Giáo dục biến đổi khí hậu ở TDMNBB

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi khí hậu vùng trung du và miền núi Bắc Bộ thời kì 1970 - 2010 (Trang 88 - 102)

6. Cấu trúc khóa luận

3.3.2.Giáo dục biến đổi khí hậu ở TDMNBB

a. GDBĐKH qua môn Địa lý ở nhà trường phổ thông

Tại Việt Nam, kiến thức về giáo dục môi trường, biến đổi khí hậu tuy không tổ chức thành môn học cụ thể nhưng được đưa vào chương trình giáo khoa theo hướng tích hợp, lồng ghép (dưới ba dạng: tích hợp toàn phần; tích hợp, lồng ghép bộ phận; liên hệ) ở các cấp học. Ở Tiểu học, các đơn vị kiến thức này được tích hợp và lồng ghép ở các phân môn Địa lí và Lịch sử, Kể chuyện, tìm hiểu Tự nhiên – Xã hội; Đạo đức,… Ở cấp THPT và THCS được tích hợp trong các môn như Sinh học, Địa lí, Vật lí, Hóa học, hướng nghiệp,… với nội dung và thời lượng khá nhiều. Tuy nhiên TDMNBB có điều kiện giáo dục cũng rất khác nhau giữa các đô thị, trung du và miền núi. Vì vậy việc tiến hành giáo dục BĐKH cần linh hoạt đối với điều kiện của từng địa phương cụ thể. Trong phạm vi đề tài khóa luận, tác giả đề xuất một số biện pháp GDBĐKH qua môn Địa lý trong nhà trường.

* Nguyên tắc GDBĐKH trong nhà trường phổ thông

- Đảm bảo mục tiêu GDBĐKH phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung.

- Hướng GDBĐKH tới việc cung cấp chi học sinh những kiến thức liên quan đến BĐKH và những kỹ năng ứng phó với những thiên tai do BĐKH gây ra hay ảnh hưởng, phù hợp với tâm, sinh lí từng lứa tuổi.

- Nội dung GDBĐKH cần chú trọng các vấn đề thực tiễn, gắn với địa phương, đất nước phù hợp với lứa tuổi học sinh.

- Phương pháp GDBĐKH đảm bảo tạo điều kiện cho học sinh chủ động tham gia vào quá trình học tập, tác cơ hội phát hiện các vấn đề liên quan đến BĐKH và tìm hướng giải quyết.

- Tận dụng các cơ hội GDBĐKH nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung và không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian bài học. * Mục tiêu và nội dung GDBĐKH trong nhà trường phổ thông

Việc nghiên cứu và GDBĐKH trong nhà trường phổ thông nhằm làm cho học sinh có những hiểu biết và nhận thức về BĐKH trên toàn cầu và những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ đó, các em có những hành động thích hợp tham gia vào các hoạt động về ứng phó với BĐKH nói riêng và với thiên tai nói chung.

Mục tiêu cao nhất của nghiên cứu và giáo dục BĐKH là học sinh có được một ý thức trách nhiệm cao và có các hành động cụ thể, sáng tạo để cải thiện môi trường, ứng phó với BĐKH. Vì vậy GDBĐKH phải có những phương pháp thích hợp giúp cho người học phát huy tính tích cực, tự giác trong việc tìm ra chi thức.

Về mặt nội dung, GDBĐKH cần được đổi mới và chuyển hoá theo những định hướng được UNESCO phát triển, giáo dục PTBV và BĐKH cần liên kết 3 trụ cột chính: - Kiến thức và kỹ năng: GDBĐKH trang bị cho người học những sự kiện, mức độ của sự biến đổi (tuy nhiên cả những ưu điểm của xã hội xanh và lành mạnh), các hậu quả, giải pháp có thể thực hiện. GDBĐKH cũng cần được thực hiện theo tiếp cận liên môn. - Giá trị và sáng tạo: những giá trị cần khuyến khích khi GDBĐKH là trở thành công dân toàn cầu, có cảm xúc cá nhân thuộc về một hành tinh một cộng đồng nhân đạo, yêu và bảo vệ hoà bình...

- Sự thay đổi hành vi, thái độ và năng lực của người công dân: đây được xem là nội dung và mục tiêu hàng đầu của GDBĐKH. Sự thay đổi trong kiến thức và kỹ năng cần phải dẫn tới sự thay đổi hành vi, thái độ của người học theo những định hướng của sự PTBV trong lĩnh vực BĐKH.

* Các hình thức và phương pháp GDBĐKH qua môn Địa lý ở nhà trường phổ thông. Đối với nội dung môn Địa lý trong các nhà trường phổ thông hiện nay thì việc tích hợp nội dung BĐKH chỉ có thể tiến hành ở 2 mức độ là tích hợp bộ phận và liên hệ đối với các tiết giảng trên lớp. Tuy nhiên việc GDBĐKH qua môn Địa lý trong nhà trường phổ thông có thể thực hiện cả 3 mức độ: tích hợp toàn phần, bộ phận và liên hệ thông qua 2 hình thức là dạy học nội khoá và dạy học ngoại khoá.

- Hình thức dạy học nội khoá: Việc khai thác nội dung có liên quan đến BĐKH trong bài học để tiến hành giáo dục cho học sinh được tiến hành bằng các phương pháp khác nhau. Trong đó có thể sử dụng một số phương pháp có hiệu quả như: thuyết trình với sự tham gia tích cực của học sinh; đàm thoại gợi mở; khảo sát, điều tra; tranh luận;

thảo luận; động não.... Đây là những phương pháp đề cao hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh trong học tập.

Tuy nhiên tuỳ theo từng đối tượng học sinh và đặc điểm học tập của từng địa phương mà việc tiến hành tích hợp, lồng ghép nội dung BĐKH vào bài giảng sao cho phù hợp. Ví dụ như cùng phương pháp đàm thoại gợi mở nhưng đối với những HS khu vực đô thị thì do có thể tiếp xúc với các phương tiện hiện đại như internet, truyền hình, sách báo nên khi tiến hành đàm thoại giáo viên có thể mở rộng phạm vi kiến thức phát vấn còn đối với học sinh vùng sâu vùng xa, con em các dân tộc thiểu số thì nội đàm thoại về BĐKH chỉ nên dừng lại ở những biểu hiện cụ thể ở địa phương.

- Hình thức dạy học ngoại khoá: là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt buộc trong chương trình, hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay số đông học sinh có hứng thú, yêu thích các vấn đề cần tìm hiểu và ham muốn tìm tòi sáng tạo các nội dung học tập bộ môn, dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Cũng giống như hình thức dạy học nội khoá, hình thức dạy học ngoài khoá mặc dù rất da dạng và phong phú trong phương thức hoạt động nhưng cũng cần chú ý đến từng đối tượng học sinh (lứa tuổi và điều kiện học tập), đặc điểm giáo dục của từng địa phương. Đối với TDMNBB có thể phân chia thành 2 nhóm học sinh chính là:

+ Nhóm 1: Những học sinh ở khu vực (đô thị, ven đô) có thể tiếp cận với các phương tiện giáo dục hiện đại

+ Nhóm 2: Những học sinh (nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, con em các

dân tộc thiểu số) không có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện giáo dục hiện đại. Từ thực tế giáo dục ở TDMNBB có thể thấy việc tiến hành GDBĐKH ở khu vực các đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi, vùng sâu vùng xa rất khó khăn do chất lượng cuộc sống và điều kiện giáo dục còn rất hạn chế. Vì vậy việc tìm ra được hình thức GDBĐKH có thể áp dụng với những học sinh ở khu vực này đòi hỏi kinh nghiệm, sự nhiệt tình và sáng tạo không ngừng của người giáo viên. Dưới đây là một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá:

Bảng 3.1. Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá

Hình thức Nội dung Đối tượng học sinh

Sinh hoạt Câu lạc bộ Thiên nhiên quanh em, biểu hiện của BĐKH ở địa phương và sự thích ứng của con người

Tháng/tuần chủ điểm về “Lối sống thân thiện, có trách nhiệm với môi trường”

Tìm hiểu cách giảm rác thải, phân loại rác, xử lý rác, bảo vệ HST, giảm khí thải độc hại...

Cuộc thi, giao lưu

Hát, thơ, đố vui, trò chơi, tiêu phẩm, đặt lời cho bài hát...về BĐKH và ứng xử thân thiện với môi trường.

Hoạt động ngoài trời Tham quan vườn bách thảo, vườn thú, bảo tàng, dã ngoại, cắm trại...

Chiến dịch, cuộc thi

Thi viết, vẽ về chủ đề GDBĐKH và ứng xử thân thiện với môi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường. Nhóm 1 + nhóm 2

Ngoài ra hai hình thức trên việc GDBĐKH trong nhà trường có thể thực hiện dưới hình thức cung cấp tư liệu là những cuốn sổ tay về biến đổi khí hậu với những hình thức thể hiện kiến thức bằng hình ảnh sinh động. Hình thức này có thể áp dụng với mọi đối tượng học sinh khác nhau chỉ cần lựa chọn nội dung sao cho thích hợp nhất.

b. GDBĐKH thông qua các hình thức giáo dục cộng đồng

Không chỉ GDBĐKH trong nhà trường mà việc GDBĐKH cũng cần được tiến hành thông qua các hình thức giáo dục cộng đồng. Đối với TDMNBB thì việc giáo dục cộng đồng cũng cần phải có các hình thức khác nhau đối với các đối tượng dân cư cụ thể. TDMNBB là vùng có thành phần dân cư, dân tộc rất phức tạp: có những khu vực dân cư tập trung ở các đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn, vùng ven các đô thị) có điều kiện tiếp cận với các phương tiện truyền thông, có thể áp dụng các hình thức truyền thông đa dạng, nhưng cũng có khu vực dân cư điều kiện sinh hoạt vật chất còn khó khăn, trình độ dân trí còn chưa cao; có tới 30 dân tộc khác nhau với những phong tục tập quán rât phong phú. Vì vậy khi tiến hành các công tác giáo dục cộng đồng cần lựa chọn các hình thức cho phù hợp.

- Đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu vực ven các đô thị có điều kiện tiếp xúc với các phượng tiện hiện đại thì việc GDBĐKH có thể tiến hành thông qua các chương trình truyền hình, đài phát thanh, đài, sách báo, thông qua các buổi sinh hoạt

động đồng (họp tổ dân phố, các buổi sinh hoạt của hội cựu chiến binh, hội phụ nữ...) với nhiều nội dung và phương thức đa dạng.

- Đối với khu vực các đồng bào dân tộc thuộc vùng sâu, vùng xa thì việc GDBĐKH chỉ có thể có thể thực hiện thông qua việc tuyên truyền về biến đổi khí hậu nhờ các tuyên truyền viên. Việc tuyên truyền về BĐKH đối với các đồng bào dân tộc thiểu số có thể tiến hành trong các buổi sinh hoạt của bản, làng. Nhưng việc GDBĐKH ở khu vực này cần chọn lọc nội dung sao cho gắn liền với thực tiễn tại địa phương của các dân tộc. Đồng thời khi tuyên truyền về GDBĐKH cần lưu ý đến những phong tục tập quán, những nét văn hoá truyền thống của các dân tộc để việc giáo dục được hiệu quả.

Việc GDBĐKH ở cả hai khu vực trên đều cần được quan tâm chú trọng nhưng nội dung GDBĐKH ở từng nơi lại những mức độ khác nhau. Chưa tính đến những khác biệt về điều kiện sinh hoạt vật chất, văn hoá chỉ riêng về vần đề liên quan đến nguyên nhân và tác động của BĐKH đã có sự khác nhau. Đối với các khu vực đô thị góp phần trong nguyên nhân gây ra BĐKH là việc làm gia tăng lượng khí nhà kính phát thải ra do các hoạt động công nghiệp và biểu hiện rõ nhất của BĐKH đối với các khu vực đô thị này là việc thay đổi môi trường sống. Vậy nên việc GDBĐKH ở đây cần tập trung vào việc tác động đến ý thức người dân nhằm hạn chế việc phát thải khí nhà kính và các biện pháp ứng phó phù hợp. Trong khi khu vực các dân tộc thiểu số thì chủ yếu do việc khai thác, chặt phá rừng góp phần làm giảm bể hấp thụ khí nhà kính dẫn đến việc gây ra BĐKH. Và biểu hiện ở rõ nhất của BĐKH ở khu vực này là việc các hiện tượng thời tiết cực đoan (lũ quét, sạt lở đất...) xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô và cường độ ngày càng lớn. Vì vậy đối với khu vực này cần tập trung tuyên truyền việc bảo vệ rừng, trồng rừng và các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đối với GDBĐKH ở TDMNBB thì việc phổ biến sâu rộng kinh nghiệm của người dân địa phương trong thích nghi và giảm thiểu tác động của BĐKH cũng cần được quan tâm và phát triển rộng rãi. Bởi những kinh nghiệm này gắn liền với thực tiễn của người dân TDMNBB. Trong các công tác giáo dục cần nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp nhằm giảm nhẹ, ứng phó với BĐKH ngay trong hoạt động hàng ngày của người dân.

KẾT LUẬN

Khóa luận đã mạnh dạn tập trung nghiên cứu những vấn đề mới mẻ, mang tính chất thời sự - BĐKH, tuy nhiên tác giả nghiên cứu ở quy mô vùng - TDMNBB. Điều này vừa có những thuận lợi về sự định hướng chung nhưng cũng khó khăn trong định hướng cho từng địa phương cụ thể, phân tích và đánh giá các mối quan hệ qua lại phức tạp giữa các nhân tố và yếu tố khí hậu, khí hậu và KT - XH. Dựa trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra cho khóa luận, tác giả đi đến kết luận:

- Kết quả đạt được của khóa luận:

+ Đánh giá hiện trạng BĐKH tại TDMNBB, thời kì 1970 - 2010.

Biến đổi của khí hậu TDMNBB mang những nét chung của BĐKH cả nước, khu vực và trên toàn cầu.

Các đặc trưng khí hậu của TDMNBB như: nhiệt độ, lượng mưa có sự biến đổi nổi bất nhất trong thời kì 1970 - 2010, nhưng không theo một quy luật nhất định, mỗi yếu tố, mỗi trạm khí tượng đều biễn biến khác nhau:

Nhiệt độ trung bình tháng VII và mùa hạ có xu thế tăng qua các thập kỉ nhưng không nhất quán giữa các trạm. Ngược lại, nhiệt độ trung bình tháng I và mùa đông tăng nhanh, thể hiện rõ xu thế. Nhiệt độ trung bình năm mặc dù có xu thế tăng rõ ràng với trị

số cao nhưng giá trị gia tăng không lớn bằng nhiệt độ trung bình tháng I và trong mùa đông.

Tổng lượng mưa năm có xu thế giảm. Lượng mưa trong mùa khô và mùa mưa đều giảm.

Xoáy thuận nhiệt đới có xu thế giảm rõ rệt.

+ Nguyên nhân gây BĐKH TDMNBB: dân số và mật độ dân số tăng nhanh, tập quán sinh hoạt và sản xuất nhất là các đồng dân tộc thiểu số trong quá khứ, cơ cấu sử dụng đất thay đổi, quá trình CNH và ĐTH đang ngày càng phát triển ... đã làm cho không gian sống thu hẹp, phát thải tăng, thay đổi các quy luật cân bằng nhiệt - ẩm, khí áp và gió. Tất nhiên, sự nóng lên toàn cầu, thay đổi của hoàn lưu chung như gió mùa, xoáy thuận nhiệt đới ... cũng làm BĐKH TDMNBB trong thời gian qua.

+ Tác động của BĐKH đến PTBV TDMNBB:

Làm thay đổi chức năng của các hệ sinh thái ở vùng trong điều tiết nhiệt, ẩm, đồng hóa chất thải, làm sạch môi trường, đảm bảo cân bằng tuần hoàn vật chất và năng lượng. Đồng thời, BĐKH còn làm trầm trọng thêm tình trạng ONMT của vùng ở một số địa phương.

Với đời sống KT - XH, ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH thể hiện rõ nhất trong đời sống sinh hoạt, sức khỏe dân cư và hoạt động sản xuất nông nghiệp của vùng. Sự tác động không chỉ dừng lại ở những thiệt hại do thiên tai, thời tiết cực đoan mà còn là những chi phí khổng lồ trong thích ứng với BĐKH vì một tương lai lâu bền.

- Một số hạn chế của khóa luận:

+ Do khó khăn về số liệu, phương pháp tiếp cận nghiên cứu cũng như trình độ tác giả còn hạn chế nên đề tài chưa định tính được những thay đổi của các đặc trưng khí hậu thuộc về biến đổi chung toàn cầu và thay đổi dị thường thuộc về địa phương. Trong biểu hiện của BĐKH TDMNBB chưa phân tích được những biến đổi về độ ẩm, các đợt không khí lạnh, số ngày mưa phùn của vùng.

+ Chưa lập được mô hình dự báo BĐKH TPHN trong 100 năm tới, cũng như những hệ lụy liên quan và đề xuất các giải pháp ứng phó.

Mong rằng những đóng góp xây dựng quý báu của các nhà khoa học, đồng nghiệp là cơ sở để đề tài hoàn thiện ở tầm cao mới khi tiếp tục được nghiên cứu, triển khai

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Báo cáo sơ bộ: kết quả tổng điều tra nông thôn,

nông nghiệp và thủy sản 2011, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[2] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010), Báo cáo môi trường quốc gia năm

2010, Tổng quan môi trường Việt Nam, Hà Nội.

[3] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2006), Sản xuất nông lâm kết hợp ở Việt

Nam, Hà Nội.

[4] Bộ tài nguyên và môi trường (2009), Báo cáo môi trường quốc gia 2009, Môi

trường KCN Việt Nam, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi khí hậu vùng trung du và miền núi Bắc Bộ thời kì 1970 - 2010 (Trang 88 - 102)