Mặt tích cực của nhân cách sinh viên và nguyên nhân của chúng

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua thực tế một số trường Đại học và Cao đẳng ở Thành phố Hà Nội (Trang 44 - 56)

* Mặt tích cực

- Về lý tƣởng và niềm tin của sinh viên

Phần lớn sinh viên là những ngƣời có lý tƣởng sống tốt đẹp, có niềm tin đúng đắn điều này thể hiện ở chỗ, họ luôn tin tƣởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

Nhìn lại những năm đầu của thập kỷ 90 khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nƣớc đông Âu tan rã, cùng với nó là sự thoái trào của Chủ nghĩa xã hội trên thế giới khiến những ngƣời lạc quan nhất cũng không khỏi bối rối. Đối với sinh viên không ít ngƣời đã hoài nghi, thiếu tin tƣởng vào Chủ nghĩa xã hội, vào sự nghiệp đổi mới của Đảng.

Đến nay, những thành tựu to lớn mà nhân dân ta đạt đƣợc trong công cuộc đổi mới đã tác động tích cực đến lý tƣởng và niềm tin trong sinh viên.

Theo kết quả khảo sát do Viện nghiên cứu thanh niên tiến hành cho thấy, có 95,6% sinh viên bày tỏ sự ủng hộ, tin tƣởng vào thắng lợi của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo. Kết quả điều tra đề tài cấp Nhà nƣớc mã số KHXH - 04 khẳng định có 85% thanh niên sinh viên khao khát muốn đƣợc đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nƣớc, phấn đấu vì lý tƣởng dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh [57, tr. 23].

Sinh viên là đội ngũ trẻ, có trình độ học vấn tƣơng đối cao trong xã hội , có khả năng nhận thức chính trị cao hơn so với mặt bằng chung của xã hội, họ không chỉ quan tâm tới đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nƣớc mà còn quan tâm nhiều đối với tình hình quốc tế. Họ tích cực, chủ động và mạnh dạn trong việc tham gia vào đời sống chính trị của xã hội, quan tâm đến tƣơng lai phát triển của đất nƣớc.

Kết quả đề tài khoa học cấp Bộ mã số B. 07 - 21 về Nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay cho thấy:

+ 95,7% sinh viên tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng;

+ 94,9% sinh viên tin vào lý tƣởng xây dựng Chủ nghĩa xã hội;

+ 97,2% sinh viên tin vào phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc;

+ 95,3% sinh viên tin vào xã hội tiến bộ, công bằng, văn minh; + 93,4% sinh viên tin vào hội nhập đuổi kịp các nƣớc phát triển; + 97,6% sinh viên tin vào sức mạnh đoàn kết dân tộc [26, Tr. 66].

Niềm tin của sinh viên không chỉ dừng lại với tƣ cách ý thức cá nhân hay sức mạnh tinh thần mà đã trở thành hành động thực tiễn trong sinh viên, số đông sinh viên có mong muốn đƣợc trở thành đảng viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đƣờng và có ý thức phấn đấu để đạt đƣợc mong muốn đó.

Theo thống kê, có 81% sinh viên đƣợc hỏi có mong muốn đƣợc trở thành đảng viên. Trong tổng số 508 sinh viên đƣợc hỏi có 67,3% muốn đƣợc vào đảng để xây dựng đất nƣớc, 69,4% muốn vào đảng vì lý tƣởng cao đẹp của đảng [26, tr. 67].

Chính điều này khiến số lƣợng sinh viên đƣợc giới thiệu tham gia các lớp bồi dƣỡng đối tƣợng đảng và đựơc kết nạp đảng ngày càng tăng lên. Tính trên địa bàn Hà Nội, từ năm học 1998 đến 2005 có 4039 sinh viên đƣợc kết nạp đảng trong đó năm học 2003 - 2004 kết nạp 498 sinh viên, năm học 2004 - 2005 kết nạp 522 sinh viên. Đi đầu trong công tác phát triển Đảng trong sinh viên của các trƣờng đại học, cao đẳng nên trên địa bàn Hà Nội phải kể đến Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trong năm học 2003 - 2004, Học viện đã kết nạp đảng cho 120 sinh viên, trong năm học 2004 - 2005 là 122 sinh viên [7, tr. 11].

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, đặc biệt là trƣớc những tác

động tiêu cực của cơ chế thị trƣờng nhƣng đa số sinh viên vẫn nhận thức đƣợc vai trò và trách nhiệm của mình đối với đất nƣớc, với 90,4% sinh viên cho rằng ngƣời có nhân cách tốt là ngƣời có lý tƣởng cách mạng, 94,3% cho rằng ngƣời có nhân cách tốt là ngƣời có lòng yêu nƣớc và phụng sự đất nƣớc đã cho thấy sinh viên vẫn không ngừng khẳng định đƣợc vị thế, đƣợc bản lĩnh chính trị của mình, vẫn luôn cố gắng vƣơn lên về mọi mặt, tiếp tục con đƣờng mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Đó cũng chính là phẩm chất tốt đẹp và giá trị tiến bộ trong nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

- Về tri thức, hiểu biết và sự nỗ lực cá nhân trong học tập và nghiên cứu khoa học. Sinh viên ngày càng khẳng định đƣợc mình là tầng lớp có hiểu biết rộng, tri thức phong phú, năng động, sáng tạo và không ngừng nỗ lực vƣơn lên trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Đối với mỗi sinh viên, học tập và nghiên cứu khoa học là nhu cầu chính đáng và thiết thực nó không chỉ đem lại cho sinh viên có đƣợc vốn tri thức hiểu biết phong phú, mang lại cho sinh viên hành trang nghề nghiệp cần thiết cho cuộc sống và hơn thế còn là quá trình định hƣớng quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của họ.

Ở giảng đƣờng đại học, cao đẳng sinh viên đƣợc trang bị hệ thống tri thức căn bản, toàn diện thông qua những môn học, những chuyên đề học tập khác nhau. Bên cạnh đó thông qua các kênh thông tin khác nhƣ bạn bè, các phƣơng tiện thông tin đại chúng, hệ thống internet, đoàn thể xã hội, mà vốn tri thức của sinh viên ngày càng tăng lên, phong phú, đa dạng hơn, sinh viên không chỉ có tri thức chuyên môn, chuyên ngành theo học mà cả tri thức văn hoá - xã hội trên nhiều lĩnh vực khác.

Trong những tri thức đã đƣợc trang bị thì tri thức lý luận từ các môn khoa học Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên.

Những năm gần đây, phong trào “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp” đang đƣợc dấy lên một cách mạnh mẽ, có tác động tích cực đến quá trình hình thành, phát triển nhân cách sinh viên về mặt đạo đức lẫn mặt tài năng. Năm học 2003 - 2004 có 4.605 sinh viên đƣợc khen thƣởng vì có thành tích cao trong học tập và rèn luyện, 10.032 sinh viên dự thi Olimpíc các môn học [6, tr. 2].

Năm học 2004 - 2005 có 13.292 sinh viên tham gia dự thi Olimpíc các môn học, đặc biệt có 96 sinh viên thủ khoa xuất sắc các trƣờng đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội đƣợc thành phố tuyên dƣơng tại Văn miếu Quốc tử giám [7, tr. 4].

Năm học 2005 - 2006 có 93 thủ khoa đƣợc tôn vinh, trong đó riêng Đại học Quốc gia Hà Nội có 13 sinh viên, nhiều sinh viên có điểm thi tuyển 30/30, điểm tổng kết chung trên 9,5.

Qua khảo sát tình hình học tập, rèn luyện của sinh viên ở một số trƣờng đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, phần lớn sinh viên có động cơ học tập nghiêm túc, năng động sáng tạo và không ngừng nỗ lực trong học tập và cuộc sống, điều này trƣớc hết đƣợc thể hiện ở việc lựa chọn trƣờng học, ngành học của sinh viên. Nhiều sinh viên đã cùng lúc học hai trƣờng đại học hoặc học cùng lúc hai chuyên ngành khác nhau, đồng thời coi trọng học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học… Kết quả điều tra của đề tài cấp Bộ mã số B.98 - 36 - 42 cho thấy:

16% sinh viên chọn ngành, nghề theo sở thích;

34% sinh viên chọn ngành, nghề phù hợp với khả năng; 14% sinh viên có điều kiện phát triển năng lực cá nhân; 11% sinh viên chọn ngành nghề có thu nhập cao;

16% sinh viên chọn nghề mà xã hội cần;

Phần lớn sinh viên đã biết tận dụng thời gian của bản thân để giành cho học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ. Có 79,1% số sinh viên dành thời gian học tập, nghiên cứu ở nhà ngoài giờ lên lớp. Trong đó 33,2% sinh viên thƣờng xuyên dành thời gian học tập và nghiên cứu hàng ngày, 53,3% sinh viên dành thời gian tham gia các lớp học thêm [26, tr. 77].

Nhiều sinh viên tích cực, chủ động trong nghiên cứu khoa học, số lƣợng đề tài nghiên cứu hàng năm đều tăng so với trƣớc, một số công trình đạt giải cao, có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn đƣợc ứng dụng vào học tập, sản xuất và đời sống. Trong năm 2003 có 464 công trình dự thi (16 giải nhất), năm 2004 có 505 công trình dự thi (15 giải nhất), năm 2005 có 532 công trình dự thi (15 giải nhất) [26, tr. 78].

Đối với các trƣờng đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội, trong năm học 2003 – 2004 sinh viên có 2.340 đề tài nghiên cứu khoa học trong đó 459 đề tài đạt giải cấp trƣờng. Năm học 2004 - 2005 sinh viên có 5.109 đề tài nghiên cứu khoa học trong đó 1984 đề tài cấp trƣờng, 154 đề tài cấp bộ.

Đi đầu trong phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học là các trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Giao thông vận tải (Hà Nội), Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Mỏ địa chất (Hà Nội). Đối với Đại học Bách khoa trong năm học 2002 - 2003 có 22 đề tài đạt giải, Đại học Xây dựng từ năm 1996 - 2002 có tới 42 đề tài đạt giải VIFOTEC còn Đại học Giao thông vận tải từ 2000 - 2003 có 505 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên [11, Tr. 58].

Kết quả trên đây cho thấy, sinh viên hiện nay không chỉ có lý tƣởng, niềm tin mà còn không ngừng biết vƣợt qua khó khăn, nỗ lực vƣơn lên để tự khẳng định chính mình. Chính tinh thần và ý chí đó của sinh viên đã và đang góp phần tạo nên một thế hệ trẻ Việt Nam năng động hơn, có trình độ cao hơn, có nhân cách phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, thực sự trở thành đội quân tiên phong, lực lƣợng xã hội có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, tiến tới mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Về đạo đức, lối sống sinh viên hiện nay

Trong xu thế hội nhập và giao lƣu với nhiều sắc thái văn hoá từ nhiều nền văn minh khác nhau, trong đó có cả những biểu hiện văn hoá tiêu cực, lạc hậu, đa số sinh viên vẫn là ngƣời có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sáng lành mạnh. Bản thân sinh viên không chỉ biết trân trọng giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà họ còn tích cực tiếp biến có chọn lọc những giá trị đạo đức mang tính phổ quát toàn nhân loại để bổ sung, làm phong phú thêm giá trị đạo đức của dân tộc mình.

Trong học tập và đời sống, sinh viên đã nhận thức vai trò, giá trị đạo đức tốt đẹp nhƣ yêu thƣơng con ngƣời, tính trung thực, thẳng thắn, kính trên nhƣờng dƣới, trọng lễ nghĩa đạo hiếu, đề cao trách nhiệm cá nhân, sinh viên biết biểu dƣơng và tích cực tham gia thực hiện các chuẩn mực đạo đức trong xã hội, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động quyên góp ủng hộ, hiến máu cứu ngƣời và cũng bày tỏ sự phê phán, lên án trƣớc các hành vi không phù hợp hoặc trái với đạo đức truyền thống nhƣ vô lƣơng tâm, thiếu trách nhiệm, dựa dẫm, ỷ lại…

Theo kết quả khảo sát có:

89,4% sinh viên nhận thức đúng và bày tỏ thái độ kính trọng biết ơn các thầy cô giáo, các thế hệ đi trƣớc, nhớ đến cội nguồn dân tộc;

97,6% sinh viên có lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ;

66,3% sinh viên cho rằng trung thực thẳng thắn, tôn trọng lẽ phải là phẩm chất cần thiết trong nhân cách sinh viên [26, tr. 71].

Đạo đức vốn là gốc của nhân cách con ngƣời, đối với sinh viên đạo đức cũng là cái gốc để tạo dựng cho họ một mẫu hình nhân cách, theo những chuẩn mực mà xã hội yêu cầu. Trong những tiêu chí của một nhân cách, sinh viên vẫn luôn đánh giá cao các phẩm chất: lòng yêu nƣớc, trung thực, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính trọng thầy cô, có lòng tự trọng, biết giữ chữ tín…

Tính tích cực về mặt đạo đức trong sinh viên còn thể hiện ở khả năng đánh giá các giá trị đạo đức, trên cơ sở đó, sinh viên đã biết điều chỉnh hành vi đạo đức

của mình sao cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Họ tích cực ủng hộ cái đúng, cái tốt, cái đẹp và phê phán, lên án cái sai, cái xấu. Học tập đạo đức Hồ Chí Minh góp phần trang bị thêm cho sinh viên có đƣợc những thƣớc đo, tiêu chí quan trọng trong đánh giá hành vi đạo đức.

Cũng cần thấy rằng, bên cạnh đa số sinh viên có biểu hiện đạo đức đúng đắn,

phù hợp, vẫn còn một bộ phận sinh viên có những biểu hiện đạo đức tiêu cực, không phù hợp cần đƣợc sự quan tâm giáo dục của gia đình, nhà trƣờng và xã hội.

- Về hoạt động xã hội:

Sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Hà Nội nói riêng là một trong những lực lƣợng xã hội tích cực, nhiệt tình trong các hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội, có tinh thần và trách nhiệm cao đối với cộng đồng.

Vốn là lực lƣợng trẻ, đông về số lƣợng, có sự nhiệt tình, sôi nổi, năng động cho nên sau khi rời ghế nhà trƣờng phổ thông, trở thành những sinh viên đại học, cao đẳng ƣớc mơ của sinh viên dƣờng nhƣ đƣợc chắp cánh, họ muốn đƣợc thể hiện mình để biến ƣớc mơ thành hiện thực. Chính điều này thúc đẩy sinh viên tích cực hơn trong mọi hoạt động, họ nhiệt tình tham gia các phong trào xã hội để sống có ích, cống hiến cho xã hội, và có trách nhiệm với cộng đồng.

Đối với mỗi ngƣời Việt Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến trung du, miền núi từ lâu đã quen thuộc với màu áo xanh tình nguyện, những sinh viên ngày nay không chỉ tích cực trong học tập mà còn chung sức đồng lòng cùng toàn xã hội tham gia phát triển kinh tế, phát triển văn hoá. Chính họ là những ngƣời tiếp bƣớc các thế hệ cha anh bằng việc để lại những hình ảnh ấn tƣợng cảm động của thế hệ mình, họ đã đem những con chữ đến cho các em nhỏ vùng sâu vùng xa, trở thành những “thầy thuốc” chăm sóc, khám chữa cho những bệnh nhân nghèo, có khi họ lại hăng hái giúp đỡ bà con nông dân thu hoạch mùa màng, phổ biến cho họ những kiến thức trong chăn nuôi để phát triển kinh tế… Tất cả

những điều đó và còn nhiều hơn thế đã chứng tỏ khát vọng cống hiến cho xã hội của sinh viên.

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn Hà Nội, trong năm học 2003 - 2004 có 39.264 sinh viên tham gia vệ sinh môi trƣờng, có 12.827 sinh viên tham gia

Thanh niên xung kích, Câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội, có 5.015 sinh viên tham gia hoàn thành 1.061 công trình phần việc thanh niên [6, tr. 10].

Năm học 2004 - 2005 có 169.880 sinh viên tham gia phong trào tình nguyện, có 3475 sinh viên tham gia đội an ninh xung kích, câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội, 3579 sinh viên tham gia giữ gìn trật tự giao thông, 127.851 sinh viên trực tiếp về các địa phƣơng trong cả nƣớc, có 6.879 lƣợt sinh viên tham gia hiến máu nhân đạo với 5.915 đơn vị máu góp phần cứu chữa bệnh nhân [7, tr. 11].

Cùng với những hoạt động trên sinh viên Hà Nội đã góp phần không nhỏ trong các sự kiện quốc tế đƣợc tổ chức trên địa bàn Thủ đô với tƣ cách là những tình nguyện viên. Sự thân thiện, nhiệt tình, cởi mở, năng động và hiếu khách, các

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua thực tế một số trường Đại học và Cao đẳng ở Thành phố Hà Nội (Trang 44 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)