Những vấn đề đặt ra đối với công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng ở thành phố Hà Nội hiện nay.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua thực tế một số trường Đại học và Cao đẳng ở Thành phố Hà Nội (Trang 75 - 77)

trong các trường đại học, cao đẳng ở thành phố Hà Nội hiện nay.

- Vấn đề xây dựng đội ngũ giảng viên, đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục.

Giảng viên là nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định trong hoạt động giáo dục, là ngƣời góp phần vào việc hình thành và phát triển thế giới quan, phƣơng pháp luận và nhân sinh quan cách mạng, khoa học cho sinh viên thông qua hệ thống tri thức các môn khoa học.

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt đƣợc, việc xây dựng đội ngũ giảng viên vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay. Về cơ cấu tổ chức, nhiều trƣờng chƣa chú ý đến công tác thành lập khoa, ngành, tổ môn tƣơng xứng với số lƣợng sinh viên, có trƣờng chƣa có biên chế giảng viên lý luận Mác - Lênin. Ngay cả những trƣờng đại học lớn ở thành phố Hà Nội cũng có tình trạng trên. Tại Đại học Kinh tế quốc dân trong tổng số 51 giáo viên vẫn còn 16 giáo viên ngoài biên chế (10 giáo viên hợp đồng, 6 giáo viên kiêm giảng) [4, tr. 184], tại Đại học Bách khoa trong tổng số 28 giáo viên còn 15 giáo viên chƣa qua đào tạo sau đại học [4, tr. 227], tại Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội trong tổng số 23 giáo viên có tới 12 giáo viên ở trình độ cử nhân [4, tr. 244]. Vì vậy, đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ giảng viên đƣợc coi là khâu đột phá trong việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong các trƣờng đại học, cao đẳng ở thành phố Hà Nội hiện nay.

Để làm tốt điều này cần tiến hành đánh giá toàn diện chất lƣợng, số lƣợng, trình độ của đội ngũ giảng viên từ đó có biện pháp tác động phù hợp. Thực hiện đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ giảng viên đạt chuẩn, tiến tới vƣợt chuẩn vừa nâng cao chất lƣợng chuyên môn, vừa chuẩn bị đội ngũ kế cận theo tinh thần

Nghị quyết Trung ƣơng năm, khoá X là: “chú trọng phát hiện và bồi dƣỡng đội ngũ chuyên gia đối với các ngành nghiên cứu, giảng dạy lý luận”. Trong quá trình tuyển chọn giảng viên bên cạnh yêu cầu vững chắc về tri thức, có phƣơng pháp, có năng lực chuyên môn còn phải đáp ứng yêu cầu về phẩm chất đạo đức, có nhân cách trong sáng, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Tăng cƣờng bồi dƣỡng về ngoại ngữ, tin học, phƣơng pháp sử dụng các phƣơng tiện hiện đại, tăng cƣờng hoạt động thâm nhập thực tế… từ đó giúp giảng viên làm chủ công nghệ dạy học, tiếp cận thực tiễn, gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy.

Song song với xây dựng đội ngũ giảng viên phải tiến hành đổi mới nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp giáo dục.

Đổi mới nội dung, chƣơng trình phải đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, phù hợp với đối tƣợng, làm cho môn học có tính khoa học cao hơn, hiện đại hơn, có tính tƣ tƣởng cao hơn gắn liền với thực tiễn xây dựng và đổi mới đất nƣớc, gắn với thời đại. Muốn vậy phải dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan tâm tổng kết thực tiễn trong nƣớc và tình hình quốc tế. Tại Hội nghị Trung ƣơng năm, khoá X, Đảng ta yêu cầu phải “Đổi mới và nâng cao chất lƣợng giáo dục lý luận trong các trƣờng đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trong cả nƣớc; khắc phục sự lạc hậu của chƣơng trình, nội dung”. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành biên soạn lại giáo trình, giáo khoa các môn khoa học Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cũng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới đó.

Sau khi xác định đƣợc mục tiêu, xây dựng xong nội dung chƣơng trình thì phƣơng pháp dạy học góp phần quan trọng trong việc đánh giá chất lƣợng của quá trình đào tạo. Trong nhiều năm qua, việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong các trƣờng hiện nay vẫn dựa trên phƣơng pháp thuyết trình là chính. Phƣơng pháp này có nhiều ƣu điểm song cũng không ít hạn chế, mà hạn chế lớn nhất là không phát huy đƣợc tính tích cực, tự giác, sáng tạo của sinh viên. Nó hạn chế việc chuyển hoá kiến thức của sinh viên, do đó khó vận dụng kiến thức đã

thu nhận đƣợc vào thực tiễn. Chính vì vậy quá trình giáo dục đòi hỏi có sự kết hợp của nhiều phƣơng pháp khác nhau tuỳ vào nội dung, vấn đề mà giảng viên lựa chọn nhiều phƣơng pháp phù hợp. Kết hợp nhiều hình thức nhƣ vừa diễn giảng vừa lấy ví dụ chứng minh, vừa thuyết trình vừa nêu vấn đề, sử dụng các phƣơng tiện nghe nhìn, mô hình hoá, kết hợp giảng dạy lý luận với giáo dục chính trị tƣ tƣởng và đạo đức, nêu ra những tình huống sƣ phạm khuyến khích sinh viên tập giải quyết vấn đề từ đó thu hút sinh viên vào bài giảng, nâng cao khả năng tiếp nhận của sinh viên. Có nhƣ vậy chúng ta mới thực hiện tốt Điều 5 của Luật giáo dục là: “phƣơng pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vƣơn lên”.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua thực tế một số trường Đại học và Cao đẳng ở Thành phố Hà Nội (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)