Tính biến thiên văn hố của ẩn dụ ý niệm

Một phần của tài liệu Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế anh việt (Trang 50 - 54)

7. Bố cục luận án

1.2.2.10.Tính biến thiên văn hố của ẩn dụ ý niệm

Nếu tư duy trừu tượng phần nhiều mang tính chất ẩn dụ và nếu tồn tại nhiều cách nhìn ẩn dụ trước một lĩnh vực cụ thể, thì câu hỏi đặt ra là liệu các cộng đồng văn hĩa - ngơn ngữ khác nhau sẽ cĩ những ý niệm khác nhau về cùng một hiện tượng trừu tượng hay khơng. Boers [27], [28], [29] cho rằng các ẩn dụ liên quan đến kinh nghiệm của cơ thể phần lớn mang tính phổ quát cho các nền văn hĩa khác nhau. Sau đĩ thì Kovecses [76] cũng cĩ chung một nhận định, ơng đưa ra ví dụ CƠ THỂ LÀ VẬT CHỨA CẢM XÚC, ẩn dụ này cĩ mặt trong nhiều ngơn ngữ khác nhau về loại hình như tiếng Anh, tiếng Hung, tiếng Trung và tiếng Nhật. Tuy nhiên, Kovecses (sđd) cũng cho rằng các nền văn hĩa cũng khác nhau ở các loại hình ảnh cụ thể thường gắn kèm với các lược đồ hình ảnh tổng quát, qua nghiên cứu của ơng cho thấy trong tiếng Anh cả cơ thể được lấy làm vật chứa sự giận dữ, các ngơn ngữ khác lại cĩ xu hướng nghiêng về việc chọn lựa các bộ phận cụ thể của cơ thể làm vật chứa cảm xúc này, như trong tiếng Hungary là bộ phận đầu, trong tiếng Nhật là bộ phận dạ dày.

Chúng tơi thống nhất với lập luận của Boers [29] khi ơng cho rằng sự biến thiên văn hĩa cĩ thể biểu hiện rõ ràng hơn trong số các ẩn dụ ý niệm thuộc nhĩm phạm trù thứ hai, tức là các ẩn dụ dựa trên các lĩnh vực nguồn cĩ tính chất cụ thể hay chi tiết hơn các lĩnh vực đích.

Trong lĩnh vực đối chiếu phong cách học do Kaplan [68] khởi xướng, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã cố gắng tìm hiểu cách sử dụng ẩn dụ trong các nền văn hố khác nhau để nhằm mục đích làm sáng tỏ hơn nữa quá trình lĩnh hội một ngơn ngữ thứ hai (Connor [42]). Các cơng trình nghiên cứu xuyên văn hố này chịu ảnh hưởng của một trong hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng cĩ những ẩn

dụ vượt qua các rào cản văn hố và ngơn ngữ, cịn quan điểm thứ hai thì khẳng định rằng ẩn dụ mang tính chất độc đáo của từng nền văn hĩa.

Cơng trình nghiên cứu của Lakoff và Johnson [83] nhấn mạnh đến tính chất nhập thân của ẩn dụ và do đĩ cĩ thể làm cho người đọc phỏng đốn rằng nhiều ẩn dụ mang tính chất phổ quát vì chúng cĩ nền tảng là những kinh nghiệm cơ bản của cơ thể. Tuy nhiên, Kovecses [74] lại cho rằng giữa bất kỳ hai nền văn hố nào cũng cĩ những sự khác biệt lớn, và như vậy khơng thể cĩ hiện tượng tất cả các ẩn dụ ý niệm đều cĩ tính phổ quát.

Trong tiếng Anh : let off steam : xả giận Trong tiếng Việt: xả hơi : nghỉ ngơi

Kovecses cho rằng cĩ thể xảy ra ba khả năng biến thiên văn hĩa trong quá trình ý niệm hĩa một lĩnh vực đích cụ thể nào đĩ. Thứ nhất là khả năng biến thiên trong phạm vi các ẩn dụ ý niệm. Thứ hai là biến thiên theo mức độ chi tiết hĩa các ẩn dụ ý niệm, và cuối cùng là biến thiên theo mức độ nhấn mạnh ẩn dụ hoặc hốn dụ (ví dụ người Trung Quốc dùng quá trình hốn dụ nhiều hơn trong việc tri nhận sự giận dữ, trong khi người Anh là dùng nhiều hơn đến quá trình ẩn dụ. Ở trong luận án này chúng tơi khơng xem xét chi tiết sự khác biệt thứ ba này vì hốn dụ khơng phải trọng tâm của luận án)

Matsuki (trong Kovecses [74]) chứng minh rằng trong tiếng Nhật nhiều biểu thức ẩn dụ liên quan đến sự tức giận đều xoay quanh khái niệm hara (bụng), vì vậy ẩn dụ TỨC GIẬN Ở TRONG BỤNG chỉ giới hạn trong phạm vi tiếng Nhật mà khơng cĩ trong tiếng Anh.

Trong ngơn ngữ Zulu cĩ ẩn dụ ý niệm liên quan đến trái tim: SỰ TỨC GIẬN NẰM TRONG TIM, trong khi ở tiếng Anh thì trái tim gắn với tình yêu, sự âu yếm hoặc gần như thế. Cịn tiếng Trung cĩ ẩn dụ ý niệm HẠNH PHÚC LÀ HOA TRONG TIM, loại ẩn dụ này khơng xuất hiện trong tiếng Anh. Ning Yu [114] cho rằng ẩn dụ này phản ánh tính chất hướng nội nhiều hơn của người Trung Quốc, so với tính hướng ngoại nhiều hơn của người phương Tây.

Mặc dù hai ngơn ngữ cĩ thể cĩ chung một ẩn dụ ý niệm, thế nhưng vẫn cĩ thể cĩ sự khác biệt trong việc thể hiện chi tiết ẩn dụ này qua các biểu thức ngơn ngữ. Theo Kovecses, tiếng Hungary và tiếng Anh cĩ cùng ẩn dụ ý niệm CƠ THỂ LÀ VẬT CHỨA CÁC CẢM XÚC và SỰ GIẬN DỮ LÀ LỬA, thế nhưng ở tiếng Hungary thì cơ thể và lửa bên trong nĩ được chi tiết hĩa thành ống chứa chất đang sơi, đây là một sự thể hiện duy nhất chỉ cĩ trong tiếng Hungary.

Cả tiếng Anh và tiếng Zulu đều lấy lửa làm lĩnh vực nguồn cho ý niệm giận dữ, thế nhưng sự thể hiện trong tiếng Zulu lại khác trong tiếng Anh: chúng ta cĩ thể dập tắt

cơn tức giận của ai đĩ bằng cách đổ nước lên người ấy. Trong các biểu thức ẩn dụ ngơn từ của tiếng Anh liên quan đến ý niệm này thì khơng cĩ cách thể hiện ấy. Trong tiếng Anh và tiếng Zulu, người sử dụng ngơn ngữ hiểu sự giận dữ như SỨC MẠNH THIÊN NHIÊN, nhưng người Zulu lại đi xa hơn trong việc sử dụng ý niệm ẩn dụ này so với người Anh. Người Zulu nĩi về một người đang giận dữ là “bầu trời tối sầm với sấm chớp” hay “tại sao cậu ấy lại nổ một cơn cuồng phong?”. Các chi tiết này khơng tồn tại trong tiếng Anh ở dạng thường qui, nhưng người sử dụng tiếng Anh vẫn cĩ thể hiểu được nhờ cĩ chung ẩn dụ ý niệm.

Giải thích cho sự biến thiên văn hĩa này, Kovecses cho rằng cĩ thể cĩ hai lý do: a. xuất phát từ cảnh huống văn hĩa rộng, đây là các nguyên tắc và các ý niệm chủ đạo trong một nền văn hĩa bất kỳ, và b. mơi trường vật chất tự nhiên.

Các nguyên tắc và ý niệm chủ đạo cĩ thể khác nhau ở các nền văn hĩa khác nhau. Kovecses chứng minh điều này bằng cách nêu ra ẩn dụ ý niệm gần như phổ quát VẬT CHỨA BỊ NÉN khi nĩi về sự giận dữ. Matsuki cho rằng dường như tồn tại một hệ thống các ý niệm mang đặc trưng văn hĩa xây dựng xung quanh ý niệm

hara (bụng) ở trong tiếng Nhật. Các yếu tố chân lý, ý định, bản thân cấu thành nội dung ý niệm hara. Khi một người Nhật kiểm sốt được sự tức giận, nghĩa là người đĩ đang che giấu cái bản ngã tận cùng bên trong, cái riêng tư và chân thực nhất của người đĩ và đang hành xử theo một chuẩn mực hay thơng lệ của xã hội.

Nhà nghiên cứu Yu [114] cho rằng ý niệm nu (sự tức giận) trong tiếng Trung gắn với khái niệm qi (khí), nguồn năng lượng chảy trong cơ thể. Khái niệm khí đã ăn sâu vào trong đời sống ngơn ngữ thuộc các lĩnh vực tâm lý, triết

học và y tế trong văn hố Trung Quốc. Khái niệm khí cũng như sự vận hành của nĩ được xây dựng trên quan niệm là cơ thể con người là một thể cân bằng. Quan niệm này lại xuất phát từ một quan niệm rộng hơn về vũ trụ, coi vũ trụ hoạt động dựa trên hai thành tố bổ sung, khơng tách rời nhau: âm dương (yin và yang). Tương tự như thế, khi khí dâng lên trong cơ thể, con người sẽ tức giận, và khi cơ thể về lại trạng thái cân bằng, thì sự bình ổn cảm xúc trở lại.

Như vậy, các ý niệm về cảm xúc trong các ngơn ngữ vừa nêu cĩ thể được giải thích khác nhau dựa vào các ý niệm văn hĩa tương ứng như hara hay qi. Và chính các ý niệm mang tính chất cụ thể về văn hĩa này lại bị điều phối bởi cái cảnh huống văn hĩa rộng.

Trở lại với lý do thứ hai, đĩ là mơi trường tự nhiên. Mơi trường này tạo hình dáng cho ngơn ngữ thì cũng làm cơng việc tạo hình dáng cho ẩn dụ. Con người sẽ tạo dựng thĩi quen sử dụng các yếu tố và hiện tượng xảy ra trong mơi trường sống của mình để tri nhận và sáng tạo ra thế giới ý niệm. Kovecses [74] trích dẫn một nghiên cứu của René Dirven muốn kiểm chứng một sự thay đổi nào đĩ khơng trong quá trình ý niệm hĩa ẩn dụ của người sử dụng ngơn ngữ khi ngơn ngữ ấy được chuyển di sang một mơi trường sống tự nhiên hồn tồn khác. Kết quả cho thấy trong các ẩn dụ liên quan đến thiên nhiên trong tiếng Hà Lan gốc khơng cĩ sự xuất hiện của các lồi động vật, nhưng khi phân tích tiếng Hà Lan tại Nam Phi thì tác giả thấy quá trình ý niệm hĩa đã cĩ sự tham gia của các biểu thức ngơn ngữ liên quan đến các lồi vật.

Luận án của chúng tơi được xây dựng trên quan điểm là các ẩn dụ ý niệm vừa cĩ tính phổ quát và vừa mang tính chất biến thiên văn hĩa. Tính phổ quát của ẩn dụ thể cĩ thể thể hiện ở các tầng bậc cơ bản do chúng xuất phát từ các kinh nghiệm bản thể của con người. Tuy nhiên, chúng tơi nhận định rằng khơng phải tất cả mọi phép đồ họa ẩn dụ đều cĩ tính chất phổ quát này; các biểu thức ẩn dụ cĩ thể

sẽ khác nhau trong các nền văn hĩa khác nhau và do đo,ù cơng tác nghiên cứu việc sử dụng ẩn dụ trong văn bản cĩ thể giúp tìm hiểu hệ thống giá trị và thái độ hoặc các đặc trưng văn hĩa đang tồn tại ở một cộng đồng ngơn ngữ cụ thể nào đĩ. Maestre [92] cho rằng các ẩn dụ ý niệm sử dụng trong một cộng đồng ngơn ngữ thường tương ứng với các dạng thức tư duy của cộng đồng ấy, hay nĩi cách khác, chúng cĩ thể phản ánh các hệ thống giá trị, niềm tin trong một cộng đồng ngơn ngữ và văn hĩa.

Một phần của tài liệu Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế anh việt (Trang 50 - 54)