Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)

Một phần của tài liệu Giao an li 7.doc (Trang 32 - 33)

D. Quan sát đợ cở phía sau một vùng rõ hơn

2. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)

trầm)

- HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm: quan sát dao động và nghe âm phát ra. Từ đó trả lời câu C3

C3: - Phần tự do của thớc dài dao động chậm, âm phát ra thấp.

- Phần tự do của thớc ngắn dao động nhanh, âm phát ra cao.

- HS lắng nghe để nắm đợc cách làm thí nghiệm 3, quan sát và lắng nghe âm phát ra.

- Trả lời và thảo luận câu C4

C4: - Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động chậm, âm phát ra thấp.

- Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động nhanh, âm phát ra cao.

- HS hoàn thiện phần kết luận

Kết luận: Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng cao (thấp).

3. Vận dụng

- Cá nhận HS trả lời C5: Vật phát ra âm có tần số 70Hz dao động nhanh hơn và vật phát ra âm có tần số 50Hz phát ra âm thấp hơn.

- HS làm thí nghiệm với dây cao su từ đó trả lời C6

+ Dây căng ít: dao động chậm, tần số nhỏ, âm phát ra thấp.

+ Dây căng nhiều: dao động nhanh, tần số lớn, âm phát ra cao.

- HS trả lời C7 và kiểm tra bằng TN: Khi chạm vào hành lỗ ở gần vành đĩa âm phát ra cao hơn.

IV. Củng cố

- Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) phụ thuộc yếu tố nào? - Tần số là gì? Đơn vị của tần số?

- Hớng dẫn HS đọc mục: “Có thể em cha biết” và trả lời câu hỏi: Tai ngời có thể nghe đợc âm có tần số là bao nhiêu? Thế nào hạ âm, siêu âm? - Tại sao khi con lắc dao động mà ta lại không nghe thấy âm phát ra?

V. H ớng dẫn về nhà

- Học bài và làm bài tập 11.1- 11.5 (SBT). - Đọc trớc bài 12: Độ to của âm.

Ngày soạn: ……./ ……./ 07

Một phần của tài liệu Giao an li 7.doc (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w