Các hướng tiếp cận theo quan điểm dụng học

Một phần của tài liệu Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế anh việt (Trang 26 - 28)

7. Bố cục luận án

1.1.2. Các hướng tiếp cận theo quan điểm dụng học

Những nhà nghiên cứu theo quan điểm dụng học cho rằng một phát ngơn ẩn dụ chưa thể dẫn đến một sự thay đổi về nghĩa của các từ liên quan [104]. Thay vào đĩ, họ thích giữ lại các qui tắc ngữ nghĩa một cách đơn giản cĩ cấu tạo ổn định, và họ qui ẩn dụ về một cơ chế giải thuyết khác. Theo quan điểm dụng học, người nghe sẽ thuyết giải phát ngơn của người nĩi theo nghĩa đen (người nghe sẽ hiểu là người nĩi cĩ ý định giao tiếp những gì người nĩi nĩi), trừ phi việc thuyết giải theo nghĩa đen nghe khác lạ đến nỗi cần phải viện đến một sự giải thuyết lại theo lối dụng học. Một ví dụ đơn giản như, khi một người nĩi Nàng là một đố hoa đồng nội, người đĩ nĩi ra một điều sai theo nghĩa đen, nhưng lại ngụ ý, hay cĩ ý định giao tiếp một điều gì đĩ cĩ thể đúng, chẳng hạn như việc cơ gái cĩ nét đẹp đơn sơ, gần gũi.

Sự phát triển của lý thuyết dụng học như một lý thuyết chung về sử dụng ngơn ngữ từ những năm 1960 trở về sau, đặc biệt thể hiện trong các cơng trình của Searle [104] và Grice [62], đã mở ra một khả năng hình thành một quan điểm dụng

học như thế. Cả hai tác giả đều lấy phát ngơn (các hành động ngơn từ, phát ra trong một tình huống cụ thể do một người nĩi cụ thể và với các ý định giao tiếp cụ thể), chứ khơng phải là các câu hay mệnh đề, làm điểm xuất phát để phân tích. Cả hai đều coi ngữ dụng học, trong thế đối lập với ngữ nghĩa học, là bao gồm cả người nĩi, hay chính xác hơn là ý định của người nĩi, làm một tham số lý thuyết. Và chính việc nhờ đến ý định của người nĩi đã phân biệt được các khái niệm dụng học như ‘hàm ngơn’ và ‘nghĩa của người nĩi’ với các khái niệm nghĩa học như ‘nghĩa của câu’ và ‘nghĩa kéo theo’.

Nếu phân tích phát ngơn ẩn dụ dựa trên lý thuyết của Grice về hàm ngơn hội thoại [sđd], chúng ta cĩ thể giả định rằng người nĩi trong phần lớn các trường hợp sẽ ứng xử duy lý và hợp tác, tức là chọn theo Nguyên tắc hợp tác, nên khi xảy ra trường hợp người nĩi phát ngơn một câu khơng đúng sự thật, hoặc khơng liên quan hay khơng phù hợp, thì người nghe sẽ suy ra rằng người nĩi muốn thơng báo một điều gì đĩ khác với điều anh ta nĩi. Trong trường hợp đĩ sẽ xuất hiện hàm ngơn hội thoại. Như vậy, nếu tiếp cận ẩn dụ từ gĩc độ dụng học, thì ẩn dụ liên quan đến nghĩa phát ngơn của người nĩi chứ khơng phải là nghĩa của từ hay câu. Grice xem ẩn dụ như một hàm ngơn hội thoại xuất phát từ việc vi phạm phương châm Chất lượng, chẳng hạn như trong phát ngơn You are the cream in my coffee [sđd: 34], Grice cho rằng đã cĩ hiện tượng sai lệch phạm trù ở đây và chính sự sai lệch này đã giúp nhận diện ẩn dụ. Ở trong hai phát ngơn sau cũng đã cĩ hiện tượng vi phạm phương châm Số lượng và phương châm Cách thức, và vì thế chúng cũng chứa đựng ẩn dụ:

1. Cuộc sống khơng phải là hoa hồng. 2. Đà lạt là một thành phố lạnh lẽo.

Tuy nhiên, phương thức nhận diện ẩn dụ của Grice thơng qua hàm ngơn hội thoại vẫn chưa đủ sức thuyết phục. Việc gọi ẩn dụ là hiện tượng vi phạm phương châm Chất lượng chưa thể là điều kiện cần và đủ để nhận diện một ẩn dụ. Nĩ chưa thể là điều kiện cần bởi vì cĩ nhiều phát ngơn vi phạm phương châm hội thoại vẫn khơng chứa các ẩn dụ. Nĩ cũng chưa thể là điều kiện đủ bởi vì nĩ khơng giúp phân

biệt được ẩn dụ với các hiện tượng tu từ khác chẳng hạn như biếm dụ. Các điểm yếu trong quan điểm của Grice về ẩn dụ đã phần nào được khắc phục trong các cơng trình của những nhà nghiên cứu dụng học đi sau ơng.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng ngữ nghĩa học khơng thể giải thích hiện tượng ẩn dụ một cách trọn vẹn bởi vì chúng ta khơng cần xem xét các từ cĩ nghĩa gì khi chúng tách rời khỏi ngữ cảnh, mà chỉ xem xét người nĩi muốn nĩi gì trên phương diện dụng học khi họ dùng từ trong ngữ cảnh. Searle [104] cho rằng tốt nhất là xem ẩn dụ với tư cách là nghĩa của phát ngơn (phân biệt với nghĩa của từ hoặc nghĩa của câu) và giải thích nĩ một cách rõ ràng nhất là nhờ vào lý thuyết dụng học. Những quan điểm này dựa trên việc nhận diện ẩn dụ do chúng vi phạm phương châm Chất lượng của Grice.

Một trong những điểm hạn chế của việc phân tích ẩn dụ nếu tách quan điểm tri nhận khỏi quan điểm dụng học là việc giải thích động lực/lý do xuất hiện ẩn dụ chỉ là kinh nghiệm bên trong. Điều này cĩ nghĩa là việc sử dụng ẩn dụ chỉ là phản xạ vơ thức, trong khi quan điểm dụng học cho rằng người nĩi sử dụng ẩn dụ nhằm mục đích thuyết phục và anh ta dựa trên những tài nguyên (resources) sẵn cĩ về ngơn ngữ và tri nhận, kết nối chúng lại và sử dụng theo ý mình. Như vậy, chúng tơi nghiêng về ủng hộ quan điểm của Charteris-Black [38] khi ơng cho rằng mục đích thuyết phục cĩ ý thức cần phải được tích hợp trong một quan điểm tri nhận rộng lớn hơn.

Chúng ta thấy tầm quan trọng của ẩn dụ về phương diện nghĩa biểu cảm, và chúng ta khơng nên quên vai trị quan trọng của ẩn dụ trong việc giúp chúng ta hình thành các quan điểm của mình- ẩn dụ chính là một hành động diễn ngơn mang tính chất thuyết phục-thuyết phục vì nĩ mời gọi một sự cảm nhận chung vượt quá cái cảm nhận cĩ trong hệ thống ngữ nghĩa. Chính vì thế việc phân tích ẩn dụ cĩ thể gĩp phần làm sáng tỏ hệ thống niềm tin, thái độ hay tình cảm của một cộng đồng ngơn ngữ nơi ẩn dụ xuất hiện.

Một phần của tài liệu Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế anh việt (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)