Những yêu cầu cơ bản trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua thực tế một số trường Đại học và Cao đẳng ở Thành phố Hà Nội (Trang 38 - 43)

* Tính khách quan

Đảm bảo tính khách quan là yêu cầu cơ bản nhất trong hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng, theo đó việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên phải đƣợc thực hiện trên cơ sở phản ánh trung thực, khách quan những biểu hiện, hành vi đạo đức cũng nhƣ tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cần nhận thức đựơc tấm gƣơng đạo đức, nhân cách, lối sống của Hồ Chí Minh đã đƣợc xã hội thừa nhận, đánh giá song không vì thế mà thần thánh hoá, tuyệt đối hoá đạo đức của Ngƣời dẫn tới tách rời khỏi đời sống hiện thực. Mặt khác không đƣợc xuất phát từ mƣu đồ cá

nhân hoặc động cơ không trong sáng mà xuyên tạc, bôi xấu dẫn tới hạ thấp hoặc tầm thƣờng hoá. Hoạt động giáo dục phải theo phƣơng châm “...thật thà, ngay thẳng, không giấu dốt, giấu khuyết điểm, sai lầm, phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không đƣợc kiêu ngạo, phải thực sự cầu thị, không đƣợc chủ quan, chí công vô tƣ…” [48, tr. 230]. Việc giáo dục cho sinh viên là giúp cho họ nhận thức

đƣợc tấm gƣơng mẫu mực, trong sáng, giản dị về đạo đức, nhân cách ở Hồ Chí Minh.

Sinh viên vốn là tầng lớp xã hội có trình độ học vấn nhất định, có khả năng nhận thức tốt. Vì vậy, đảm bảo tính khách quan, trung thực trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh sẽ có tác động tích cực tới niềm tin, lý tƣởng, lối sống của sinh viên từ đó giúp họ có ý thức tu dƣỡng rèn luyện đạo đức, nhân cách của mình.

* Tính lịch sử cụ thể

Lịch sử - cụ thể vừa là quan điểm, vừa là nguyên tắc nhận thức sự vật, hiện tƣợng trong sự hình thành, phát triển của chúng. Trong hoạt động giáo dục, đây là một yêu cầu quan trọng, bởi ở mỗi giai đoạn lịch sử thì nội dung, mục tiêu, yêu cầu của giáo dục là không giống nhau.

Trong quá trình giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh đảm bảo yêu cầu tính lịch sử - cụ thể, thực chất là giúp sinh viên nhận thức đƣợc nội dung của đạo đức Hồ Chí Minh trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nhất định, nhận thức đƣợc hoàn cảnh ra đời, vị trí, giá trị lịch sử của nó từ đó sinh viên đủ khả năng vận dụng vào đời sống thực tiễn của mình. Trong sự vận động và phát triển, đạo đức Hồ Chí Minh bên cạnh những giá trị có tính vĩnh hằng, không thể không có những giá trị mà lịch sử đã vƣợt qua. Cũng không ít những giá trị mà chúng ta chƣa nhận thức đầy đủ, cần phải đƣợc nhận thức lại một cách sâu sắc hơn, đầy đủ, chính xác hơn.

Thực tiễn lịch sử cho thấy không phải mọi giá trị đạo đức, mọi phẩm chất đều tồn tại mãi mãi, mà trong mỗi xã hội, mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh lịch sử các giá trị thƣờng xuyên biến đổi để bảo đảm sự phù hợp, vì vậy bảo đảm tính lịch sử - cụ thể còn đƣợc hiểu đó không phải là sự phán xét lịch sử, phủ nhận lịch sử mà

là để nghiên cứu lịch sử, tìm ra tính hợp lý lịch sử và những hạn chế lịch sử từ đó có sự vận dụng, bổ sung và phát triển phù hợp.

* Tính thực tiễn

Thực chất của yêu cầu này là làm cho hoạt động giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh phải gắn liền với đời sống xã hội sinh động, không đƣợc tách khỏi

hiện thực, làm cho tri thức đạo đức thực sự trở thành cơ sở cho hành vi đạo đức của sinh viên. “Lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, giáo dục nhà trƣờng gắn liền với giáo dục xã hội ” [48, tr. 182], là yêu cầu mang tính quyết định trong việc hiện thực hoá tri thức đạo đức.

Cơ sở lý luận của yêu cầu này là nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn. Lý luận đƣợc khái quát từ thực tiễn nhƣng chính thực tiễn mới là tiêu chuẩn của chân lý. Chính Hồ Chí Minh đã từng căn dặn chúng ta rằng, một khi lý luận tách rời khỏi thực tiễn thì chỉ là lý luận suông còn thực tiễn không có sự dẫn dắt của lý luận thì cũng chỉ là thực tiễn mù quáng.

Đối với sinh viên, hoạt động giáo dục đạo đức phải đƣợc tiến hành thông qua các hoạt động thực tiễn, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động học tập, chắc chắn sẽ không có con đƣờng nào hiệu quả hơn bằng việc tạo ra những cơ hội thực tế thiết thực để sinh viên kiểm chứng những điều đã biết, vận dụng và thực hành nó thông qua chính hoạt động của mình.

Thực tế quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên cho thấy, nếu công tác giáo dục chỉ dừng lại ở những luận điểm đạo đức chung chung, nặng về lý thuyết đạo đức không gắn với thực tiễn cuộc sống sẽ không tạo ra cho sinh viên niềm tin vào các giá trị, các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Song nếu quá chú ý dẫn tới sa vào những sự kiện, những hành vi cụ thể, không dựa trên cơ sở lý luận sẽ cản trở việc hình thành và phát triển tƣ duy lý luận, khoa học của sinh viên.

Quá trình giáo dục vốn là quá trình có tính toàn diện do đó, quá trình giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng cho sinh viên cũng phải bảo đảm tính toàn diện. Nó đòi hỏi thực hiện đầy đủ nội dung trên những điều kiện, phạm vi, hoàn cảnh mà các giá trị đạo đức đƣợc đặt ra, quá trình giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh sẽ không đem lại hiệu quả thiết thực đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên nếu có sự phản ánh không đầy đủ, không trung thực, phản ánh trên cơ sở sự thêm bớt hoặc cắt xén nội dung.

Trong tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh, tính toàn diện trong việc giáo dục đạo đức đƣợc Ngƣời thể hiện triệt để, là mẫu mực của nguyên tắc về tính toàn diện. Toàn diện là phải gắn lời nói với việc làm, ý thức đạo đức với thực hành đạo đức , xây đi đôi với chống. Khi nêu lên một yêu cầu đạo đức tích cực, tiến bộ nào đó, Ngƣời cũng đồng thời nêu lên biểu hiện đạo đức trái ngƣợc, đối lập và tiêu cực của nó, ví nhƣ: Cần là cần cù, đối lập với Cần là lười biếng, ỉ lại, dựa dẫm. Kiệm là tiết kiệm nhƣng đối lập với kiệm là xa hoa, lãng phí. Để giáo dục đạo đức cách mạng bên cạnh xây còn phải chống, trong đó xây cái tiến bộ, tích cực chống cái lạc hậu, tiêu cực. Để xây phải nêu gương nhƣng cũng phải biết phê bình. Đánh giá về con ngƣời, Ngƣời cho rằng có người tốt, người xấu, ngƣời thế này, ngƣời thế khác, giống nhƣ bàn tay có ngón thì ngắn, ngón thì dài…

Nhƣ vậy, việc bảo đảm tính toàn diện trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh

cho sinh viên giúp cho sinh viên có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về đạo đức, đồng thời làm cho sinh viên có thể chuyển hoá tri thức đạo đức trở thành hành vi đạo đức nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Bên cạnh những yêu cầu cơ bản trên, việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên cũng cần tuân thủ những yêu cầu khác nhƣ tính hệ thống, tính khoa học… Việc quán triệt và tuân thủ một cách nhất quán những yêu cầu trên là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay.

* * *

Tóm lại, nhân cách là một vấn đề phức tạp, dƣới góc độ triết học nó là phạm trù mang tính lịch sử – xã hội khẳng định phẩm chất và năng lực của con ngƣời với tƣ cách là những cá nhân cụ thể, riêng biệt, làm cho cá nhân này không lặp lại ở những cá nhân khác. Một cá nhân mang nhân cách luôn có khả năng thích ứng với những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Biết ứng xử hài hoà trong các mối quan hệ, đồng thời khẳng định đƣợc mình trong đời sống xã hội.

Sinh viên là bộ phận xã hội đặc thù mà nhân cách của họ đang trong giai đoạn hình thành và phát triển và hoàn thiện. Với những đặc thù về sinh học, xã hội và tâm lý, quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau trong đó sự tác động của giáo dục trong nhà trƣờng có vai trò rất quan trọng.

Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên là tác động vào đối tƣợng giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên, tạo ra sự phát triển toàn diện ở họ. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh là giáo dục cho sinh viên tấm gƣơng về một nhân cách cao cả, mẫu mực, về một con ngƣời trọn đời hy sinh vì lợi ích của nhân dân, đất nƣớc.

Hiện nay sự giao lƣu về kinh tế, văn hoá tạo ra những cơ hội to lớn cho sự phát triển toàn diện con ngƣời. Trong bối cảnh đó, đa phần sinh viên biết tận dụng thời cơ, chủ động trong học tập tri thức, rèn luyện đạo đức, nhân cách, tích cực hoạt động xã hội cống hiến hết mình cho đất nƣớc. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận sinh viên thụ động, lƣời nhác trong học tập rèn luyện, suy thoái về đạo đức, nhân cách, lối sống. Thực trạng đó đã ảnh hƣởng tiêu cực đến các giá trị truyền thống tốt đẹp, đến mục tiêu lý tƣởng của Đảng ta, dân tộc ta. Vì vậy, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên hiện nay là việc làm cần thiết, có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển toàn

diện con ngƣời Việt Nam, và cao hơn là thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua thực tế một số trường Đại học và Cao đẳng ở Thành phố Hà Nội (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)