Gắn giáo dục ý thức đạo đức Hồ Chí Minh với thực hành đạo đức trong sinh viên để hình thành mẫu hình nhân cách theo yêu cầu

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua thực tế một số trường Đại học và Cao đẳng ở Thành phố Hà Nội (Trang 87 - 94)

- Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc đối với công tác giáo dục

3.2Gắn giáo dục ý thức đạo đức Hồ Chí Minh với thực hành đạo đức trong sinh viên để hình thành mẫu hình nhân cách theo yêu cầu

trong sinh viên để hình thành mẫu hình nhân cách theo yêu cầu xã hội.

Đây là một trong những nguyên lý cơ bản của đạo đức học mácxít, nó đặt ra yêu cầu giáo dục lý thuyết phải gắn với thực hành, lý luận phải gắn với thực tiễn, học phải đi đôi với hành.

Trong giáo dục lý luận, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “thực tiễn không có lý luận hƣớng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông… Lý luận không phải cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo; lý luận luôn cần đƣợc bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ thực tiễn” [48, tr. 182 - 183].

Nhân cách con ngƣời đƣợc hình thành, phát triển không phải chỉ dựa vào quá

trình nhận thức mà ở toàn bộ quá trình hoạt động tích cực trong đời sống xã hội, ở hoạt động thực tiễn trƣớc hết là trong tập thể, trong môi trƣờng lao động: Bởi lẽ “ý thức của nhân cách xã hội chủ nghĩa đƣợc hình thành không chỉ “bằng con đƣờng lý luận”, thông qua việc giáo dục ở nhà trƣờng mà chủ yếu trong quá trình lao động, hoạt động xã hội, đấu tranh giai cấp. Giáo dục có hệ thống và hoạt động thực tiễn là hai con đƣờng cơ bản gắn bó với nhau” [2, tr. 134].

Công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi bảo đảm gắn giáo dục đạo đức với thực hành đạo đức trong sinh viên. Khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng, sinh viên đƣợc trang bị hệ thống tri thức đạo đức song những tri thức đó chỉ tồn tại với tƣ cách là bộ phận của ý thức, sức mạnh của nó cũng chỉ là sức mạnh tinh thần, trong khi mục tiêu của giáo dục không phải chỉ dừng lại ở đó. Chính vì vậy, sinh viên phải đƣợc tạo điều kiện để thực hành, áp dụng những điều đã biết, đã học vào trong cuộc sống của mình. Qua hoạt động thực tiễn sinh viên có thể kiểm chứng, đánh giá những nội dung đạo đức, biến nó thành hành vi đạo đức của bản thân.

Đối với sinh viên, những điều đã học, đã đƣợc thầy cô cung cấp cho thông qua học tập trên giảng đƣờng còn quá ít, quá mới thậm chí có những điều khác xa so với những gì đang diễn ra trong thực tế xã hội. Vì thế gắn giáo dục ý thức đạo đức với thực hành đạo đức còn là cơ sở để sinh viên đến gần với đời sống hiện thực, giúp họ không còn cảm giác bỡ ngỡ, xa lạ với cuộc sống, với công việc sau khi ra trƣờng. Mặt khác, đây cũng là cơ hội để sinh viên khẳng định tính tích cực

xã hội của mình, phát huy ƣu điểm và những năng lực cá nhân nhƣ: năng động, sáng tạo, có tình cảm đạo đức cách mạng… và biến nó thành thực tiễn đạo đức.

Học tập đạo đức Hồ Chí Minh giúp sinh viên có nhận thức đầy đủ hơn về đạo đức cách mạng của Ngƣời: “đạo đức Hồ Chí Minh không phải là đạo đức tu thân mà là đạo đức dấn thân, tức là đạo đức gắn liền với hành động, nói là để làm nhất là nói về đạo đức phải đi đôi với thực hành đạo đức ” [58, tr. 26 - 27]. Điều này đặt ra yêu cầu đối với mỗi ngƣời là: “việc tu dƣỡng đạo đức phải đƣợc thực hiện trong hoạt động thực tiễn, trong đời tƣ cũng nhƣ đời công - sinh hoạt, học tập, lao động, chiến đấu, trong mối quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, từ nhỏ đến lớn - gia đình, nhà trƣờng, xã hội; từ quan hệ bạn bè, đồng chí, anh em đến quan hệ tập thể, với cấp trên, với Đảng, với Nhà nƣớc, với dân và cả trong mối quan hệ quốc tế” [33, tr. 363 - 364].

Để tạo ra môi trƣờng thực hành đạo đức cho sinh viên bên cạnh vai trò chủ đạo của các trƣờng còn có vai trò to lớn của các đoàn thể quần chúng nhƣ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ƣơng Hội Sinh viên Việt Nam, các tổ chức Đoàn thanh niên các tỉnh, thành phố, Hội Sinh viên các trƣờng đại học.

Trong những năm qua với vai trò tích cực của mình, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp, Hội Sinh viên Việt Nam các trƣờng đã tổ chức đƣợc nhiều hoạt động dƣới nhiều hình thức đa dạng có tính giáo dục cao, thu hút đông đảo sinh viên tham gia, tiêu biểu nhƣ các phong trào Tuổi trẻ giữ nước, Hiến máu nhân đạo, Tiếp sức mùa thi, Chiến dịch mùa hè xanh, Tuổi trẻ Việt Nam rèn đức luyện tài vì ngày mai lập nghiệp, Chăm sóc Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với cách mạng, Ủng hộ giúp đỡ đồng bào nghèo, đồng bào bị lũ lụt thiên tai, Ủng hộ nạn nhân chất độc da cam… chính những phong trào chính trị - thực tiễn này đã rèn rũa, bổ sung và làm phong phú thêm những phẩm chất nhân cách tốt đẹp cho sinh viên.

Đối với sinh viên Hà Nội, bên cạnh những phong trào chung của sinh viên cả nƣớc còn có những phong trào, hoạt động của riêng mình: Chƣơng trình Xây

dựng hình ảnh người sinh viên thủ đô ngàn năm văn hiến, Tuổi trẻ thủ đô tiến bước dưới cờ Đảng thi đua học tập rèn luyện, lập công xuất sắc trong phong trào thanh niên tình nguyện, tham gia các cuộc thi Tìm hiểu Đảng cộng sản Việt Nam, đảng bộ thành phố Hà Nội, Hà Nội ngàn năm văn hiến, diễn đàn Tuổi trẻ sống đẹp, Mãi mãi tuổi hai mươi… Đây chính là môi trƣờng, là cơ hội để sinh viên đem kiến thức của mình phục vụ xã hội, biến tri thức thành những hành vi có ích, thực hiện phƣơng châm học đi đôi với hành.

Nhấn mạnh vai trò của thực hành đạo đức, bao giờ Hồ Chí Minh cũng gắn liền giáo dục, đào tạo con ngƣời với hoạt động thực tiễn và lấy kết quả mà mỗi ngƣời đạt đƣợc trong hoạt động thực tiễn để làm thƣớc đo tác dụng của giáo dục, đào tạo. “Ngƣời chỉ ra rằng con ngƣời chỉ có tham gia vào hoạt động, góp phần cải tạo xã hội mới đồng thời tự cải tạo đƣợc mình” [14, tr. 115], nguyên Tổng Bí thƣ Đỗ Mƣời cũng khẳng định: “Để biến lý tƣởng và hoài bão thành hiện thực, học sinh sinh viên hôm nay - trí thức ngày mai cần hiểu rõ tình hình đất nƣớc và nhiệm vụ cách mạng, xây dựng niềm tin, xây dựng trách nhiệm gắn học với hành, gắn lý thuyết với thực tế, trau dồi bản lĩnh đạo đức, tu dƣỡng lập thân gắn lợi ích của mình với lợi ích và tƣơng lai của dân tộc, tham gia vào các hoạt động, hoà mình vào cuộc sống nhân dân, trở thành trí thức của chế độ mới” [36, tr. 5].

Sau những phong trào thi đua, phẩm chất nhân cách của sinh viên đƣợc hình thành, phát triển ngày càng đƣợc bổ sung và hoàn thiện. Sự biến đổi đó chính là kết quả to lớn của việc gắn giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với thực hành đạo đức trong sinh viên. Chúng ta đều nhận thấy rằng, qua mỗi một phong trào sinh viên lại đƣợc bổ sung thêm những phẩm chất mới. Qua phong trào Hiến máu nhân đạo tạo cho sinh viên tình cảm đạo đức tốt đẹp đó là biết chia sẻ khó khăn, sự tƣơng thân, tƣơng ái của con ngƣời và cao hơn thế là tình ngƣời. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng sinh viên đƣợc ôn lại truyền thống, đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn của dân tộc, biết trân trọng lịch sử, trân trọng sự hy sinh của các thế hệ cha anh cho hoà bình, độc lập dân tộc. Qua

phong trào Sinh viên tình nguyện, Mùa hè xanh, Tiếp sức mùa thi sẽ xây dựng cho thanh niên ý thức tập thể, ý thức cộng đồng, đặc biệt là tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ công dân đối với đất nƣớc, dân tộc. Những diễn đàn Tuổi trẻ sống đẹp, Mãi mãi tuổi hai mươi sẽ nâng cao tinh thần giác ngộ, bồi dƣỡng lý tƣởng, xây dựng niềm tin vào cuộc sống từ đó có ý chí, nghị lực vƣợt qua khó khăn thử thách vƣơn tới những giá trị cao đẹp của cuộc sống. Tất cả những phẩm chất đó của thanh niên là sự thể hiện những phẩm chất cao đẹp của con ngƣời, nó là kết quả rèn luyện từ thực tiễn và chỉ đƣợc hình thành trong thực tiễn.

Tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá phẩm chất, nhân cách con ngƣời nói chung,

sinh viên nói riêng là biết gắn lời nói với việc làm, hiểu biết với hành động, học với hành. Mọi sự tách rời giữa lý luận và thực tiễn, giữa nhận thức và hành vi đều thể hiện sự phiến diện, thiên lệch của cá nhân. Do đó, có thể nói “nhà giáo dục lớn nhất vẫn là thực tiễn, nhà trƣờng lớn nhất vẫn là cuộc đời. Không có gì làm mất uy tín của giáo dục - nhất là giáo dục đạo đức - hơn sự tách rời giữa lời nói và việc làm, giữa lý luận và thực tiễn” [38, tr. 109].

Với ý nghĩa đó, vấn đề đặt ra là cần xây dựng và tổ chức các phong trào hoạt động thực tiễn một cách hợp lý, khoa học để quá trình đó mang lại hiệu quả thiết thực giúp cho sinh viên gắn học với hành, giữa học tập tri thức với rèn luyện năng lực thực tiễn cá nhân là việc có ý nghĩa to lớn hiện nay.

Học tập đạo đức Hồ Chí Minh, sinh viên không chỉ có đựơc tƣ tƣởng, quan điểm về đạo đức của Ngƣời mà còn nhận ra ở cuộc đời Ngƣời vừa là một tấm gƣơng đạo đức “có một không hai” vừa là một kiểu mẫu cảm động cho sự nhất quán giữa nói và làm, giữa ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức. Ở Hồ Chí Minh thực hành đạo đức còn nhiều hơn những điều Ngƣời nói hoặc không nói nhƣng vẫn lặng lẽ làm. Cho dù ở cƣơng vị nào, lúc khó khăn hay khi thuận lợi Ngƣời luôn lấy công việc thay cho lời nói: Để giáo dục ý thức pháp luật cho mọi ngƣời, khi tham gia giao thông gặp đèn đỏ Bác yêu cầu ngƣời lái xe dừng lai nhƣ mọi

ngƣời. Để giáo dục mọi ngƣời xung quanh ý thức gọn gàng ngăn nắp bản thân Ngƣời gƣơng mẫu trƣớc, mọi tƣ trang, đồ đạc, sách báo, tài liệu đều đƣợc Ngƣời sắp sếp theo thứ tự cái nào ra cái đó không bao giờ lẫn lộn, bởi theo Ngƣời “gọn gàng ngăn nắp cũng là một cách bảo mật. Khi hoạt động bí mật cũng nhƣ trong nếp sống hàng ngày của ngƣời cán bộ, các chú phải thƣờng xuyên chú ý rèn luyện” [34, tr.79].

Là một là Chủ tịch nƣớc nhƣng Bác rất gần gũi bà con nông dân, vẫn cùng với nông dân tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai. Bác ăn mặc nhƣ nông dân thực sự, xắn quần xắn áo đào đất cùng với bà con, cùng tát nƣớc chống hạn, thoát úng, cùng ăn cơm với nông dân ngay trên ruộng đồng… Những điều này đã khiến cho mọi ngƣời luôn luôn trân trọng, kính phục và ngƣỡng mộ phẩm

chất nhân cách con ngƣời Hồ Chí Minh.

Gắn chặt học với hành là một phƣơng pháp kích thích năng lực tƣ duy sáng tạo, bồi dƣỡng năng lực thực tiễn góp phần nâng cao kỹ năng, kỹ xảo, thói quen đạo đức, tăng thêm lòng yêu nghề cho sinh viên.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc gắn giáo dục ý thức đạo đức với thực hành đạo đức để hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên, chúng ta cần chú ý giải quyết tốt các vấn đề sau:

- Trong quá trình học tập và giáo dục đạo đức cần tăng thời gian thực hành, thực tập, thực tế chuyên môn. Xây dựng nội dung học tập sát với thực tiễn, vừa đảm bảo cái chung nhƣng vừa phù hợp với đặc thù của sinh viên ở những trƣờng khác nhau, những ngành nghề khác nhau. Cần trang bị cho sinh viên hành trang tri thức đầy đủ trƣớc khi đƣa họ tham gia thực hành, thực tập.

- Khuyến khích tinh thần tự giác của sinh viên để họ tích cực tham gia vào các hoạt động thực tiễn, coi đó là môi trƣờng tốt nhất để mỗi sinh viên hoàn thiện nhân cách, phẩm chất của mình.

Trong giáo dục đại học, hoạt động thực hành, thực tập, thực tế là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên, nó giúp sinh viên có thêm hiểu biết, có điều kiện thâm nhập thực tế, tích luỹ kinh nghiệm. Bên cạnh đó còn có nhiều phong trào, hoạt động xã hội do Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức. Trong thực tế có nhiều sinh viên chƣa thực sự quan tâm, họ ngại tham gia phong trào, có khi miễn cƣỡng tham gia, chƣa thực sự tích cực, chƣa mang lại hiệu quả cao… Chính vì thế nhiệm vụ đặt ra là khuyến khích sự nhiệt tình của sinh viên, làm cho sinh viên có nhận thức đúng đắn, hăng hái chủ động đối với các hoạt động thực tiễn, các phong trào xã hội.

- Trong tổ chức các hoạt động phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý về thời gian, thời điểm để các hoạt động đó là cơ hội để sinh viên kiểm tra tri thức, áp dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế, mang đúng ý nghĩa học gắn với hành và học để hành. Đối với các phong trào thi đua, các hoạt động xã hội cần tránh tình trạng quá nhiều, quá dài vừa ảnh hƣởng đến học tập, sinh hoạt của sinh viên, vừa gây lãng phí, tốn kém. Thậm chí tạo nên những tác động ngƣợc đối với sinh viên.

Các hoạt động phải đảm bảo yêu cầu định hƣớng tƣ tƣởng cho sinh viên. Chúng ta đều hiểu rằng nhân cách sinh viên đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, nó chƣa hoàn thiện, còn thiếu tính ổn định nên cũng rất dễ thay đổi. Do đó, mọi sự lệch lạc trong giáo dục đều có ảnh hƣởng không tốt, thậm chí là tiêu cực đối với quá trình hình thành, phát triển nhân cách ở sinh viên.

Trong tổ chức các phong trào, các hoạt động cần lấy sự đa dạng về hình thức, sự phong phú, hấp dẫn về nội dung, sự sâu sắc về ý nghĩa tƣ tƣởng và giáo dục làm mục tiêu hàng đầu, có nhƣ vậy mới đáp ứng đƣợc yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của sinh viên và mục tiêu của giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phải xây dựng những điển hình tiên tiến, biểu dƣơng ngƣời tốt, việc tốt trong phong trào sinh viên. Điều này có tác dụng tích cực và ý nghĩa lớn lao, nó góp phần cổ vũ động viên những cá nhân ƣu tú tiếp tục phát huy thành tích, ƣu

điểm của mình, mặt khác họ còn là những tấm gƣơng sáng để những sinh viên khác học tập và rèn luyện theo. Hồ Chí Minh từng nói: đối với các dân tộc phƣơng Đông “một tấm gƣơng sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”, và chính Ngƣời đã có sáng kiến xuất bản loại sách “Ngƣời tốt, việc tốt”.

Giáo dục tuyên truyền lý thuyết là cần thiết, nhƣng cần thiết nhất phải thông qua những tấm gƣơng thực tế. Giáo dục, thuyết phục sinh viên phải bằng những tấm gƣơng có thật: ngƣời thực - việc thực. Thực tế đã có nhiều trƣờng hợp, trong gia đình sinh viên không vâng lời cha mẹ, trong nhà trƣờng không tôn trọng ý kiến thầy cô nhƣng, họ lại năng động, tích cực, nhiệt tình, biết lắng nghe trƣớc những lời động viên, khuyên bảo của bạn bè cùng trƣờng, cùng lớp.

Vì vậy, biểu dƣơng, nêu gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, xây dựng những điển hình tiên tiến trong sinh viên là giúp cho những sinh viên khác vừa học tập, rèn luyện những phẩm chất đạo đức đúng đắn, phù hợp, vừa tránh xa những biểu hiện sai trái, không phù hợp trong hành vi của họ.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua thực tế một số trường Đại học và Cao đẳng ở Thành phố Hà Nội (Trang 87 - 94)