Nâng cao ý thức tự giác của sinh viên trong học tập đạo đức Hồ Chí Minh để hình thành ở họ những phẩm chất nhân cách

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua thực tế một số trường Đại học và Cao đẳng ở Thành phố Hà Nội (Trang 81 - 87)

- Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc đối với công tác giáo dục

3.1 Nâng cao ý thức tự giác của sinh viên trong học tập đạo đức Hồ Chí Minh để hình thành ở họ những phẩm chất nhân cách

cần thiết

Để gánh vác sự nghiệp cách mạng nặng nề nhƣng vẻ vang của đất nƣớc hiện nay cũng nhƣ trong tƣơng lai, đòi hỏi phải có những con ngƣời Việt Nam đủ

Đức, đủ Tài, có phẩm chất và năng lực, vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Để có đƣợc những con ngƣời nhƣ thế phải bắt đầu bằng sự nghiệp “trồng ngƣời”, trong đó sinh viên là lực lƣợng chủ yếu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” [41, tr. 167]. Ngƣời còn nhấn mạnh, “Vì lợi ích mƣời năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng ngƣời” [45, tr. 222]. Xem việc “bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” [47, tr. 498].

Từ đây có thể hiểu rằng sự nghiệp cách mạng nƣớc ta đặt ra yêu cầu rất cao đối với sinh viên - những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Bên cạnh tài năng phải có phẩm chất nhân cách mới phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Khác với xã hội cũ trƣớc đây, trong nhân cách sinh viên ngày nay những phẩm chất cần thiết mà mỗi ngƣời phải rèn luyện cũng nhƣ xã hội yêu cầu bao gồm lòng yêu nƣớc, yêu Chủ nghĩa xã hội; hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; biết tôn trọng các giá trị truyền thống; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có năng lực chuyên môn; sáng tạo; hành vi, quan hệ giao tiếp có văn hoá, có lý tƣởng cách mạng; biết kính trọng thầy cô, có lòng tự trọng, có mục đích sống tích cực, sống trung thực; biết đấu tranh chống cái xấu cái ác…

Để hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách trên đây đòi hỏi sự tác động tổng hợp của nhiều quá trình, yếu tố khác nhau trong đó vai trò của công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh là hết sức to lớn. Song công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh nói chung và học tập đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng chỉ thực

sự tạo ra sự chuyển biến tích cực khi ý thức tự giác học tập, sự tự giáo dục và tự rèn luyện của sinh viên đƣợc nâng cao.

Trong hoạt động giáo dục, sinh viên với tƣ cách là chủ thể của quá trình nhận thức, chủ thể của hoạt động học tập đã chịu sự tác động giáo dục từ những khách thể khác nhau nhƣ gia đình, nhà trƣờng, xã hội, qua đó sinh viên tiếp thu, lĩnh hội tri thức (tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm), tự chuyển hoá mình. Sinh viên đã biến những tri thức đó trở thành những nguyên tắc, quy tắc định hƣớng và chỉ đạo nhận thức, hành vi của chính mình, góp phần hoàn thiện nhân cách cá nhân sao cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Nâng cao ý thức tự giác của sinh viên trong học tập đạo đức Hồ Chí Minh là quá trình biện chứng, ở đó có sự thống nhất của hai mặt: Tự giác trong nhận thức, nắm vững nội dung tri thức và tự giác trong rèn luyện đạo đức bản thân (tự giáo dục) theo những hành vi đạo đức có tính chuẩn mực ở Hồ Chí Minh.

Để nắm vững nội dung tri thức trong học tập đạo đức Hồ Chí Minh và tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh, trƣớc hết sinh viên phải nắm vững hệ thống các khái niệm, phạm trù khoa học của nó, nhận thức đƣợc rằng việc học tập của mình là nhằm xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình hình thành thế giới quan và nhân sinh quan của bản thân. Qua sự tự giác cao trong học tập sinh viên sẽ có đƣợc hệ thống tri thức, khi có đƣợc hệ thống tri thức đạo đức sẽ củng cố niềm tin đạo đức đúng đắn. Có tri thức, có tình cảm và có niềm tin sẽ là động lực thúc đẩy sinh viên thực hiện hành vi đạo đức trong đời sống.

Nói đến sự tự giác trong học tập là nói đến sự nỗ lực, cố gắng, tính tích cực và chủ động của mỗi sinh viên, là phát huy vai trò của ý thức, trong đó có ý thức đạo đức. Mỗi sinh viên phải biết thƣờng xuyên bồi dƣỡng năng lực học tập, biết xây dựng kế hoạch học tập hợp lý, biết sắp đặt thời gian đặc biệt, phải tự mình biết điều chỉnh, điều tiết, khống chế làm chủ bản thân trong học tập và rèn luyện. Từng bƣớc khắc phục tƣ tƣởng coi thƣờng môn học, coi thƣờng việc học tập đạo đức cũng nhƣ mặt đức dục trong nhân cách con ngƣời. Chỉ có nhƣ vậy mới tạo

cho sinh viên nền nếp, thái độ học tập nghiêm túc, hiệu quả và tình cảm trong sáng đối với những chuẩn mực đạo đức mới.

Bên cạnh sự tự giác trong nhận thức và nắm vững nội dung tri thức thì sự tự giác trong tự giáo dục và rèn luyện đạo đức là một nội dung không thể thiếu đƣợc trong ý thức tự giác của sinh viên.

Nhân cách là nội dung cơ bản khẳng định giá trị Ngƣời trong mỗi cá nhân, là mặt xã hội của con ngƣời và là sự thể hiện những giá trị đích thực của cuộc sống. Ở mỗi cá nhân, nhân cách không thể tự nhiên mà có, nó là kết quả của quá trình phấn đấu rèn luyện, tu dƣỡng lâu dài, gian khổ. Ngƣời có nhân cách phải là ngƣời đƣợc giáo dục, qua giáo dục và tự giáo dục mà hình thành, mà phát triển.

L.M.Ackhanghenxki viết: “Sự phát triển đạo đức của nhân cách không phải là kết quả ảnh hƣởng một chiều từ xã hội đến con ngƣời. Đó là quá trình hai chiều trong đó khách thể và chủ thể giáo dục tác động tích cực cho nhau. Sự phát triển cá nhân của con ngƣời nhƣ là một nhân cách đòi hỏi con ngƣời phải tiếp thụ đƣợc nền văn hoá hiện đại, phải phát triển năng lực tác động tích cực tới môi trƣờng xung quanh, cải biến môi trƣờng và năng lực tự giáo dục” [2, tr. 200].

Còn Kixelop cho rằng: “Sự tự giáo dục về đạo đức tồn tại nhƣ một bộ phận không tách rời của giáo dục đạo đức, là “sự tiếp tục” giáo dục đạo đức ở chủ thể, là mặt bên trong nội tâm của của quá trình giáo dục đạo đức do xã hội thực hiện đối với mỗi cá nhân. Sự tự giáo dục biểu hiện tính tích cực của ý thức, khi bản thân ý thức trở thành nguyên nhân tác động, thì lúc đó các yếu tố này của ý thức tác động tới các yếu tố khác, chẳng hạn tác động tới tình cảm. Bản thân tôi tự giáo dục tôi - điều đó có nghĩa là cái Tôi của tôi (ý chí của tôi, ý thức của tôi) tham gia vào sự hình thành bộ mặt tinh thần của tôi và nhƣ vậy, cả vào sự hình thành kiểu cách hành động thực tiễn, vật chất” [28, tr. 8].

Quá trình hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên là quá trình “nội hoá” (cá nhân tự giáo dục mình), đồng thời cũng là quá trình “ngoại hoá” (chịu sự giáo dục bên ngoài) trong đó nội hoá có tính chất quyết định.

Việc học tập đạo đức Hồ Chí Minh để hình thành nhân cách là quá trình chuyển hoá tri thức đạo đức thành hành vi đạo đức. Bằng nhận thức của mình, sinh viên luôn luôn tìm thấy ở con ngƣời Hồ Chí Minh một kiểu mẫu về ý thức tự giáo dục và rèn luyện bản thân để trở thành một nhân cách vĩ đại.

Từ thuở thiếu thời cho đến khi bôn ba nơi đất khách quê ngƣời để tìm đƣờng cứu nƣớc cho đến khi trở thành lãnh tụ của một quốc gia, Hồ Chí Minh luôn nêu cao ý thức tự giác học tập, rèn luyện và nghiên cứu đặc biệt là tìm hiểu các giá trị văn hoá của các dân tộc khác nhau, các nền văn hoá khác nhau. Song nếu chỉ dừng lại ở đó sẽ chẳng có Hồ Chí Minh - một nhân cách lớn của thời đại.

Khác với nhiều ngƣời, Hồ Chí Minh đã biết vƣợt lên mọi khó khăn gian khổ, mọi thách thức để nỗ lực phấn đấu bằng nghị lực của chính mình. Một anh Ba chỉ với hai bàn tay trắng nhƣng đủ can đảm, đầy dũng khí đi ra nƣớc ngoài học hỏi để về giúp dân, cứu nƣớc. Anh Ba đã xem hai bàn tay của mình là tiền, là phƣơng tiện để có thể ra đi, có thể sống. Chúng ta cũng không thể quên hình ảnh anh phụ bếp ngƣời Việt trên con tàu của Pháp, không thầy dạy, vất vả thức dậy từ bốn giờ sáng mãi tới chín giờ tối mới đƣợc nghỉ vậy mà vẫn gắng học nhiều ngôn ngữ khác nhau. Sau khi đƣợc chính quyền Tƣởng Giới Thạch trả tự do, sức khoẻ giảm sút nhiều, Bác đã kiên trì luyện tập thể dục hàng ngày, bất kể trời nắng, mƣa hay giá rét Bác vẫn duy trì đều đặn, thƣờng xuyện, với phƣơng châm:

Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công

Cùng với quá trình giáo dục, quá trình tự giáo dục là quá trình tự thân vận động, tự thân biến đổi, chuyển hoá. Quá trình này đòi hỏi mỗi sinh viên phải có một nghị lực, một ý chí và quyết tâm cao để có thể chiến thắng chính bản thân mình. Khi mà ranh giới giữa thiện và ác, giữa tốt và xấu, giữa đúng và sai… trở nên rất mỏng manh, điều đó đòi hỏi sinh viên phải có một quyết tâm cao và nỗ lực lớn. Hồ Chí Minh thƣờng nhắc nhở chúng ta rằng: “việc đấu tranh với kẻ địch

trong ngƣời, trong nội bộ, trong tinh thần, là một khó khăn, đau xót”. Đây “không phải là việc dễ, vì vậy phải có quyết tâm đấu tranh mới đƣợc”

Tự giáo dục và rèn luyện đạo đức theo đúng tinh thần tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh còn đòi hỏi sinh viên không chỉ tích cực thực hiện hành vi đạo đức phù hợp mà còn có thái độ nghiêm túc với bản thân trong kiểm tra đánh giá hành vi của mình, biết chịu trách nhiệm trƣớc kết quả của những hành vi đã thực hiện. Trƣớc mỗi hành vi đúng đắn, phù hợp mà mình đã thực hiện sinh viên cảm nhận đƣợc niềm vui, sự thoải mái về tinh thần, thấy mình hạnh phúc. Dƣới góc độ đạo đức học thì đó là lúc lƣơng tâm đƣợc khẳng định.

Ngƣợc lại, trƣớc những hành vi sai trái không phù hợp sinh viên luôn bị đeo đẳng bởi cảm giác áy náy, bất an, cảm thấy xấu hổ… tức là lƣơng tâm ở trạng thái phủ định. Mỗi khi lƣơng tâm đƣợc đánh thức, dù ở trạng thái khẳng định hay phủ định, lúc đó mầm mống của điều thiện đã xuất hiện.

Trong quá trình tự giáo dục, sinh viên luôn phải thực hiện sự tự điều chỉnh, tự đánh giá, tự phê bình mình một cách kịp thời nhằm uốn nắn khắc phục những biểu hiện không phù hợp hoặc lệch lạc không chỉ trong nhận thức tƣ tƣởng mà quan trọng hơn là trong hành vi của mình. Ở đây học tập đạo đức Hồ Chí Minh là học tập tinh thần phê bình và tự phê bình của Ngƣời. Trong Sửa đổi lối làm việc (tháng 10 - 1947), Bác căn rặn: “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa nhƣ mỗi ngày phải đƣợc rửa mặt. Đƣợc nhƣ thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà đảng sẽ mạnh vô cùng”. Ngƣời còn khẳng định: “phê bình và tự phê bình là vũ khí rất cần thiết và rất sắc bén, nó giúp cho chúng ta sửa chữa những sai lầm và phát triển ƣu điểm”.

Đối với sinh viên, phê bình và tự phê bình sẽ giúp cho họ khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm thƣờng mắc phải trong học tập và rèn luyện, từng bƣớc hình thành ở họ những phẩm chất của con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa.

Dấu hiệu đặc trƣng của tự giáo dục là tính năng động của chủ thể, là nguyện vọng tự giác phấn đấu để tự cải tạo theo hƣớng tích cực, theo hƣớng hình thành,

phát triển hoặc củng cố các phẩm chất cần thiết của nhân cách mới – nhân cách xã hội chủ nghĩa. Nhƣ vậy, một yếu tố quan trọng mang tính tất yếu của tự giáo dục là sự tự điều chỉnh cũng nhƣ sự tự phê bình, là tinh thần không thoả mãn với

kết quả đã đạt đƣợc và sự cầu thị thực sự ở mỗi cá nhân.

Sự tự giáo dục và rèn luyện đạo đức theo nội dung đạo đức Hồ Chí Minh còn là quá trình sinh viên từng bƣớc xây dựng cho mình thói quen, hành vi đạo đức theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Những phẩm chất, chuẩn mực nhƣ: Trung với nƣớc - hiếu với dân, Cần - Kiệm - Liêm - Chính - Chí công vô tƣ, Yêu thƣơng con ngƣời, Tinh thần quốc tế trong sáng… ở Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự rèn luyện, phấn đấu trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, phục vụ sự nghiệp cách mạng của Ngƣời. Bởi vậy, đối với sinh viên để hình thành những phẩm chất cá nhân phù hợp với đạo đức mới - đạo đức cách mạng trong chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh là quá trình lâu dài, thƣờng xuyên phải rèn

luyện, nó đòi hỏi đức tính kiên trì, nhẫn nại, “giống nhƣ việc rửa mặt hàng ngày”, Hồ Chí Minh khẳng định: “Đạo đức cách mạng không tự trên trời sa xuống. Nó

do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng nhƣ ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [45, tr. 293].

Trong giáo dục hiện nay để nâng cao ý thức tự giác của sinh viên trong học tập đạo đức Hồ Chí Minh cần làm tốt những vấn đề cơ bản sau:

- Tăng cƣờng giáo dục, cổ vũ động viên, khuyến khích để sinh viên nhận thức rõ sự nghiệp cách mạng của Đảng đang cần có những con ngƣời phát triển toàn diện, hiểu đƣợc rằng trong cơ chế thị trƣờng hiện nay mỗi sinh viên phải khẳng định mình bằng tài năng trí tuệ, bằng phẩm chất đạo đức chứ không phải bằng toan tính thủ đoạn cá nhân hay sự may rủi trong cuộc sống.

Chỉ khi nhận thức nhƣ vậy sinh viên mới chủ động, tự giác và tích cực trong tiếp thu tri thức, trong học tập. Biết tự mình thu nhận kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm để phục vụ cho công việc chuyên môn khi ra trƣờng. Đó chính là phẩm

chất tích cực trong con ngƣời, là con đƣờng tu đƣỡng, rèn luyện trong môi trƣờng giáo dục chuyên nghiệp.

- Có cơ chế kiểm tra, đánh giá phù hợp sẽ phản ánh chính xác kết quả giảng dạy môn học, đồng thời bảo đảm sự công bằng trong kết quả học tập của mỗi sinh viên. Đây đƣợc coi là một khâu cơ bản và quan trọng của quá trình học tập. Nó trực tiếp hoặc gián tiếp kích thích tinh thần, thái độ tích cực trong học tập, rèn luyện của sinh viên.

- Xây dựng quy chế khen thƣởng, kỷ luật nghiêm minh vừa có tính công bằng, bình đẳng vừa dân chủ trong động viên, khuyến khích đối với sinh viên. Theo đó những sinh viên nào có thành tích trong học tập, trong tu dƣỡng rèn luyện đạo đức, trong nghiên cứu khoa học, trong các hoạt động xã hội… sẽ đƣợc biểu dƣơng khen thƣởng. Những sinh viên vi phạm nội quy quy chế học tập, vi phạm đạo đức, pháp luật sẽ bị phê bình, xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm.

Nhƣ vậy, nâng cao ý thức tự giác của sinh viên trong học tập đạo đức Hồ Chí Minh vừa là sự tự giác trong học tập tri thức đạo đức Hồ Chí Minh vừa là nâng cao ý thức tự giác trong tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức bản thân theo những chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt việc này giúp cho mỗi sinh viên dần hoàn thiện khả năng tự đánh giá, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện theo những yêu cầu, chuẩn mực đạo đức, nhân cách mà xã hội hƣớng tới. Khi mỗi sinh viên đã có đƣợc ý thức tự giác học tập tiếp thu tri thức sẽ là cơ sở để hình thành tình cảm, niềm tin, lý tƣởng đạo đức tốt đẹp, từ đó thúc đẩy sinh viên có hành vi đạo đức phù hợp, đúng đắn.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua thực tế một số trường Đại học và Cao đẳng ở Thành phố Hà Nội (Trang 81 - 87)