Gắn giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành niềm tin, lý tưởng, lối sống mới cho sinh viên

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua thực tế một số trường Đại học và Cao đẳng ở Thành phố Hà Nội (Trang 94 - 104)

- Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc đối với công tác giáo dục

3.3. Gắn giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành niềm tin, lý tưởng, lối sống mới cho sinh viên

tưởng, lối sống mới cho sinh viên

Niềm tin, lý tƣởng là một trong những yếu tố cấu thành nhân cách con ngƣời. Việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên để hình thành và phát triển nhân cách trƣớc hết phải gắn với việc hình thành và phát triển ở họ niềm tin, lý tƣởng, lối sống mới.

Lý tƣởng của con ngƣời là một hiện tƣợng tinh thần đƣợc hình thành trên cơ sở quá trình nhận thức hiện thực khách quan, hiện thực xã hội, là sản phẩm của của hoạt động thực tiễn của mỗi ngƣời. Lý tƣởng là một bộ phận hợp thành quan trọng trong xu hƣớng của nhân cách. Dƣới góc độ triết học, lý tƣởng là sự phản ánh đặc thù hiện thực khách quan vào ý thức chủ quan của con nguời hoặc một nhóm xã hội nào đó. “Lý tƣởng là hình mẫu, sự hoàn thiện tối cao của ý nguyện và hoạt động thực tiễn, mô hình tuyệt vời trong thực tế đối với một cá nhân, một nhóm ngƣời hay một xã hội” [54, tr. 686], hay “lý tƣởng là mục tiêu cao đẹp, một

hình ảnh mẫu mực tƣơng đối hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn con ngƣời vƣơn tới nó” [59, tr. 173].

Trong hoạt động thực tiễn con ngƣời không chỉ cải tạo, biến đổi thế giới khách quan mà còn cải tạo chính bản thân mình, không chỉ nhận thức và thoả mãn nhu cầu hiện tại của mình mà còn tìm tòi theo đuổi những nhu cầu trong tƣơng lai. Sau khi một nhu cầu nào đó đƣợc thoả mãn thì lại nảy sinh những nhu cầu mới cao hơn. Tính năng động chủ quan ở mỗi cá nhân với xu hƣớng không chịu hài lòng, thoả mãn với những gì hiện có, với sự theo đuổi không biết mệt mỏi tƣơng lai tốt đẹp của con ngƣời đã sản sinh ra lý tƣởng.

Niềm tin là sự hoà hợp thống nhất của nhận thức, tình cảm và ý chí. Nó có cơ sở là thế giới khách quan. Nó do toàn bộ những điều kiện lịch sử - xã hội, sự từng trải, tri thức, năng lực và nhu cầu đặc biệt của mỗi cá nhân quyết định.

Niềm tin là cái chỉ có ở con ngƣời, nó đƣợc thể hiện qua quan niệm sống, lý tƣởng, tình cảm của mỗi cá nhân. Niềm tin bao gồm nhiều loại song chỉ có niềm tin chính xác, khoa học - niềm tin lấy nhận thức chính xác đối với quy luật vận động phát triển của sự vật làm cơ sở - mới là động lực mạnh mẽ thúc đẩy và quy định mức độ khám phá, hiểu biết và do đó, nó quy định hành vi của mỗi ngƣời. Khi có niềm tin trong sáng con ngƣời hoạt động tích cực hơn, hƣớng thiện hơn, tạo cho con ngƣời một sự tin tƣởng vào chính khả năng của mình, vào sự quy định đúng đắn cho mỗi hành vi mà mình thực hiện.

Quá trình học tập và giáo dục của sinh viên là quá trình hình thành năng lực chuyên môn, bồi dƣỡng nhân cách tinh thần, giúp cho mỗi sinh viên biết xác định mục tiêu, lý tƣởng và niềm tin khoa học trong cuộc sống.

Đối với mỗi sinh viên, lý tƣởng và niềm tin đƣợc bộc lộ ra qua nhận thức và hành động của họ xung quanh những vấn đề: học để làm gì? học cho ai? mình là ai? mình có vị trí nhƣ thế nào trong xã hội này? mình sẽ phải làm gì, phải sống nhƣ thế nào? mình đóng góp đƣợc gì cho xã hội? Việc giáo dục đạo đức cho sinh viên phải hƣớng tới mục đích phải hình thành ở sinh viên lý tƣởng sống cao đẹp,

trong sáng và niềm tin khoa học, nó phải phù hợp với mục tiêu, lý tƣởng của dân tộc, phù hợp với lý tƣởng chung của thời đại.

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, một nền đạo đức mà nội dung của nó là vì dân, vì nƣớc, nền đạo đức đòi hỏi mỗi con ngƣời biết kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng, biết đặt lợi ích của cộng đồng, của dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân mình, gia đình mình. Còn tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm tƣ tƣởng để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội - một chế độ xã hội đem lại tự do, công bằng, bình đẳng và hạnh phúc cho con ngƣời.

Suốt cuộc đời Hồ Chí Minh luôn phấn đấu cho lý tƣởng sống cao đẹp thể hiện đức hạnh và nhân cách của Ngƣời đó là: “tận trung với nƣớc, tận hiếu với dân”, là khát vọng đem lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, để tất cả mọi ngƣời đều “có cơm ăn, áo mặc, ai cũng đƣợc học hành”.

Học tập đạo đức Hồ Chí Minh là phải kiên định mục tiêu, lý tƣởng mà Đảng và Bác Hồ đã chọn là “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”, là tiếp tục bổ sung, nuôi dƣỡng, phát triển niềm tin, lý tƣởng trong điều kiện, hoàn cảnh mới.

Trong lịch sử đấu tranh cách mạng Việt Nam, học tập, noi gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện mục tiêu, lý tƣởng cao cả của Ngƣời, bao thế hệ thanh niên Việt Nam đã có đƣợc niềm tin vào tƣơng lai tƣơi sáng của đất nƣớc, biết tin vào Đảng, Bác Hồ, tin vào con đƣờng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Theo tiếng gọi của Đảng, của Bác Hồ đã có hàng vạn thanh niên, sinh viên không sợ hy sinh, gian khổ, không tiếc máu xƣơng của mình đã sẵn sàng ra mặt trận, sẵn sàng xả thân vì tổ quốc, vì nền độc lập tự do của nƣớc nhà. Những tấm gƣơng tiêu biểu nhƣ Trần Văn Ơn, Nguyễn Điền, Trần Quang Cơ... cho đến Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc... sự hy sinh cao cả của họ đã đi vào lịch sử phong trào học sinh, sinh viên, đi vào lịch sử dân tộc nhƣ hiện thân của lý tƣởng sống cao đẹp của tuổi trẻ Việt Nam, là biểu tƣợng về nhân cách cao cả của một thế hệ thanh niên Việt Nam.

Ngày nay đất nƣớc đã độc lập, dân tộc đã tự do con ngƣời đƣợc sống trong hoà bình không có nghĩa là không cần phải có lý tƣởng, niềm tin mà đặt ra yêu cầu phải không ngừng bồi dƣỡng niềm tin, lý tƣởng phát huy tinh thần lý tƣởng và niềm tin của các thế hệ đi trƣớc. Chỉ có nhƣ vậy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mới nhanh đi tới thành công.

Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh là giúp cho sinh viên xác định đúng mục đích động cơ học tập của mình: Học để phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, để xây dựng cho mình niềm tin khoa học đó là niềm tin vào Đảng, vào Chủ nghĩa xã hội. Điều đó đòi hỏi sinh viên phải không ngừng học tập, phấn đấu, tu dƣỡng, rèn luyện phẩm chất, năng lực cá nhân để khẳng định đƣợc vị trí, vai trò của bản thân trong xã hội, có khát vọng cống hiến và luôn cống hiến vì lợi ích của dân tộc.

Quá trình hình thành lý tƣởng, niềm tin cho sinh viên hiện nay còn nhiều yếu tố cản trở và ảnh hƣởng đến kết quả giáo dục; những tiêu cực xã hội nảy sinh từ mặt trái của nền kinh tế thi trƣờng, việc giải quyết những tiêu cực xã hội còn chƣa triệt để, thiếu kiên quyết thậm chí có nơi có chỗ còn dung túng cho tiêu cực... Tất cả những điều đó dẫn tới sự bất bình trong xã hội, sự suy giảm lòng tin trong nhân dân, sự thiếu nhiệt tình trong cống hiến của quần chúng trong đó có tầng lớp sinh viên - tầng lớp mà nhân cách của họ đang định hình, chƣa ổn định dễ chịu những tác động từ bên ngoài. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh là làm rõ cơ sở xã hội, cơ sở thực tiễn của tình trạng đó, có biện pháp giải quyết triệt để chỉ có nhƣ vậy mới nâng cao hiệu quả giáo dục, mới củng cố đƣợc niềm tin, giáo dục đƣợc lý tƣởng, hình thành lối sống mới cho sinh viên.

Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh còn là quá trình định hƣớng cho sự hình thành niềm tin, lý tƣởng ở sinh viên. Con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa là con ngƣời có niềm tin khoa học chứ không phải niềm tin mù quáng, niềm tin dựa trên cơ sở khoa học, của tình cảm đạo đức trong sáng, của sự thẩm thấu lẫn nhau giữa tình cảm và trí tuệ. Chỉ khi có niềm tin trong sáng sinh viên mới có cơ sở vững

chắc để xây dựng lý tƣởng xã hội chủ nghĩa và đấu tranh chống lại mọi thế lực thù địch trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nó còn là cơ sở để sinh viên tự điều chỉnh và hoàn thiện dần mối quan hệ của mình với tự nhiên, với xã hội và với chính bản thân mình.

Con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa còn là những con ngƣời có lý tƣởng cao cả, khoa học chứ không phải lý tƣởng thông tục, không khoa học. Đó là lý tƣởng phù hợp với quy luật phát triển của hiện thực khách quan, phản ánh trung thực lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân, nó hƣớng tới sự phồn vinh của tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân và giải phóng triệt để nhân loại. Chỉ khi có lý tƣởng cao cả, khoa học sinh viên mới có cơ sở để lựa chọn những giá trị đạo đức tiến bộ, phù hợp với truyền thống dân tộc và nhân loại, sinh viên mới có ý thức đấu tranh để thực hiện thắng lợi chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đề ra nhằm bảo vệ và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Lý tƣởng cao cả còn là mục tiêu cao nhất của hành vi con ngƣời, là mục tiêu cao nhất của nhân cách sinh viên giúp sinh viên phân biệt đƣợc lý tƣởng với ảo tƣởng và không tƣởng.

Trong các yếu tố hình thành nhân cách sinh viên, lý tƣởng và niềm tin có quan hệ chặt chẽ lẫn nhau, ảnh hƣởng và tác động lẫn nhau. “Nếu nói lý tƣởng là ranh giới tốt đẹp của cuộc đời, thì niềm tin là cầu thang vững chắc để thực hiện lý tƣởng” [30, tr. 426]. Vì vậy, đối với sinh viên nếu thiếu niềm tin sẽ dễ nảy sinh dao động đối với tƣ tƣởng đã đƣợc xác định hoặc thiếu lòng tin và quyết tâm để thực hiện lý tƣởng. Khi thiếu lý tƣởng hoặc lý tƣởng mờ nhạt sẽ cản trở quá trình chuyển hoá niềm tin thành hành động thực tiễn ở sinh viên.

Theo kết quả nghiên cứu về niềm tin của sinh viên cho thấy: Năm 1990 chỉ có 71,4% sinh viên đƣợc hỏi tin tƣởng vào công cuộc đổi mới đất nƣớc, năm 1993 là 83,6%, năm 1995 là 92%. Năm 2000 có 95,2% và 2002 là 96,4%. Trong đó năm 2000 chỉ có 84,3% sinh viên đƣợc hỏi hoàn toàn tin tƣởng vào công cuộc đổi mới thì đến năm 2002 đã tăng lên 93,6%.

Nếu năm 1994 chỉ có 83,9% sinh viên đƣợc hỏi tán thành chủ trƣơng mở

rộng hợp tác quốc tế thì đến năm 2002 con số tán thành tăng lên 96,5% [50, tr. 55 - 57].

Trong giai đoạn hiện nay, để công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh nhằm hình thành niềm tin, lý tƣởng và lối sống mới cho sinh viên đạt kết quả cao đòi hỏi chúng ta cần chú ý những vấn đề sau đây:

- Lý tƣởng, niềm tin của sinh viên phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phẳi gắn với thực tiễn. Điều này là do lý tƣởng, niềm tin vốn có cơ sở từ thực tiễn khách quan và nó chỉ đƣợc chứng minh tính đúng đắn, chân thực bởi thực tiễn. Điều này đã đƣợc C. Mác khẳng định trong luận đề thứ 6 của Luận cương về Phoiơbắc. Lý tƣởng cao hơn hiện thực, là sự thăng hoa của hiện thực vì thế thoát ly hiện thực, thoát ly thực tiễn tất yếu sẽ rơi vào ảo tƣởng.

Một lý tƣởng phù hợp với thực tiễn, tích cực và đáng tin cậy, có thể thực hiện bao giờ cũng phải lấy xu thế phát triển của sự vật làm chỗ dựa. Có thể ở mỗi sinh viên đều có lý tƣởng, niềm tin nhƣng lý tƣởng và niềm tin đó xa rời thực tiễn, không xuất phát từ thực tiễn, không hƣớng tới việc cải tạo thực tiễn thì nó không thể giúp sinh viên trở thành nhân cách sống cao thƣợng.

- Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cần kết hợp với các môn khoa học khác, trƣớc hết là các môn khoa học Mác - Lênin và môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.

Để hình thành lý tƣởng, niềm tin cho sinh viên phải trải qua quá trình lâu dài,

Đó là kết quả tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Đặt vào hoàn cảnh nƣớc ta, lý tƣởng và niềm tin cao cả nhất đó là lý tƣởng và niềm tin cộng sản. Để có đƣợc điều đó bên cạnh làm tốt công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh còn phải kết hợp với các môn khoa học Mác - Lênin, môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam vì nhân cách sinh viên đồng thời còn đƣợc xây dựng trên những tri thức của chủ nghĩa Mác - Lênin, những tri thức về các hoạt động thể hiện mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội dƣới sự lãnh đạo của Đảng, các chủ trƣơng chính

sách của Nhà nƣớc nhằm giải phóng dân tộc, xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội để tiến tới Chủ nghĩa cộng sản.

Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam còn giúp sinh viên tránh đƣợc tình trạng mơ hồ về lịch sử, ảo tƣởng về xã hội, về vai trò của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

- Đấu tranh chống lại những tƣ tƣởng phản động, sai lầm, những hành vi trái đạo đức.

Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta là nhằm biến những lý tƣởng cao đẹp của dân tộc trở thành hiện thực. Nhƣng sự nghiệp đó lại gặp phải sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch nhằm làm phai nhạt lý tƣởng, niềm tin đặc biệt là niềm tin của thanh niên sinh viên. Chúng tìm mọi cách nhằm làm cho sinh viên lãng quên quá khứ hào hùng của dân tộc, sao nhãng việc rèn luyện bản lĩnh cá nhân, làm cho sinh viên suy giảm ý chí cách mạng, suy giảm niềm tin vào Đảng, vào chủ nghĩa xã hội để chạy theo ảo tƣởng, niềm tin mù quáng vào những điều xa vời không do chính mình tạo nên. Cùng với đó kinh tế thị trƣờng còn làm cho những hành vi trái đạo đức xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội. Có nhà nghiên cứu đã cho rằng đó là tình trạng kinh tế phát triển, đất nƣớc đi lên còn văn hoá - nhất là văn hoá đạo đức có sự suy thoái. Thực trạng đó đòi hỏi sinh viên phải không ngừng tu dƣỡng, rèn luyện đạo đức cá nhân theo nội dung đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao bản lĩnh chính trị, có khả năng phân biệt các trào lƣu tƣ tƣởng ngăn chặn những tƣ tƣởng sai lầm phản động, đấu tranh chống lại những hành vi trái đạo đức.

* * *

Tóm lại, trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta cũng nhƣ toàn xã hội đã có sự quan tâm đặc biệt đối với công tác giáo dục đạo đức nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên. Để hoạt động này thực sự mang lại hiệu quả,

trƣớc hết cần nâng cao ý thức tự giác của của sinh viên trong học tập đạo đức Hồ Chí Minh để hình thành ở họ những phẩm chất nhân cách cần thiết. Nhân

cách con ngƣời là giá trị đích thực của cuộc sống. Ở mỗi cá nhân nhân cách không tự nhiên mà có, nó là kết quả của quá trình học tập, tu dƣỡng, rèn luyện. Đối với sinh viên, việc học tập đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những tác động giáo dục quan trọng góp phần hình thành và phát triển nhân cách. Thực tế cho thấy cùng môi trƣờng học tập, chịu những sự tác động giáo dục nhƣ nhau nhƣng lại hình thành nên những nhân cách khác nhau. Điều này do ý thức tự giác

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua thực tế một số trường Đại học và Cao đẳng ở Thành phố Hà Nội (Trang 94 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)