Nội dung cơ bản của đạo đức Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua thực tế một số trường Đại học và Cao đẳng ở Thành phố Hà Nội (Trang 29 - 38)

Toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh là một tấm gƣơng mẫu mực, tiêu biểu, sinh động và sâu sắc nhất về đạo đức - Một kiểu mẫu đạo đức mới đƣợc hình thành trên cơ sở kết hợp giữa trí tuệ cao nhất với thực tiễn lớn nhất của cả dân tộc, nhân loại và bản thân Ngƣời.

Sự thống nhất giữa tƣ tƣởng đạo đức với hành vi đạo đức, giữa lời nói với việc làm đƣợc Hồ Chí Minh thể hiện trong hoạt động của mình khiến cho mọi ngƣời luôn cảm nhận đƣợc nó thật gần gũi với mình, từ đó có ý thức phấn đấu rèn luyện để hƣớng tới những giá trị đích thực của cái Chân - Thiện - Mỹ của cuộc sống.

Tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh bao quát một bình diện lớn lao của cuộc sống mà chúng ta chƣa có điều kiện để khai thác hết tầm cỡ của nó. Ở mức độ khái quát nhất, tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh gồm những nội dung cơ bản sau:

- Trung với nước, hiếu với dân - Nội dung cốt lõi trong đạo đức Hồ Chí Minh.

Trung, hiếu vốn là những khái niệm đạo đức của ngƣời phƣơng Đông nói chung cũng nhƣ ngƣời Việt Nam nói riêng đã đƣợc Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển trong những điều kiện mới, đƣa những khái niệm này vựơt ra khỏi giới hạn của chính nó. Nếu nhƣ trƣớc đây Trung, Hiếu chỉ hạn hẹp trong mối quan hệ của mỗi cá nhân, với vua và với cha mẹ. Theo đó, Trung là trung với vua “trung quân

ái quốc”, đó là sự trung thành tuyệt đối với chế độ Phong kiến mà vua là đại diện tối cao, Hiếu đƣợc hiểu trong phạm vi nhỏ hẹp của gia đình, đã là con thì phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

Ngày nay, Hồ Chí Minh khẳng định Trung là trung với nƣớc, trung với Đảng, Hiếu là hiếu với dân. Đây là phẩm chất bao trùm, quan trọng nhất và chi phối các phẩm chất khác. Ở đây Hồ Chí Minh đã biến đổi tận gốc nội hàm của khái niệm làm cho nó mang một nội dung mới, cách mạng, thể hiện đạo đức ngày càng cao hơn, rộng hơn, nó không phải là trung với vua mà là trung với nƣớc, trung với Đảng, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ mà còn phải hiếu với nhân dân. Gốc của trung là dân tộc, gốc của hiếu là dân chủ.

Theo Hồ Chí Minh, trung với nƣớc là trung thành tuyệt đối với lợi ích của quốc gia dân tộc, với Đảng với con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội. Bởi lẽ nƣớc là nƣớc của dân, của toàn dân tộc chứ chẳng của riêng ai, mỗi ngƣời dân đều là chủ nhân của đất nƣớc do đó, trung với nƣớc cũng là trung với dân. Hiếu với dân theo Ngƣời thì mỗi ngƣời không chỉ hiếu với cha mẹ của mình mà phải hiếu với nhân dân, với toàn dân tộc, Ngƣời chỉ rõ: “Trong bầu trời này không có gì quý bằng dân… trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân” [44, tr. 276]. Trung với nƣớc, hiếu với dân là phải biết gắn bó với quần chúng nhân dân, biết gần dân, dựa vào dân, biết lấy dân làm gốc. Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, phải quan tâm đến việc cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân “việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh”, đồng thời phải làm cho dân hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của mình với tƣ cách là ngƣời làm chủ đất nƣớc.

Ở Hồ Chí Minh phẩm chất trung với nƣớc, hiếu với dân là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng, nó đƣợc thể hiện trong suốt cuộc đời vì dân vì nƣớc cho tới khi Ngƣời qua đời, Ngƣời luôn mang trong mình tâm tƣởng phấn đấu đó là: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nƣớc ta đƣợc hoàn toàn độc lập, dân ta đƣợc hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo

mặc, ai cũng đƣợc học hành ” [47, tr. 517]. Bất cứ ở đâu, khi nào và làm gì Ngƣời cũng hƣớng tới mục tiêu cao cả là “phụng sự đồng bào, phụng sự tổ quốc”. Cuộc đời Ngƣời đã dành trọn cho tổ quốc, cho dân tộc, trƣớc khi đi xa Ngƣời tự nhận thấy “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không đƣợc phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” [47, tr. 512].

Bên cạnh việc tự mình nêu cao phẩm chất trung với nƣớc, hiếu với dân Hồ Chí Minh còn quan tâm tới việc giáo dục quần chúng để nâng cao tinh thần trung, hiếu ở mỗi ngƣời Việt Nam, làm cho họ cũng phấn đấu tận trung với đất nƣớc, tận hiếu với nhân dân.

- Yêu thương con người – Nét độc đáo trong đạo đức và chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh.

Nói đến chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là nói tới toàn bộ suy nghĩ, tình cảm và hành vi đƣợc Ngƣời thể hiện trong cả một đời đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân, cho sự giải phóng của cả

nhân loại và của mỗi ngƣời. Tính nhân văn, đạo đức trong con ngƣời Hồ Chí Minh đƣợc hình thành từ chính cuộc sống lao động, hoạt động cách mạng

của bản thân, từ sự kế thừa và phát triển sáng tạo truyền thống nhân văn của dân tộc và nhân loại tiến bộ từ đó mở ra giai đoạn mới của tính nhân văn Việt Nam.

Trong những nội dung của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh thì yêu thƣơng con ngƣời là phẩm chất cơ bản, nó mang những nét độc đáo riêng của Hồ Chí Minh. Trƣớc hết trong quan niệm về con ngƣời bao giờ Hồ Chí Minh cũng nói đến những con ngƣời cụ thể, tuỳ vào những hoàn cảnh khác nhau mà Ngƣời dùng các khái niệm khác nhau để phù hợp với đối tƣợng, môi trƣờng, vị trí, giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp…

Khi nói về con ngƣời và tình yêu thƣơng giữa con ngƣời với nhau, các xã hội trƣớc thƣờng bị giới hạn bởi lập trƣờng giai cấp, quan điểm dân tộc thậm chí

bó hẹp trong một tầng lớp nhất định. Ở Hồ Chí Minh tình yêu thƣơng con ngƣời nói riêng và chủ nghĩa nhân văn nói chung đã đƣợc Ngƣời mở rộng ra phạm vi toàn thế giới, là sự thống nhất giữa lập trƣờng giai cấp với lập trƣờng dân tộc. Theo Hồ Chí Minh “Dù màu da có khác nhau trên đời này cũng chỉ có hai giống ngƣời, giống ngƣời bóc lột và giống ngƣời bị bóc lột. và cũng chỉ có một tình hữu ái là một mà thôi: tình hữu ái vô sản” [40, tr. 266], ở chỗ khác Ngƣời khẳng định: “Chữ Ngƣời, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nƣớc, rộng hơn là cả loài ngƣời. Trừ bọn việt gian bán nƣớc, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả những ngƣời khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ” [42, tr. 64].

Nhƣ vậy, ở Hồ Chí Minh luôn thể hiện tình yêu thƣơng rộng lớn đối với công nhân, nhân dân lao động, với nông dân, trí thức rộng hơn là đối với những “Ngƣời cùng khổ”, với nhân dân các nƣớc thuộc địa. Xuất phát từ tình yêu thƣơng con ngƣời mà năm 1911 Ngƣời đã rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc, đi để “Xem nƣớc Pháp và các nƣớc khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” [25, tr. 39]. Trong hành trình của mình, ngƣời thanh niên Nguyễn Tất Thành đã không khỏi xót xa, không cầm nổi nƣớc mắt khi đƣợc nghe kể lại chuyện bọn thực dân hành hạ, đánh đập ngƣời da đen, chuyện ngƣời da đen bị bắt đem bán, bị cắt tai xỏ mũi, bị bắt nhảy xuống biển bị sóng nhấn chìm trƣớc sự khoái chí của bọn thực dân… [27, tr. 204 - 205] .

Tình yêu thƣơng con ngƣời và nhân dân ở Hồ Chí Minh là sự đồng cảm của những ngƣời cùng cảnh ngộ, những ngƣời dân mất nƣớc, ngƣời nô lệ lầm than, trái tim Ngƣời đã đập cùng nhịp đập với khát vọng cháy bỏng đƣợc giải phóng của các dân tộc bị áp bức, Ngƣời còn biết đau khổ cùng sự đau khổ của con ngƣời. Trong thƣ gửi gia đình bác sĩ Vũ Đình Tụng, Ngƣời viết: “Ngài biết rằng tôi không có gia đình cũng không có con cái, nƣớc Việt Nam là cả đại gia đình tôi. Tất cả thanh niên việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên là hình nhƣ tôi mất một đoạn ruột” [42, tr. 40].

Khi đã trở thành ngƣời lãnh đạo cao nhất của đất nƣớc, dù bận trăm công ngàn việc nhƣng Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian thăm hỏi bà con nông dân, thăm tình hình sản xuất ở các nhà máy xí nghiệp, thăm các trƣờng học, bệnh viện, các đơn vị bộ đội… Theo thống kê, trong 15 năm (1954 - 1969) Hồ Chí

Minh đã có khoảng 700 chuyến thăm tới những nơi kể trên ở các tỉnh miền Bắc [3, tr. 269], Ngƣời quan tâm đến nơi ăn chốn ở, sức khoẻ của bà con, quan tâm

đến tết trung thu cho các cháu thiếu nhi, thăm hỏi các chiến sĩ ngoài mặt trận, các đồng chí thƣơng binh, các cụ phụ lão, đến đồng bào miền Nam…

Ở Hồ Chí Minh, tình thƣơng yêu đối với dân, với nƣớc, với nhân loại mang nội dung mới sâu sắc, chứa đựng ý nghĩa cách mạng thực sự. Không dừng lại ở tình yêu thƣơng đối với những ngƣời cùng khổ, cùng cảnh ngộ mà còn thể hiện ở tinh thần khoan dung, độ lƣợng đối với những con ngƣời biết nhận ra lỗi lầm của mình để sửa chữa. Theo Ngƣời “Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài, nhƣng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu ngƣời cũng có ngƣời thế này ngƣời thế khác, nhƣng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu

Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đƣờng, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có nhƣ thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tƣơng lai chắc sẽ vẻ vang” [41, tr. 246 - 247]. Ở Hồ Chí Minh tình thƣơng yêu đối với nhân dân và nhân loại không bao giờ thay đổi.

- Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư, Có lý có tình - Những chuẩn mực của đạo đức Hồ Chí Minh.

Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tƣ là những khái niệm đã tồn tại trong đạo đức truyền thống Việt Nam đƣợc Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển lên tầm cao mới. Theo Hồ Chí Minh: “Bọn Phong kiến ngày xƣa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhƣng không bao giờ làm mà bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay ta đề cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gƣơng cho nhân dân theo để lợi cho nƣớc cho dân” [43, tr. 321]. “Cần,

Kiệm, Liêm, Chính còn là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc.

Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bốn phƣơng: Đông, Tây, Nam, Bắc Ngƣời có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính Thiếu một mùa thì không thành trời

Thiếu một phƣơng thì không thành đất

Thiếu một đức thì không thành ngƣời” [42, tr. 631].

Nêu lên những chuẩn mực đạo đức trên nhằm tạo lập một nền tảng đạo đức, phẩm chất của đời sống mới, phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nƣớc, là thƣớc đo bản chất ngƣời của mỗi con ngƣời. Không chỉ nêu lên khái niệm cần, kiệm, liêm, chính… Ngƣời còn đi sâu giải thích cặn kẽ để quần chúng hiểu đƣợc và thực hành đƣợc, cụ thể là:

+ Cần: là lao động cần cù, siêng năng chăm chỉ, có kế hoạch, sáng tạo… không lƣời biếng, không ỷ lại, dựa dẫm. Ngƣời nói cần “tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai”… Cần thì việc gì dù khó khăn mấy cũng làm đƣợc… Cần là luôn cố gắng, luôn chăm chỉ, cả năm, cả đời, nhƣng không làm quá trớn. Phải biết nuôi dƣỡng tinh thần và lực lƣợng của mình để làm việc cho lâu dài. Lƣời biếng cũng là kẻ địch của chữ Cần [42, tr. 632 - 634].

Để thực hiện cần có kết quả Ngƣời chỉ cho mọi ngƣời thấy đƣợc rằng làm việc phải có kế hoạch, phải tính toán cẩn thận, phải có sự phân công cụ thể rõ ràng.

+ Kiệm: là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của của dân, của nƣớc của chính bản thân mình, phải biết tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, bởi theo Ngƣời nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; Kiệm còn là không xa xỉ, hoang phí, không bừa bãi, không phô trƣơng hình thức.

Hồ Chí Minh khẳng định: “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi

cho đồng bào, cho tổ quốc thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Nhƣ thế mới đúng là Kiệm” [42, tr. 637].

+ Liêm: “Liêm là trong sạch, không tham lam” [42, tr. 640].

Ngƣời có Liêm là luôn biết tôn trọng, giữ gìn của công cũng nhƣ của dân, không ham địa vị, tiền tài, danh vọng, không tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá.

Mọi ngƣời đều phải Liêm trong đó cán bộ phải thực hành chữ Liêm trƣớc để làm kiểu mẫu cho dân. “Chữ LIÊM phải đi đôi với chữ KIỆM. Cũng nhƣ chữ KIỆM phải đi đôi với chữ CẦN. Có KIỆM mới LIÊM đƣợc. Vì xa xỉ mà sinh ra tham lam. Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là BẤT LIÊM” [42, tr. 640].

+ Chính: “Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn tức là tà” [42, tr. 643]. Đối với mình không tự cao tự đại, đối với ngƣời không nịnh trên, khinh dƣới, đối với việc thì để việc công lên trên, lên trƣớc việc tƣ. Đƣợc giao nhiệm vụ phải quyết làm cho kỳ đƣợc. “Việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh”.

Những phẩm chất Cần, Kiệm, Liêm, Chính mà Hồ Chí Minh nêu ra không chỉ dừng lại ở phƣơng diện đạo đức mà nó còn thể hiện cả trên bình diện xã hội của vấn đề. Ví nhƣ đối với chữ Cần nó không chỉ đƣợc đề cập ở phạm vi hẹp là cá nhân: tay siêng làm hàm siêng nhai mà, trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh còn có nghĩa rộng là mọi ngƣời đều phải Cần, cả nƣớc đều phải Cần. Còn chữ Kiệm thì cá nhân tiết kiệm chƣa đủ mà phải làm cho mọi ngƣời cùng tiết kiệm. Không chỉ tiết kiệm của riêng mà phải tiết kiệm cả của công. Không chỉ tiết kiệm của cải, tiền bạc mà phải tiết kiệm thời gian.

+ Chí công vô tư: Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tƣ là không đƣợc có lòng riêng, thiên tƣ thiên vị. Mỗi ngƣời phải biết đem lòng chí công vô tƣ mà đối với ngƣời với việc. Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình

trƣớc, khi hƣởng thụ thì mình nên đi sau, lo trƣớc thiên hạ, vui sau thiên hạ; là lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì tổ quốc, vì đồng bào.

Theo Hồ Chí Minh muốn thực hiện đƣợc “chí công vô tƣ” phải kiên quyết đấu tranh chống lại “dĩ công vi tƣ”, bởi nó trái với chủ nghĩa tập thể, trái với đạo đức cách mạng.

+ Có lý có tình: Đây là một trong những chuẩn mực để ứng xử mà trong suốt cuộc đời Hồ Chí Minh luôn gƣơng mẫu thực hiện. Mọi việc cho dù việc hay, việc dở đều đƣợc Ngƣời giải quyết có lý có tình, có trƣớc có sau. Không chỉ vì mình mà còn phải vì ngƣời, không chỉ vì dân tộc mình mà còn vì các dân tộc khác, không chỉ vì trƣớc mắt mà còn vì lâu dài, không chỉ vì cá nhân mà còn vì

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua thực tế một số trường Đại học và Cao đẳng ở Thành phố Hà Nội (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)