Cơ cấu nguồn vốn huy động của Techcombank

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 53 - 59)

b, Môi trường chính trị, xó hộ

2.4.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động của Techcombank

Chỳng ta cú thể thấy rừ điều này thông qua cơ cấu huy động vốn qua các năm như sau:

Biểu 2.6: Cơ cấu huy động theo loại hỡnh

Đơn vị: Tỷ VND

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T đầu năm 2010 Số

tiền trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ Số tiền trọngTỷ

TGTT của TC,

cá nhân 11,274 32 5,261 10 9,335 11 11,945 11

Tiền gửi tiết

kiệm 13,203 38 32,346 61 39,457 47 76,540 69 Phát hành GTCG 1,751 5 2,778 5 6,229 7 4,340 4 Tiền gửi khác của TCTD 8,617 25 12,497 24 17,989 22 12,769 12 Nợ CP và vay NHNN 301 1 0 0 3932 5 5,393 5 Tổng 35,146 100 52,882 100 83,293 100 110,987 100

Nguồn: Phũng kế toỏn tài chớnh hội sở

Với mục tiêu đa dạng hoá các hỡnh thức huy động nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức, dân cư tăng cường nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng, thời gian qua Techcombank đó ỏp dụng nhiều

hỡnh thức huy động với những kỳ hạn và lói suất linh hoạt kết hợp với mở rộng mạng lưới để tăng doanh số huy động.

Tiền gửi thanh toán có sự gia tăng không đều về quy mô và tỷ trọng qua các năm. Năm 2007, tỷ trọng tiền gửi thanh toán chiếm tỷ lệ đáng kể là 32% đạt 11.274 tỷ VND trong tổng nguồn huy động nhưng trong các năm sau này tỷ trọng này dần dần giảm năm 2008 là 5.261 tỷ VND, 2009 là 9.335 tỷ VND và 6 tháng đầu năm 2010 là 11.945 tỷ VND. Mặc dù, Techcombank đó liờn tục cải tiến tớnh năng, tiện ích của sản phẩm tiền gửi thanh toán cũng như giới thiệu tới khách hàng những dịch vụ mới. Thêm vào đó là gia tăng mạng lưới giao dịch trên khắp đất nước, mạng lưới dịch vụ thẻ không ngừng được mở rộng liên kết, tăng cường tiếp thị dịch vụ trả lương qua tài khoản, ứng dụng internet vào giao dịch ngân hàng. Số lượng tài khoản mở cho đến 6 tháng của năm 2010 là hơn 1 triệu tài khoản, số lượng khách hàng cá nhân là hơn 1,5 triệu khách hàng, số lượng ATM đó tăng lên đến 700 cây ATM. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong 06 tháng đầu năm 2010 vẫn chưa đạt theo yêu cầu và chiếm tỷ trọng ít ỏi là 11%. Tiền gửi thanh toán là nguồn vốn huy động giá rẻ mà Techcombank hoàn toàn có thể thu hút được nhiều hơn nữa với những dịch vụ gia tăng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Tiền gửi tiết kiệm tăng về quy mô so với các năm và có tốc độ tăng đột biến từ năm 2008, thời điểm lói suất huy động của các NHTMCP lên cao nhất là 21%/năm. Techcombank đó đưa ra các chương trỡnh khuyến mại đi kèm với các loại hỡnh tiết kiệm như: Tiết kiệm siêu may mắn với giải nhất lên đến 1 tỷ đồng và được thực hiện kéo dài suốt năm 2008; chương trỡnh tiết kiệm trỳng Mercedes với giải thưởng là chiếc xe Mercedes cũng đó thu hỳt được rất lớn nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân và để lại ấn tượng tốt trong lũng khỏch hàng. Với cỏc loại hỡnh tiết kiệm đa dạng và phong phú như tiết kiệm giáo dục - tích luỹ bảo gia, tiết kiệm an tâm công tác, tiết kiệm F@stsaving, tiết kiệm đa năng thủ tục đơn giản, nhanh gọn phù hợp với nhu cầu tích luỹ dần dần đối với

đại bộ phận cán bộ nhân viên, thanh niên và các tầng lớp cao tuổi cũng đó thu hỳt được lượng khách hàng rất lớn. Nguồn vốn huy động qua kênh này phát huy rất hiệu quả và kết quả là tỷ trọng của nguồn vốn này luụn duy trỡ ở mức cao nhất so với cỏc nguồn khỏc. Năm 2008 tăng đột biến lên 32.346 tỷ VND do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nhưng các năm sau này quy mô huy động vẫn tăng đều đều từ 39.457 tỷ VND năm 2009 và 76,540 tỷ VND cho 06 tháng đầu năm 2010.

Tuy nhiên tốc độ tăng của tiền gửi tiết kiệm cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của tiền gửi thanh toán của tổ chức, cá nhân. Điều này đũi hỏi Techcombank cần nghiờn cứu sõu hơn nhằm gia tăng nguồn tiền gửi khụng kỳ hạn vỡ đây là nguồn vốn có chi phí rẻ hơn so với nguồn vốn huy động từ gửi tiết kiệm. So với năm 2007, năm 2008 tốc độ tăng nguồn tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế, cá nhân giảm 20% trong khi đó nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng 40%. Phần nào là do chớnh sỏch thắt chặt tiền tệ của NHNN, sức ộp thanh khoản vỡ đó cho vay vượt quá độ mức hợp lý, hiện tượng các ngân hàng cạnh tranh tăng lói suất tiết kiệm ồ ạt. Nguyờn nhõn này đó làm mất cõn bằng trong cơ cấu huy động vốn của các NHTMCP không chỉ riêng Techcombank.

Trong đó tiền gửi khác của các TCTD bao gồm tiền gửi của TCTD và tiền vay của TCTD đó cú suy giảm dần tỷ trọng qua cỏc năm chứng tỏ Techcombank đang hướng tới ưu tiên phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân. Với mục tiêu này Techcombank đang ngày càng tiếp cận gần hơn với nguồn vốn giá rẻ để giảm sức ép về chi phí vốn lên ngân hàng. Chúng ta có thể thấy rừ hơn trong bảng 2.7 về cơ cấu huy động theo thị trường như sau:

Đơn vị: Tỷ VND

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

6T đầu năm 2010 Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ Số tiền trọngTỷ

Thị trường 1 26,228 75 40,385 76 55,021 66 92,825 84

Thị trường 2 8,918 25 12,497 24 21,921 26 18,162 16

Tổng 35,146 100 52,882 100 83,293 100 110,987 100

Nguồn: Phũng kế toỏn tài chớnh hội sở

Nguồn vốn huy động trên thị trường 1 bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư là nguồn vốn quan trọng đối với hoạt động của NHTM trên hai khía cạnh ổn định và chi phí. Qua số liệu từ bảng ta thấy nguồn vốn huy động trên thị trường 1 của Techcombank tương đối ổn định và tăng đều qua các năm. Năm 2007 là 26.228 tỷ VND, năm 2008 là 40.385 tỷ VND, năm 2009 là 55.021 tỷ và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010 đó huy động được 92.825 tỷ VND. Tỷ trọng của nguồn vốn này chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn của Techcombank: năm 2008 là 75%, năm 2009 là 76% và 6 tháng đầu năm 2010 đó đạt 84%. Qua đây đó thấy chớnh sỏch huy động vốn của Techcombank đó và đang đi đúng hướng và đạt hiệu quả đáng kể. Với rất nhiều chương trỡnh Marketing hiệu quả cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt đó giữ chõn và thu hỳt ngày càng nhiều khỏch hàng đến với Techcombank.

Trong khi đó vốn của Techcombank trên thị trường 2 có xu hướng không tăng nhiều về tỷ trọng thể hiện sự ổn định trong nguồn vốn huy động. Năm 2008 do lói suất huy động dân cư tăng cao đột ngột nên nguồn vốn huy động liên ngân hàng chỉ chiếm một phần ít trong tổng huy động của ngân hàng là 3%. Sang đến năm 2009 thị trường phục hồi và lói suất huy động ngân hàng đó cõn bằng trở lại nguồn vốn này lại tiếp tục chảy vào ngân hàng và gia tăng tỷ trọng lên 14%. Trong 06 tháng đầu năm 2010 tỷ trọng của nguồn vồn liên ngân hàng đó vượt tỷ trọng của năm 2009 và đạt 15% tăng nguồn vốn huy động từ thị trường 2 lên 12.769 tỷ VND. Tuy nhiên, tỷ trọng của nguồn vốn này vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số vốn của Techcombank. Điều này chứng tỏ vốn huy động của Techcombank không phụ thuộc vào vốn huy động từ thị trường 2 để cấp vốn cho việc phát triển danh mục đầu tư và cho vay.

Bảng cơ cấu nguồn vốn huy động của Techcombank theo kỳ hạn của khoản tiền cho thấy nguồn vốn không kỳ hạn tuy tăng về số lượng nhưng tỷ trọng có chiều hướng giảm qua các năm cụ thể: năm 2007 đạt tỷ trọng 43% tức là 11.274 tỷ VND, năm 2008 giảm cũn 13%, năm 2009 là 17% và 6 tháng đầu năm 2010 đạt 13%. Đối với một ngân hàng với mục tiêu bán lẻ là chủ yếu thỡ cơ cấu huy động như vậy là chưa hợp lý. Nguồn vốn khụng kỳ hạn là nguồn vốn mất chi phớ nhỏ nhất nờn là nguồn vốn cú khả năng sinh lợi cao nhất. Tuy nhiên, với những dịch vụ gia tăng đối với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn không nhiều và không đa dạng nên Techcombank vẫn chưa thu hút được khách hàng mở nhiều tài khoản hơn nữa.

Trong khi đó nguồn vốn có kỳ hạn ngày càng gia tăng và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu huy động. Tăng từ 57% - năm 2007 và tăng đột ngột lên 87% - năm 2008, đến 6 tháng đầu năm 2010 chiếm 87% cho thấy một cơ cấu huy động không hợp lý và gia tăng sức ép chi phí vốn lên hệ thống. Mặt khác, việc hạn chế cho vay đó gõy khụng ớt khú khăn cho ngân hàng trong việc quay vũng vốn để kiếm lợi nhuận bù vào phần chi phí phải trả.

Biểu 2.8: Cơ cấu huy động theo kỳ hạn

Đơn vị:TỷVND

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T đầu năm 2010 Số tiền trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ

Tiền gửi không

kỳ hạn 11,274 43 5,261 13 9,335 17 8,945 13

Tiền gửi có kỳ

hạn 14,954 57 35,124 87 45,686 83 60,820 87

Tổng 26,227 100 40,385 100 55,021 100 69,765 100

Nguồn: Phũng kế toỏn tài chớnh Hội sở

Tuy nhiên, với sự gia tăng về chỉ tiêu huy động cũng là sức ép về chi phí phải trả cho Techcombank. Trong khi đó hạn chế về lói suất cho vay cũng như sự khó khăn chung của thị trường đó gõy khụng ớt cản trở cho Techcombank thu hồi lại được chi phí đó bỏ ra. Do vậy, việc tỡm nguồn vốn giá rẻ là hết sức cần thiết với Techcombank tại thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 53 - 59)