Những hạn chế của nhân cách sinh viên và nguyên nhân nó

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua thực tế một số trường Đại học và Cao đẳng ở Thành phố Hà Nội (Trang 56 - 64)

* Những hạn chế

Sự thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội của đất nƣớc cũng nhƣ sự thay đổi về điều kiện sống của sinh viên hiện nay, bên cạnh những tác động tích cực cũng có những ảnh hƣởng tiêu cực đến sự hình thành và phát triển của nhân cách. Nhận thức rõ hạn chế trong nhân cách sinh viên và những nguyên nhân của hạn chế đó là cơ sở để tìm ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh để hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh những thành tích cần đƣợc khẳng định, mặt tích cực trong sự phát triển nhân cách của sinh viên cần đƣợc phát huy, cũng còn không ít những hạn chế, yếu kém, bất cập cần đƣợc khắc phục, tháo gỡ.

Thứ nhất: Vẫn còn một bộ phận sinh viên thiếu niềm tin, lý tƣởng, sống mơ hồ, không có ƣớc mơ hoài bão lớn lao.

Cùng với tri thức, lý tƣởng và niềm tin là cơ sở tạo nên vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ đặc trƣng của sinh viên. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sinh viên sống thiếu niềm tin, lý tƣởng. Biểu hiện rõ nét nhất của thực trạng này là trong sinh viên có một bộ phận không quan tâm tới các vấn đề chính trị - xã hội của đất nƣớc, không xác lập lý tƣởng cho bản thân mình, ngại tham gia vào các hoạt động chung của tập thể, không những không quan tâm đến cộng đồng mà còn thiếu trách nhiệm với gia đình, xã hội, họ chỉ biết sống cho mình và vì mình.

Kết quả điều tra ở một số trƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy: + Có 9% sinh viên ít quan tâm, 1,6% sinh viên hoàn toàn không quan tâm tới các vấn đề chính trị - xã hội của đất nƣớc. Con số này ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền tƣơng ứng là 8,9% và 4,4%;

+ Có 8% sinh viên không quan tâm tìm hiểu các Nghị quyết, Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Con số này ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền là 8,9% và Đại học Xây dựng Hà Nội là 13,7%;

+ Có 2,6% không tin tƣởng vào sự thắng lợi của công cuộc đổi mới và xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta. Con số này ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền tƣơng ứng là 11,8% [55, tr. 126 - 127].

Cả lý luận và thực tiễn đều chứng minh một cách không thể bác bỏ đƣợc rằng, Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Mục đích của Đảng là xây dựng nƣơc Việt Nam độc lập, dân chủ và giàu mạnh… thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Mục tiêu này vừa chứa đựng lý tƣởng chính trị cao cả, vừa chứa đựng lý tƣởng đạo đức nhân văn sâu sắc. Bên cạnh những sinh viên có ƣớc mơ hoài bão lớn lao, muốn đƣợc đứng trong hàng ngũ của Đảng để cống hiến (mục 2.1.1), hiện nay vẫn còn không ít sinh viên xa rời lý tƣởng của Đảng, không muốn trở thành đảng viên hoặc có động cơ, mục đích không đúng đắn khi vào đảng. Nhiều ngƣời cho rằng vào đảng là để dễ xin việc làm trong các cơ quan nhà nƣớc sau khi ra trƣờng, hoặc để đƣợc cất nhắc đề bạt, đƣợc thăng quan tiến chức…

Kết quả điều tra gần đây cho thấy, có tới 48,8 % sinh viên trả lời không nhất thiết phải phấn đấu để trở thành đảng viên; 63,8% sinh viên thừa nhận có sự sa sút về lý tƣởng, đạo đức cách mạng trong sinh viên hiện nay [55, tr. 126 - 127].

Đây là những biểu hiện của sự lệch chuẩn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên. Hơn lúc nào hết việc tăng cƣờng giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh lại dặt ra một cách cấp bách.

Thứ hai: Có một bộ phận sinh viên có biểu hiện suy thoái về nhân cách, đạo đức, lối sống, xa rời các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

Sự thay đổi về đời sống xã hội đã tạo điều kiện cho sự phát triển ngày càng cao của con ngƣời nói chung và đội ngũ sinh viên nói riêng. Tuy nhiên, một bộ phận sinh viên do không khẳng định đƣợc mình dẫn tới hoài nghi cuộc sống từ đó có nhiều biểu hiện tiêu cực, có những hành vi không lành mạnh trong cuộc sống

Họ đã coi nhẹ có khi xa rời các giá trị truyền thống tốt đẹp để chạy theo lối sống “lai căng”, hỗn tạp, “tây hoá” một cách xô bồ, không chọn lọc. Những hành vi bắt chƣớc, học đòi kiểu cách, trang phục, hành vi lố bịch thiếu văn hoá một cách thái quá, không dựa trên đặc điểm tâm lý, văn hoá dân tộc.

Khi hỏi sinh viên nhận định về đạo đức, nhân cách của chính mình hiện nay, một công trình nghiên cứu đã thu đƣợc kết quả là:

+ Có 72% sinh viên khẳng định cái tốt và cái xấu đan xen nhau;

+ Có 26% sinh viên khẳng định đạo đức sinh viên đang xuống cấp nghiêm trọng;

+ Có 9% sinh viên khẳng định biểu hiện xấu nhiều hơn biểu hiện tốt [22, tr. 163].

Đất nƣớc ta mở cửa và hội nhập với thế giới là cơ sở phát triển, nâng cao và làm giàu thêm những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình, tuy nhiên một bộ phận sinh viên lại bị tiêm nhiễm lối sống tiêu xài xa xỉ, đua đòi ăn diện trong khi điều kiện của bản thân, gia đình có hạn.

Đã có không ít sinh viên trộm cắp, cờ bạc đỏ đen, nghiện ngập rƣợu chè, ma tuý. Một số khác lại tham gia vào những cuộc chơi vô bổ, thâu đêm suốt sáng, lắc lƣ quay cuồng thác loạn nơi vũ trƣờng nhà hàng, tụ tập đua xe trái phép gây mất trật tự công cộng, vừa nguy hiểm, vừa vi phạm pháp luật. Báo “Nông thôn ngày nay” (ngày 7/12/2007) đƣa tin Phạm Thị V…, sinh viên năm thứ 3 khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Đà Nẵng đã tự sát vì nguyên nhân tình cảm. Ngày 18/6/2008 cũng trên Báo “Nông thôn ngày nay” đƣa tin công an huyện Từ Liêm (thành phố Hà Nội) cho biết đã bắt 3 sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội về hành vi cƣớp tài sản công dân. httb://dantri.com.vn, ngày 15/7/2008 đua tin, Bùi Quang Triển

sinh viên trƣờng Đại học Điện lực (Hà Nội) bị bắt vì cƣớp tài sản công dân v.v. Chúng ta cũng có thể kể ra nhiều hơn nữa những sinh viên có biểu hiện lệch chuẩn nghiêm trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách.

Báo cáo sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 09/CP và Chƣơng trình quốc gia phòng chống tội phạm các trƣờng đại học, cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ 1998 đến 2002 khẳng định:

+ Số sinh viên vi phạm pháp luật là 47 sinh viên, tất cả đều bị đình chỉ học; + Số sinh viên phạm pháp là 232 sinh viên, trong đó 29 sinh viên bị phạt tù, 77 sinh viên bị bắt giam, 126 sinh viên bị buộc thôi học;

+ Số sinh viên mắc tệ nạn ma tuý là 293 sinh viên, trong đó 72 sinh viên bị buộc thôi học, 221 sinh viên bị đình chỉ học tập;

+ Số sinh viên mắc tệ nạn xã hội là 118 sinh viên, trong đó có 56 sinh viên bị buộc thôi học, 62 sinh viên bị đình chỉ học tập [57, tr. 65].

Biểu hiện xa rời đạo đức truyền thống trong sinh viên còn thể hiện ở trào lƣu mang tính phổ biến hiện nay là tình trạng “sống gấp”, “sống thử”, theo đó sinh viên dƣới nhiều danh nghĩa khác nhau đã sống cùng nhau theo kiểu “góp gạo nấu cơm chung”, một bộ phận nữ sinh viên do đua đòi, để có tiền tiêu xài đã tham gia trộm cắp, chấp nhận bán mình, coi “mại dâm” là nghề để kiếm tiền. Kết quả là tình trạng nạo phá thai trong sinh viên ngày càng tăng lên. Điều này không chỉ ảnh hƣởng đến sức khoẻ, đến sự phát triển tâm sinh lý mà còn ảnh hƣởng về mặt đạo đức và tƣơng lai của bản thân, tƣơng lai của đất nƣớc.

Thực tế hàng ngày chúng ta vẫn thấy những biểu hiện bàng quan, vô cảm của một số sinh viên đối với cộng đồng: Trên xe buýt chẳng mấy sinh viên biết đứng lên nhƣờng ghế cho ngƣời già, trẻ em hay ngƣời khuyết tật, họ không những không giúp đỡ những ngƣời không may mắn mà còn chế diễu, bỡn cợt thậm chí coi thƣờng, xúc phạm. Trƣớc một nạn nhân bị tai nạn giao thông trên đƣờng cần đƣợc cấp cứu họ vẫn thản nhiên đi qua nhƣ chẳng có điều gì xảy ra…

Tất cả đều là những biểu hiện trái với thuần phong mỹ tục, trái với đạo lý, lối sống truyền thống của ngƣời Việt.

Đánh giá về thực trạng đạo đức trong sinh viên hiện nay Trung ƣơng Hội sinh viên Việt Nam khẳng định: “Trong sinh viên còn có biểu hiện lối sống thực dụng, đua đòi ăn diện, xa hoa quá mức sống cho phép. Trong mối quan hệ tình bạn, tình yêu có xu hƣớng thực dụng, thiếu trách nhiệm với nhau, xa lạ với đạo đức của ngƣời Việt Nam. Tệ nạn xã hội nhất là ma tuý, cờ bạc trong sinh viên có giảm nhƣng chƣa triệt để. Những hiện tƣợng này đã làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng học tập và kết quả rèn luyện của sinh viên” [57, tr. 61].

Thứ ba: Một bộ phận sinh viên coi thƣờng học tập tri thức, rèn luyện chuyên môn, không có ý chí phấn đấu tu dƣỡng.

Hiện nay, ở hầu hết các trƣờng đại học, cao đẳng đa phần sinh viên có ý thức và xác định đƣợc động cơ, mục đích học tập của mình. Tuy nhiên, còn một bộ phận sinh viên không có động cơ học tập đúng đắn, họ đi học chỉ để cho vui, đi học để cho oai, học vì bố mẹ… Những điều này khiến cho sinh viên coi thƣờng môn học, coi thƣờng học tập tri thức, rèn luyện chuyên môn. Trong học tập có tƣ tƣởng đối phó, gian lận, hay quay cóp mỗi khi thi cử.

Khẳng định điều này, Báo cáo của Hội sinh viên thành Phố Hà Nội chỉ rõ: “Một bộ phận sinh viên thiếu ý chí vƣơn lên, nhận thức về cuộc sống chƣa rõ ràng, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, không tích cực trong học tập, rèn luyện dẫn đến thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi và kiểm tra đã trở thành hiện tƣợng đáng báo động” [5, tr. 13].

Thay bằng việc dành thời gian cho học tập, sinh viên lại lãng phí thời gian cho chơi bi a, điện tử, la cà, đàn đúm nơi quán sá, thậm chí vi phạm pháp luật nhƣ đánh bạc, đua xe… Trong vấn đề này có 24,9%, sinh viên khẳng định có vào các trang Web độc hại, 37,6% số sinh viên sử dụng không hợp lý thời gian trong học tập, 16,8% sinh viên thừa nhận chƣa nghiêm túc trong việc thực hiện nội quy

nhà trƣờng, 15,1% sinh viên thừa nhận chƣa chấp hành nghiêm pháp luật [25, tr. 84].

Tâm lý coi thƣờng môn học trong sinh viên có xu hƣớng ngày càng tăng, sinh viên cố tình đi muộn về sớm, sẵn sàng bỏ giờ, trốn tiết thậm chí bỏ học nhiều môn, nhiều ngày. Bên cạnh đó hiện tƣợng nhờ ngƣời điểm danh hộ, thuê ngƣời đi học thay, không chỉ có ở các lớp tại chức mà cả ở những lớp chính quy. Mặc dù các trƣờng đã xử lý kỷ luật đình chỉ học đối với nhiều sinh viên vi phạm quy chế song tình trạng này vẫn chƣa giảm.

Tình trạng này không chỉ diễn ra ở những sinh viên có ý thức tự giác học tập kém mà diễn ra cả ở những sinh viên có kết quả học tập tốt. Đối với những sinh viên này do có trình độ, có kiến thức nhƣng ý thức thực hiện quy chế, pháp luật chƣa nghiêm, bị lợi ích vật chất lôi kéo đã tham gia vào các đƣờng dây thi hộ, thi thuê, chạy điểm, làm bằng giả mặc dù họ biết rằng nhƣ thế là vi phạm pháp luật, từ đó đã đánh mất danh dự, bỏ lỡ con đƣờng học tập, đánh mất tƣơng lai, sự kỳ vọng của gia đình.

Chính những hạn chế và tiêu cực này của một bộ phận sinh viên đã dẫn đến kết quả học tập của họ thấp, đặc biệt là kết quả học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Theo thống kê, kết quả học tập các môn khoa học Mác - Lênin trung bình hàng năm trong những năm qua cho thấy, bên cạnh số sinh viên có kết quả học tập khá giỏi chiếm từ 20% - 30% vẫn còn khoảng từ 10% đến 15% sinh viên có kết quả yếu kém [4, tr. 56].

* Nguyên nhân

- Nhận thức của sinh viên về nhân cách chƣa đầy đủ.

Nhân cách con ngƣời là một chỉnh thể thống nhất của hai mặt phẩm chất

(Đức) và năng lực (Tài), trong đó Đức là gốc của nhân cách.

Hiện nay trong sinh viên đang tồn tại tình trạng nhận thức chƣa đầy đủ về nhân cách, theo đó đồng thời tồn tại cả hai quan điểm: Thứ nhất tuyệt đối hoá yếu tố tài năng, coi tài năng, địa vị là tiêu chuẩn của nhân cách, ngƣời có nhân cách

phải là ngƣời tài giỏi, sành điệu, thức thời, có những tài sản độc đáo đắt tiền. Thứ hai xem nhẹ tài năng, đề cao đạo đức. Họ thƣờng đồng nhất nhân cách với phẩm chất đạo đức cá nhân, họ chƣa nhận thức đƣợc rằng tài năng cũng là một yếu tố quan trọng cấu thành nhân cách. Với quan điểm thứ hai này, qua khảo sát cho thấy có 62,4% sinh viên cho rằng nhân cách là tƣ cách đạo đức của con ngƣời trong khi đó chỉ có 9,6% sinh viên coi nhân cách là tài năng của con ngƣời [26, tr. 63].

Chính nhận thức chƣa đầy đủ về nhân cách và cấu trúc của nhân cách là một trong những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong việc rèn luyện nhân cách của sinh viên. Có những sinh viên chỉ chú ý rèn luyện tài nhƣng không chú ý rèn luyện đạo đức, ngƣợc lại có những sinh viên chỉ chú ý rèn luyện phẩm chất đạo đức mà chƣa chú ý phát triển tài năng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải giúp cho sinh viên có nhận thức đầy đủ hơn về nhân cách, đặc biệt nhân cách sinh viên, từ đó giúp họ có cơ sở khoa học trong việc hình thành nhân cách hoàn chỉnh.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành nội quy, ý thức pháp luật chƣa thƣờng xuyên, chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Hoạt động tuyên truyền quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc cho sinh viên vẫn còn đơn điệu cả về hình thức lẫn nội dung. Trong nhà trƣờng đôi khi chỉ quan tâm đến giáo dục tri thức mà ít chú ý giáo dục nhân cách, chỉ quan tâm dạy chữ mà quên dạy ngƣời, chỉ quan tâm luyện tài mà chƣa quan tâm việc rèn đức. Do đó chƣa mang lại hiệu quả, chƣa thực sự góp phần hình thành thế giới quan và phƣơng pháp luận thực sự khoa học cho sinh viên trong nhận thức và cải tạo thế giới, trong đó có việc hình thành và phát triển nhân cách của chính mình.

Bên cạnh đó, sự biến động của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch đặc biệt là chiến lƣợc “Diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc đối với nƣớc

ta phần nào làm cho một bộ phận sinh viên thiếu bản lĩnh, đua đòi có sự giảm sút về chính trị tƣ tƣởng, phai nhạt lý tƣởng xã hội chủ nghĩa - chủ nghĩa cộng sản.

Công tác giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống chƣa đƣợc thực hiện đúng với vai trò của nó, vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa thu hút đƣợc sinh viên quan tâm học tập.

- Công cuộc đổi mới, mở cửa và hội nhập với việc phát triển nền kinh tế thị

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua thực tế một số trường Đại học và Cao đẳng ở Thành phố Hà Nội (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)