Tác động đối với sức khỏe cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi khí hậu vùng trung du và miền núi Bắc Bộ thời kì 1970 - 2010 (Trang 74 - 76)

6. Cấu trúc khóa luận

3.1.3. Tác động đối với sức khỏe cộng đồng

Bên cạnh tác động đến sản xuất nông nghiệp, biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến các khía cạnh khác nhau như tính mạng và sức khỏe, nhà cửa, tài sản, thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội để nâng cao kiến thức của đồng bào dân tộc thiểu số vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Thiên tai diễn ra ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ ngày càng diễn ra với tần suất cao hơn và cường độ nặng hơn. Theo báo cáo quốc gia về giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam (2005), trong vòng 10 năm từ 1994 – 2003 ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có 453 người chết hoặc mất tích, 277 người bị thương và hàng chục nghìn người bị ảnh hưởng tâm lý và kinh tế; ước tỉnh tổng thiệt hại cơ sở hạ tầng lên đến 1,700 tỷ đồng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy từ năm 2001 đến 2008, có đến 438 người chết và 102 người bị thương do lũ quét diễn ra tại các huyện của tỉnh Hà Giang (Dang Thu Phuong. et al., 2009). Đợt sạt lở đất ở Bắc Kạn vào năm 2008 gây chết 41 người và phá hủy 1300 ngôi nhà (Center for Sustainable Rural Development., 2009). Cũng tại tỉnh Bắc Kạn

ước tính tổng thiệt hại do thiên tai gây ra vào năm 2006, 2007 và 2008 lần lượt là 99.8; 30.9 và 94.8 tỷ đồng, đặc biệt là đợt rét đậm rét hại vào năm 2008 gây thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng do gia súc gia cầm chết và diện tích lúa phải gieo trồng lại. Tổng số ngôi nhà bị phá hũy lần lượt trong 3 năm nêu trên lần lượt là 2230; 4440 và 2340 ngôi nhà. Đợt lũ quét và ngập úng vào tháng 5 năm 2009 gây thiệt hại khoảng 20 tỷ đồng. Tại tỉnh Hà Giang tổng thiệt hại do thiên tai năm 2010 ước tính 150 tỷ đồng, trong đó đợt rét năm 2010 đã gây thiệt hại ước tính đến gần 100 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là thiệt hại về gia súc, lúa mạ và cây cao su (Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang., 2011)

Thu nhập của người dân ở miền núi phía Bắc chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong khi đó, tình trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên lại luôn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp đến thiên nhiên, làm hạn chế sự tiếp cận của người dân đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên do vậy ảnh hưởng đến thu nhập của họ.

Song song với những tác động trực tiếp, biến đổi khí hậu gây những tác động gián tiếp như làm cô lập và hạn chế tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm, hạn chế sự tiếp cận của người dân đến các dịch vụ phúc lợi xã hội từ đó làm cho tính tổn thương ngày càng trầm trọng hơn. Trẻ em không thể đến trường trong và sau khi thiên tai diễn ra là hiện thường thấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Như đã đề cập ở trên vùng núi phía Bắc là nơi có tỷ lệ nghèo cao so với cả nước, biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo thông qua việc giảm khả năng sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, giảm tính chống chựu của hộ. Hơn thế nữa hạn chế tiếp cận thị trường làm hạn chế các hoạt động đa dạng hóa thu nhập (như và một hình thức ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu) để bù đắp lại sự tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn thu nhập chính của người dân miền núi.

Thiên tai như lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại tính mạng con người, các hình thức khác của biến đổi khí hậu, ví dụ khi nhiệt độ tăng cao hoặc xuống thấp thường ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là trẻ em. Một số bệnh phổ hiến như ho, sốt và tiêu chảy.

Nhiệt độ thay đổi cũng làm hạn chế sự tiếp cận của người dân đến nguồn tài nguyên thiên nhiên từ đó ảnh hưởng đến sinh kế của họ. Nhiệt độ tăng cao và kéo dài gây hạn hán, làm hạn chế nguồn nước, đặc biệt là các hộ gia đình sống ở vùng cao, từ đó ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe đồng thời tăng gánh nặng cho phụ nữ và trẻ em trong việc đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho gia đình.

Biến đổi khí hậu làm hạn chế các nguồn thu nhập tại địa phương, ví dụ giảm diện tích đất canh tác từ đó giảm nguồn thu nhập. Để bù đắp sự giảm nguồn thu nhập này một số hộ lựa chọn giải pháp di cư lên các thành phố lớn để tìm kiếm công việc làm. Sự di cư này mang lại một số ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ gia đình và xã hội. Thông thường zam giới được lựa chọn di cư, điều này có thể làm tăng tính tổn thương của hộ trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu do chỉ có phụ nữ và trẻ em ở nhà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi khí hậu vùng trung du và miền núi Bắc Bộ thời kì 1970 - 2010 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w