Ẩn dụ định hướng

Một phần của tài liệu Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế anh việt (Trang 58 - 59)

7. Bố cục luận án

1.2.3.3.3.Ẩn dụ định hướng

Chúng cĩ nền tảng là các kinh nghiệm của con người về định hướng khơng gian như lên-xuống, trung tâm-ngoại vi. Ví dụ, ẩn dụ ý niệm NHẬN THỨC LÀ HƯỚNG LÊN và VƠ THỨC LÀ HƯỚNG XUỐNG bắt nguồn từ một thực tế là con người và động vật nằm khi ngủ và đứng lên khi thức (Lakoff & Johnson [83;15]).

Đây là loại ẩn dụ cĩ chức năng tri nhận thấp nhất trong ba loại. Cấu trúc tri nhận mà chúng tạo ra cho các ý niệm đích sơ sài hơn so với cả ẩn dụ thực thể. Chức năng tri nhận ở đây chủ yếu là làm cho hệ thống ý niệm của chúng ta trở nên gắn bĩ mạch lạc. Theo Kovecses [74], tính mạch lạc thể hiện ở chỗ các ý niệm đích cĩ xu hướng được ý niệm hĩa một cách đồng dạng. Các ví dụ sau đây cho thấy một số ý niệm cĩ đặc điểm hướng lên, trong khi các ý niệm đối lập chúng lại cĩ đặc điểm hướng xuống:

NHIỀU HƠN LÀ HƯỚNG LÊN, ÍT HƠN LÀ HƯỚNG XUỐNG MẠNH KHỎE LÀ HƯỚNG LÊN, ỐM ĐAU LÀ HƯỚNG XUỐNG TỈNH TÁO LÀ HƯỚNG LÊN, BẤT TỈNH LÀ HƯỚNG XUỐNG

KIỂM SỐT LÀ HƯỚNG LÊN, MẤT KIỂM SỐT LÀ HƯỚNG XUỐNG HẠNH PHÚC LÀ HƯỚNG LÊN , BẤT HẠNH LÀ HƯỚNG XUỐNG

Định hướng lên cĩ xu hướng gắn với các đánh giá dương tính, trong khi định hướng xuống thường đi kèm các đánh giá âm tính. Các đánh giá dương tính-âm tính khơng những thể hiện qua quan hệ hướng lên –hướng xuống, mà cịn gắn với các lược đồ hình ảnh mang tính lưỡng cực như trung tâm-ngoại vi, trong-ngồi, cân đối- bất cân đối, trước-sau, tổng thể-phi tổng thể.

Các quá trình ẩn dụ cho phép chúng ta hiểu được các ý niệm và các phạm trù trừu tượng thơng qua các ý niệm và phạm trù gắn bĩ trực tiếp và dựa trên các kinh nghiệm cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, ẩn dụ là một hiện tượng cĩ tầng bậc, cụ thể là cĩ những vùng mờ giữa một bên là các tiểu phạm trù và một bên là các ẩn dụ. Lakoff và Johnson chứng minh điều này bằng ví dụ TRANH LUẬN LÀ MỘT CUỘC CHIẾN. Ở đây khơng thể xác định một cách hồn tồn rõ ràng là một cuộc tranh luận là một dạng của cuộc chiến, tức là một tiểu phạm trù, hay nên hiểu nĩ thơng qua một cuộc chiến, tức là một ẩn dụ. Hai tác giả trên cho rằng giữa các tiểu phạm trù và ẩn dụ tồn tại một dải liên tục, và nếu khi ta khơng xác định rõ A và B cĩ cùng một loại sự vật và hoạt động hay khơng, thì quan hệ giữa A và B cĩ lẽ nằm ở khoảng giữa của dải này.

Tuy đã được Kovecses [74] bổ sung và sửa chữa, nhưng việc phân loại ẩn dụ ý niệm theo chức năng tri nhận vẫn cịn bộc lộ mặt hạn chế vì khơng giúp các nhà nghiên cứu cĩ những “nhát cắt” hồn hảo trong việc phân chia các ẩn dụ tìm được trong khối ngữ liệu, đặc biệt là khi phân biệt giữa ẩn dụ thực thể và ẩn dụ định hướng. Theo cách phân loại này thì biểu thức “giá vàng rớt xuống” cĩ thể là hiện thực hĩa của ẩn dụ định hướng ÍT LÀ XUỐNG, nhưng cũng cĩ thể coi đây là một biểu hiện của ẩn dụ thực thể GIÁ VÀNG LÀ ĐỒ VẬT. Chính vì lí do này mà trong luận án chúng tơi khơng sử dụng cách phân loại theo chức năng tri nhận đối với các ẩn dụ tìm được. Tuy nhiên, các tiểu loại ẩn dụ ý niệm theo chức năng tri nhận này vẫn được sử dụng trong luận án để miêu tả, thảo luận và đánh giá các cá thể ẩn dụ ý niệm tìm được.

Một phần của tài liệu Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế anh việt (Trang 58 - 59)