Quan hệ qua lại giữa ẩn dụ trong ngơn ngữ và trong tư duy

Một phần của tài liệu Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế anh việt (Trang 41 - 43)

7. Bố cục luận án

1.2.2.3. Quan hệ qua lại giữa ẩn dụ trong ngơn ngữ và trong tư duy

Chúng ta hãy xem xét những biểu thức ngơn từ thường gặp khi bàn về chủ đề tình yêu:

Anh đi đường anh, tơi đi đường tơi Đường ai nấy đi

Các nhà ngữ nghĩa học tri nhận cho rằng tính hệ thống của các biểu thức này cĩ thể xem là minh chứng cho quan điểm là con người suy nghĩ một cách ẩn dụ [83]. Cĩ nghĩa là con người ý niệm hố một cách ẩn dụ các kinh nghiệm về tình yêu thơng qua các tri thức cụ thể mà họ cĩ được về các cuộc hành trình.

Tuy nhiên cũng cịn tồn tại nhiều hồi nghi về việc liệu ẩn dụ cĩ là một bộ phận trong quá trình tri nhận của con người chứ khơng phải chỉ làm đẹp cho ngơn ngữ. Làm thế nào để biết ở mức độ nào thì ngơn ngữ con người sử dụng phản ánh cách thức họ tư duy một cách ẩn dụ? Để trả lời câu hỏi này, Gibbs [56] đưa ra bốn giả thuyết về quan hệ qua lại giữa tư duy ẩn dụ và ngơn ngữ ẩn dụ như sau:

GIẢ THUYẾT 1: Tư duy ẩn dụ cĩ thể cĩ vai trị nào đĩ trong việc thay đổi các nét nghĩa của từ qua thời gian, nhưng khơng thể kích thích việc hiểu và sử dụng ngơn ngữ của người nĩi hiện tại.

GIẢ THUYẾT 2: Tư duy ẩn dụ cĩ thể tạo ra các nét nghĩa được sử dụng trong các cộng đồng ngơn ngữ, hoặc cĩ vai trị nào đĩ trong hiểu biết về ngơn ngữ của một người nĩi/nghe lý tưởng. Nhưng tư duy ẩn dụ khơng đĩng vai trị thật sự nào trong khả năng nhận thức hay xử lý ngơn ngữ của những người sử dụng.

GIẢ THUYẾT 3: Tư duy ẩn dụ cĩ thể khiến cho các cá nhân sử dụng và hiểu tại sao các từ và nhĩm từ mang ý nghĩa như chúng vốn cĩ, nhưng khơng đĩng vai trị gì trong việc tức thời tạo ra và hiểu ngơn ngữ hàng ngày của người nĩi.

GIẢ THUYẾT 4: Tư duy ẩn dụ cĩ thể hành chức một cách tự động trong việc tức thời sử dụng và hiểu ý nghĩa ngơn ngữ.

Theo Gibbs [sđd], các giả thuyết trên khơng loại trừ lẫn nhau mà phản ánh một tầng bậc các khả năng về quan hệ qua lại giữa các kiểu tư duy mang tính ẩn dụ và các bình diện sử dụng và hiểu ngơn ngữ. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong ngơn ngữ học tri nhận và tâm lý ngơn ngữ học đã chứng minh cho các giả thuyết này. Chẳng hạn, cơng trình về vai trị của ẩn dụ trong việc thay đổi nghĩa của Sweetser [107],[108] đã ủng hộ giả thuyết 1 nĩi trên.

Một trong những lý do tại sao lại cần phải phân biệt các khả năng cĩ các mối quan hệ qua lại giữa ngơn ngữ và tư duy ẩn dụ là bởi vì nhiều nhà nghiên cứu cịn nghiêng về một trong hai thái cực: hoặc họ cho rằng sự tri nhận ẩn dụ khơng cĩ vai trị nào trong việc hiểu và sử dụng ngơn ngữ, hoặc họ cĩ thể cĩ quan điểm hồn tồn ngược lại. Một số nhà ngơn ngữ học tri nhận khi dựa trên việc phân tích một cách hệ thống các biểu thức ngơn ngữ đã cho rằng “Hệ thống ý niệm bình thường

hàng ngày của chúng ta, thơng qua nĩ mà ta tư duy và hành động, thì về bản chất là mang tính chất ẩn dụ” [83:3], và rằng “ẩn dụ phải được xem là các đơn vị chức năng tri nhận nguyên gốc, khơng thể rút gọn hơn, nhờ chúng mà chúng ta cấu tạo và mở rộng cấu trúc trong kinh nghiệm và hiểu biết của mình [66:192]. Nhưng bản thân việc phân tích các biểu thức ẩn dụ khơng mang hàm ý là tất cảc các ý niệm đều cĩ tính ẩn dụ, một quan điểm mà người ta lầm tưởng là của Lakoff & Johnson, và cũng khơng cĩ nghĩa là bất kỳ một ý niệm cụ thể nào cũng được hiểu thơng qua ẩn dụ ở một mức độ nào đĩ.

Việc nghiên cứu chi tiết một ý niệm hay một danh sách các biểu thức ngơn ngữ cĩ thể cho thấy rằng ẩn dụ giúp cấu trúc hố một số bình diện biểu hiện tinh thần của một ý niệm.

Một phần của tài liệu Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế anh việt (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)