm thiểu tỉ lệ lớn khí thải nhà kính. Đặc biệt đối với vùng trung và du miền núi Bắc Bộ thì việc phát triển, bảo tồn các bể hấp thụ khí nhà kính cũng có ý nghĩa rất quan trọng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi khí hậu vùng trung du và miền núi Bắc Bộ thời kì 1970 - 2010 (Trang 76 - 80)