Những hạn chế và nguyên nhân của chúng

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua thực tế một số trường Đại học và Cao đẳng ở Thành phố Hà Nội (Trang 69 - 75)

* Những hạn chế

Công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên trong thời gian qua tuy đạt đƣợc kết quả tích cực bƣớc đầu, song nhìn lai quá trình này cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập.

Nhận xét về vấn đề này Đảng ta chỉ rõ: “Vấn đề bức xúc nhất trong giáo dục nƣớc ta hiện nay là chất lƣợng giáo dục toàn diện, trƣớc hết là chất lƣợng giáo dục chính trị, lý tƣởng, đạo đức và lối sống, đặc biệt ở bậc cao đẳng, đại học. Chất lƣợng giáo dục, giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh, nhất là bậc đại học, nhìn chung còn thấp so với mục tiêu giáo dục, với yêu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và với trình độ của các nƣớc trong khu vực có mặt

còn sút kém. Nội dung, phƣơng pháp dạy đại học chƣa đáp ứng tốt yêu cầu chuẩn bị nhân lực cho công nghiệp hoá rút ngắn và trình độ chƣa theo kịp phát triển khoa học công nghệ hiện đại ” [19, tr. 40 - 41]. Gần đây, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (năm 2006) Đảng ta khẳng định: “những biểu hiện xa rời mục tiêu lý, tƣởng của chủ nghĩa xã hội chƣa đƣợc khắc phục.”

Từ thực tiễn của công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong thời gian qua cho thấy vẫn còn bộc lộ một số hạn chế chủ yếu sau:

- Công tác giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng trong các trƣờng đại học, cao đẳng còn tồn tại những bất cập, chƣa thực sự tạo đƣợc sự chuyển biến trong nhận thức của sinh viên.

Việc giáo dục đạo đức cho sinh viên vốn đƣợc thực hiện thông qua các môn khoa học xã hội và nhân văn, trƣớc hết là các môn khoa học Mác - Lênin. Nhƣng từ khi môn học tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc đƣa vào giảng dạy thì dƣờng nhƣ việc tuyên truyền giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh chỉ là nhiệm vụ của môn học tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, thiếu sự phối hợp của các lĩnh vực khoa học khác.

Là môn học mới nên việc giảng dạy gặp phải tình trạng thiếu giảng viên hoặc giảng viên chƣa đạt chuẩn, cơ cấu chƣa hợp lý. Giảng viên thƣờng phải dạy kiêm nhiều môn, dạy nhiều giờ, dạy nhiều nơi, dẫn tới không còn thời gian nghiên cứu, chuẩn bị bài giảng do đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng giảng dạy và học tập. Phƣơng pháp giảng dạy chủ yếu vẫn là thuyết trình, áp đặt, một chiều theo kiểu thầy đọc trò ghi, chƣa coi “học sinh là trung tâm” của quá trình dạy học…

Việc học tập của sinh viên ở nhiều trƣờng chƣa đƣợc chú ý, có những trƣờng thực hiện tổ chức biên chế lớp học quá đông có khi lên tới 200 đến 300 sinh viên. Sinh viên còn lơ là trong học tập, tình trạng không làm bài, học bài còn chiếm tỷ lệ cao, sự nhiệt tình và niềm tin của sinh viên đối với kiến thức môn học còn thấp.

Trong tổng số 908 sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội đƣợc hỏi có 51,6% khẳng định hiện tƣợng lơ là trong học tập là tƣơng đối nhiều và nhiều

trong lớp của mình. Có 10,3% sinh viên trả lời có nhiều và 28,8% sinh viên trả lời tƣơng đối nhiều hiện tƣợng không học bài. Có 21,7% sinh viên khẳng định tự thấy mình thiếu nhiệt tình và niềm tin vào kiến thức môn học Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh [4, tr. 368 - 369].

- Hoạt động giáo dục mới chỉ chú ý đến chiều rộng chƣa chú ý đến chiều sâu, chất lƣợng và hiệu quả còn thấp.

Cho đến nay, việc giảng dạy và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh đã đƣợc triển khai trong cả nƣớc dƣới nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh việc học tập môn học tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, sinh viên còn đƣợc tham gia nhiều hoạt động khác do nhà trƣờng và các đoàn thể tổ chức nhƣ các cuộc thi tìm hiểu, các buổi ngoại khoá, học tập chuyên đề, tham quan thực tế… Song, khi đánh giá về kết quả cho thấy, các hoạt động đó nhiều khi chỉ chú ý đến bề rộng chƣa chú ý đến chiều sâu, nặng về hình thức chƣa quan tâm nhiều đến nội dung, chỉ quan tâm đến việc có bao nhiêu sinh viên tham gia mà chƣa đặt ra vấn đề các sinh viên tham gia đã thu nhận đƣợc gì, đã có sự chuyển biến nhƣ thế nào.

Các cuộc thi tìm hiểu, các phong trào thi đua, các hoạt động ngoại khoá chƣa đƣợc tổ chức có hệ thống, thƣờng xuyên mà chỉ nhằm chào mừng ngày kỷ niệm này hoặc những ngày lễ khác, vì thế mỗi khi ngày kỷ niệm, ngày lễ qua đi mọi việc đâu lại vào đó, thiếu sự quan tâm, đôn đốc.

Vẫn còn tình trạng các chủ thể giáo dục, các đoàn thể quần chúng chƣa nhận thức đúng mục đích của các hoạt động thực tiễn là nhằm góp phần hình thành nhân cách, lối sống tốt đẹp cho sinh viên. Đây là quá trình lâu dài, phải đƣợc duy trì thƣờng xuyên, liên tục, phải kiên trì, bền bỉ. Có khi, chỉ vì thành tích, có nơi làm cho xong việc, xong việc rồi, qua rồi thì thôi không làm nữa cho nên các phong trào, các hoạt động đƣợc tổ chức đã không thu hút đƣợc sinh viên tham gia, chƣa thực sự tạo ra chuyển biến trong nhận thức và hành vi đạo đức của sinh viên.

- Nhận thức về vị trí và vai trò của môn học trong xã hội còn nhiều hạn chế, đa phần sinh viên vẫn coi nhẹ sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống, nhân cách Hồ Chí Minh.

Cách nhìn này không những chỉ tồn tại trong sinh viên mà còn tồn tại trong một bộ phận giảng viên, thậm chí cả đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhà trƣờng. Xã hội nhiều khi chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế mà ít chú ý giáo dục đạo đức. Nhà trƣờng chỉ quan tâm giáo dục chuyên môn nghề nghiệp mà ít quan tâm nhiệm vụ đào tạo con ngƣời có “chuyên”, có “hồng”. Bản thân sinh viên chỉ chú ý lựa chọn, rèn dũa nghề nghiệp mà xao nhãng việc bồi bổ tâm hồn, lối sống.

Trong giáo dục đạo đức cho sinh viên còn có tình trạng mất cân đối, nặng về tuyên truyền lý thuyết, biểu dƣơng lực lƣợng mà ít chú ý đến hoạt động thực tiễn, thâm nhập thực tế, tạo ra môi trƣờng thực tiễn phù hợp để sinh viên tích luỹ kinh nghiệm, cùng chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng. Đúng nhƣ đánh giá của Hội nghị Trung ƣơng Sáu, khoá IX là: “Một số trƣờng cao đẳng, đại học (hoặc ít) tổ chức cho sinh viên thực hành, kiến tập, tham gia công tác xã hội” [19, tr. 23].

Từ chỗ chƣa đƣợc coi trọng cho nên việc nắm bắt, tìm hiểu tâm tƣ nguyện vọng, nhận thức tƣ tƣởng và dƣ luận xã hội trong sinh viên chƣa kịp thời, việc định hƣớng giá trị đạo đức, chuẩn mực xã hội cho sinh viên còn chậm, chƣa đƣợc chú trọng, bản thân sinh viên cũng thụ động trong việc tự định hƣớng cho mình.

Chính điều này đã dẫn tới tình trạng hoạt động, học tập và tham gia phong trào của sinh viên còn mang tính đối phó, miễn cƣỡng. Việc tham gia cốt để có tên, để lấy thành tích, chỉ là việc sao chép những nội dung đã đƣợc chuẩn bị sẵn. Sinh viên chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ rằng việc học tập và rèn luyện là để cho mình, vì mình, phục vụ cuộc sống của mình trong tƣơng lai.

- Từ khi đất nƣớc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đến nay, mặc dù đã dự liệu những thời cơ và thách thức song chúng ta vẫn không lƣờng hết đƣợc những tác động tiêu cực

của nền kinh tế thị trƣờng đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực đời sống văn hoá, sự phát triển về mặt nhân cách, đạo đức con ngƣời.

Các chuẩn mực trong thang bậc giá trị xã hội truyền thống có nhiều biến đổi, thậm chí có “sự đảo lộn”. Có nhiều giá trị, hành vi trƣớc kia đƣợc nhìn nhận, đánh giá là phù hợp đƣợc đề cao thì đến nay lại bị hạ thấp (và ngƣợc lại). Trƣớc tác động của cơ chế thị trƣờng một số sinh viên đã bộc lộ lối sống vị kỷ. Họ mang tƣ tƣởng muốn tìm kiếm những công việc nhàn nhã, có thu nhập cao, không muốn về quê và lại càng không muốn công tác ở những nơi còn khó khăn của đất nƣớc.

Việc tuyệt đối hoá lợi ích vật chất trong nhận thức và hành vi trở thành phƣơng châm sống của một bộ phận sinh viên. Với họ, vật chất đƣợc coi là thƣớc đo, là chuẩn mực trong mọi quan hệ, kể cả quan hệ tình cảm của con ngƣời. Biểu hiện tiêu cực đó của kinh tế thị trƣờng, đang làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của dân tộc, nó hàng ngày, hàng giờ tác động đến thế hệ trẻ, đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của họ.

* Nguyên nhân

Một: Công tác quản lý và tổ chức triển khai giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh có lúc chƣa hợp lý, thiếu chặt chẽ. Công tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các tiêu cực trong xã hội đặc biệt là tình trạng tham nhũng chƣa kịp thời, chƣa triệt để, thậm chí còn hiện tƣợng chạy tội, để lọt, bỏ sót… dẫn tới niềm tin vào Đảng, vào chính quyền bị suy giảm. Lợi dụng điều này các thế lực thù địch lôi kéo, tuyên truyền, xuyên tạc, kích động thế hệ trẻ trong đó có lực lƣợng sinh viên. Thông qua Diễn biến hoà bình chúng đã tuyên truyền, quảng bá cho tƣ tƣởng tự do và lối sống theo kiểu phƣơng Tây, chống đối Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng nuôi âm mƣu tạo ra một thế hệ ngƣời Việt Nam lãng quên quá khứ hào hùng của dân tộc, không biết phân biệt đúng, sai, phải, trái, sống không có bản lĩnh và lý tƣởng cao đẹp.

Hai: Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế làm cho tình hình kinh tế - xã hội nƣớc ta có biến động. Bên cạnh những thành tựu cần đƣợc phát huy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, tiêu cực. Chính những hạn chế, tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng, kết hợp với những tấm gƣơng phản diện về đạo đức đã gây nên không ít trở ngại cho công tác giáo dục đạo đức, tƣ tƣởng. Trong nhà trƣờng, sinh viên đƣợc học những điều hay, lẽ phải; những việc nên làm và những việc cần tránh… nhƣng ra xã hội, theo dõi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng (nhất là báo chí), thì không có ngày nào là không có tội phạm, không có những việc làm phi đạo đức. tất cả điều đó có ảnh hƣởng không tốt đến công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng nói chung, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng.

Ba: Sinh viên với tƣ cách vừa là đối tƣợng của giáo dục vừa là chủ thể của quá trình tự giáo dục vẫn chƣa khẳng định đƣợc mình.

Với tƣ cách là đối tƣợng đƣợc giáo dục, một số sinh viên tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt; khi là chủ thể tự giáo dục, họ lại luôn thiếu ý thức tự vƣơn lên. Đáng lý ra, sinh viên đƣợc học tập, đƣợc giáo dục một cách có hệ thống họ phải tôn trọng lịch sử, quá khứ của dân tộc, nhƣng không ít sinh viên lại coi thƣờng lịch sử, xem nhẹ giá trị nhân văn nhân đạo cao cả, coi việc học tập các môn giáo dục đạo đức, lý tƣởng, lối sống, nhân cách chỉ là những môn học phụ, không cần phải quan tâm.

So với trƣớc đây, sinh viên ngày nay đã đƣợc tạo mọi điều kiện thuận lợi để học tập và phát triển tài năng. Họ là những ngƣời đƣợc sinh ra sau chiến tranh, đƣợc sống trong hoà bình, đƣợc thụ hƣởng những thành tựu to lớn từ công cuộc đổi mới. Vì không biết đến những đau thƣơng, mất mát của chiến tranh, sự tàn ác của kẻ thù và tinh thần bất khuất của các thế hệ cha anh, cho nên phần lớn chƣa cảm nhận hết đƣợc giá trị, ý nghĩa của cuộc sống thanh bình hôm nay.

Một số sinh viên bộc lộ rõ sự yếu kém về ý chí, nghị lực. Trƣớc thành công thì tự mãn, kiêu căng, nhƣng trƣớc thất bại thì bi quan, chán nản. Trƣớc lợi ích thì ích kỷ, cá nhân; trƣớc công việc, trách nhiệm thì đùn đẩy, dựa dẫm, ỷ lại… đánh

mất đi lý tƣởng và nhân cách sống cao đẹp vốn có của tuổi trẻ. Đây là một thực tế khiến cho công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua thực tế một số trường Đại học và Cao đẳng ở Thành phố Hà Nội (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)