CHƯƠNG VII I: TÌM HIỂU BÁO CÁO KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY LẮP MÁY (Trang 122 - 125)

II. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN VÀ CÁC CHỨNG TỪ VỀ TIÊU THỤ.

CHƯƠNG VII I: TÌM HIỂU BÁO CÁO KẾ TOÁN

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản và nguồn vốn, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của một doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng cung cấp những thông tin cần thiết cho việc đề ra những quy định các phương án kinh doanh tối ưu của chủ doanh nghiệp. Mặt khác báo cáo tài chính còn là tài liệu quan trọng cho các cơ quan chức năng để kiểm tra việc chấp hành các chính sách, chế độ thể lệ tài chính, trên cơ sở đó có biện pháp kịp thời hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện tốt các chính sách chế độ kinh tế tài chính. Ngoài ra báo cáo tài chính còn là tài liệu cần thiết cho các nhà đầu tư, người cho vay và các tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp.

Vì báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng như vậy nên bất kỳ một doanh nghiệp nào đã tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải lập báo cáo theo đúng trình tự của Bộ tài chính. Công ty lắp máy và xây dựng số 10 cũng không ngoại lệ. Cứ cuối mỗi quý hoặc mỗi năm Công ty đều phải lập báo cáo tài chính theo đúng trình tự và thời hạn quy định. Đối với báo cáo quý thì sau 15 ngày kể từ ngày cuối quý, còn báo cáo năm thì 20 ngày kể từ ngày cuối năm Công ty hoàn thành và gửi cho các cơ quan chức năng.

Báo cáo của Công ty gồm 4 phần. 1. Bảng cân đối kế toán

2. Báo cáo kết quả kinh doanh 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 4. Thuyết minh báo cáo tài chính. I. Bảng cân đối kế toán.

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính chủ yếu dùng để phản ánh khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản tại một điểm nhất định.

Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng nhất để phân tích đánh giá tình hình tài chính của Công ty.

- Phần tài sản - Phần nguồn vốn. 1.1. Phần tài sản.

Phần tài sản phản ánh toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, phần này gồm 2 loại.

Loại A : Phản ánh TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, gồm cả chỉ tiêu tiền các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và TSLĐ khác như tạmứng, chi phí trả trước.

Loại B - phản ánh TSCĐ và đầu tư dài hạn loại này gồm cả chỉ tiêu phản ánh TSCĐ, các khoản đầu tư dài hạn chi phí XDCBDD, các khoản ký quỹ ký cược dài hạn.

1.2. Phần nguồn vốn.

Phần nguồn vốn cũng bao gồm 2 loại : LoạiA : Nợ phải trả

Loại này phản ánh các khoản nợ ngắn hạn như vay ngắn hạn phải trả cho người bán, trả công nhân viên… Nợ ngắn hạn như vay dài hạn. Các khoản nợ khác như : chi phí phải trả - TS thừa chờ xử lý.

Loại B : Vốn chủ sở hữu.

Loại này phản ánh vốn chủ sở hữu bao gồm vốn và các quỹ như quỹ phát triển kinh doanh, quỹ dự trữ, quỹ phúc lợi nguồn kinh phí như : Kinh phí của cấp trên, kinh phí sự nghiệp năm trước, kinh phí sự nghiệp năm nay.

Trước khi lên bảng cân đối kế toán, kế toán cần phải kiểm tra phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán có liên quan khoá sổ và lấy số dư các tài khoản, đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan : số liếuổ kế toán tổng hợp và chi tiết và kiểm kê cuối kỳ.

Đối với đầu năm, kế toán lấy số liệu cuối kỳ của BCĐKT ngày 31/12 để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng.

Đối với số cuối kỳ những chỉ tiêu phản ánh ở phần tài sản được lên bằng cách lấy số dư nợ của TK cấp I hoặc cấp II trong sổ cái để ghi.

Những chỉ tiêu phản ánh ở phần nguồn vốn được lên bằng cách lấy số dư có của TK cấp I và cấp II tương ứng.

Đơn vị : Công ty lắp máy & XD số 10

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY LẮP MÁY (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w