7. Bố cục luận án
1.2.1. Nền tảng cơ sở của lý thuyết ẩn dụ ý niệm
Quan điểm cho rằng ẩn dụ là một cơng cụ tri nhận rõ ràng rất khác so với quan điểm truyền thống. Theo truyền thống thì ngơn ngữ được xem như một hệ thống tự trị ở đĩ các đơn vị từ cĩ các nét nghĩa được xác định rõ ràng, các nét nghĩa được coi như các thuộc tính sẵn cĩ của từ, và khơng cần phải tiếp cận nghĩa ngồi ngơn ngữ hoặc nghĩa bách khoa ngoại trừ những trường hợp đặc biệt như ẩn dụ. Ngơn ngữ mang tính ẩn dụ vì thế thường được xem như một sự lệch chuẩn khỏi cách sử dụng ngơn ngữ bình thường hàng ngày. Điều này cĩ nghĩa là để hiểu được ẩn dụ thì phải thơng qua các quá trình đặc biệt. Việc thuyết giải ẩn dụ phải được thực hiện thơng qua ngơn ngữ sử dụng nghĩa đen, và vì thế theo quan niệm truyền thống thì ngơn ngữ sử dụng nghĩa đen cĩ vai trị lớn hơn so với ngơn ngữ mang tính ẩn dụ.
Lakoff và Johnson [83],[84] lại nhìn nhận và nghiên cứu ẩn dụ thơng qua các lĩnh vực kinh nghiệm. Họ cho rằng ẩn dụ là hiện tượng tri nhận hơn là một hiện tượng ngơn ngữ, và những biểu thức ẩn dụ ta bắt gặp trong ngơn ngữ chính là cái phản ánh các ẩn dụ tồn tại ở các tầng bậc ý niệm. Để bảo vệ luận điểm này, Lakoff và Johnson đã phân tích một số lượng lớn từ và cụm từ trong tiếng Anh để chứng minh tính hệ thống của các ý niệm ẩn dụ. Họ cho thấy rằng trong tiếng Anh, lĩnh vực ý niệm ARGUMENT (TRANH LUẬN) được cấu trúc dựa theo lĩnh vực WAR (CHIẾN TRANH) thể hiện qua ngơn ngữ như sau:
Your claims are indefensible.(nguyên văn: Quan điểm của cậu khơng thể bảo vệ
được)
He attacked every weak point in my argument. (nguyên văn: Hắn tấn cơng mọi điểm yếu trong lập luận của tơi)
His criticisms were right on target. (nguyên văn: Những lời ơng ta phê bình trúng phĩc ngay đích)
I demolished his argument. (nguyên văn: Tơi đập tan lập luận của hắn)
If you use that strategy, he’ll wipe you out. (nguyên văn: Nếu cậu dùng chiến lược
Trong các ví dụ trên, CHIẾN TRANH được hiểu là lĩnh vực nguồn, nĩ được đồ hoạ sang lĩnh vực đích TRANH LUẬN. Quá trình đồ họa ý niệm là hệ thống các yếu tố tương ứng trong hai lĩnh vực, trong đĩ lĩnh vực nguồn là ý niệm cụ thể hơn, cịn lĩnh vực đích thì trừu tượng hơn. Trong trường hợp này, thì việc đồ họa kiến thức từ lĩnh vực CHIẾN TRANH sang lĩnh vực tranh luận đã cho phép chúng ta cĩ thể suy luận về một lĩnh vực thơng qua lĩnh vực kia [82].
Ẩn dụ ý niệm TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH trong tiếng Anh khơng phải là một ví dụ duy nhất, vì trên thực tế, theo Lakoff và Johnson, hệ thống ý niệm của con người về bản chất thì mang tính ẩn dụ, nĩ khơng chỉ ảnh hưởng đến ngơn ngữ mà chúng ta dùng, mà cịn đến các hoạt động hàng ngày cũng như trong quan hệ tương tác với mọi người xung quanh.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng các nhà nghiên cứu ngữ nghĩa học tri nhận như Lakoff và Johnson [83] dường như lại quá nhấn mạnh đến mặt tri nhận của ẩn dụ mà dường như coi nhẹ đặc trưng ngơn ngữ của chúng, trong đĩ cĩ các yếu tố liên quan đến việc hình thành các ẩn dụ phi thường qui hay ẩn dụ mới, chẳng hạn như kinh nghiệm và năng lực ngơn ngữ của người sử dụng ẩn dụ. Trong luận án này chúng tơi chọn quan điểm trung hịa hơn, vừa nhấn mạnh đến đặc trưng tri nhận của ẩn dụ nhưng cũng khơng thể xem nhẹ các đặc trưng ngơn ngữ của chúng.
Khi xem xét kỹ các ẩn dụ ý niệm, chúng ta nhận thấy một điều là các ẩn dụ đơi khi được tổ chức theo tầng bậc, cĩ các ẩn dụ bậc cao và ẩn dụ bậc thấp, hay nĩi cách khác là ẩn dụ bậc phổ quát và ẩn dụ bậc cụ thể. Ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ MỘT HÀNH TRÌNH là ẩn dụ bậc cụ thể, giống như ẩn dụ NGHỀ NGHIỆP LÀ MỘT HÀNH TRÌNH. Các ẩn dụ này thừa hưởng cấu trúc của ẩn dụ tầng giữa CUỘC SỐNG CĨ MỤC ĐÍCH LÀ MỘT HÀNH TRÌNH. Ẩn dụ cĩ tầng bậc phổ quát nhất hay cao nhất là các ẩn dụ cấu trúc sự tình. Theo Lakoff [82], liên quan đến các tầng bậc này là các yếu tố văn hố: ẩn dụ ở tầng bậc càng thấp thì càng được sử dụng giới hạn trong một mơi trường văn hố cụ thể.
Một đặc điểm nữa là việc đồ hoạ giữa hai lĩnh vực chỉ mang tính bán phần và làm nổi bật một số bình diện nào đĩ của lĩnh vực đích. Chẳng hạn như trong ẩn dụ
LÝ THUYẾT LÀ CÁC TỒ NHÀ, Lakoff và Johnson [83] cho thấy rằng người ta chỉ sử dụng nền mĩng và cấu trúc mặt ngồi của ý niệm lĩnh vực nguồn nhằm cấu trúc hố ý niệm đích, trong khi lại khơng sử dụng các bộ phận khác của ý niệm nguồn như phịng hay hành lang. Tính bán phần này là điều tự nhiên, vì nếu việc đồ họa mang tính tồn phần, thì hai ý niệm sẽ hồ thành một và sẽ giống hệt nhau.
Theo quan điểm truyền thống về ẩn dụ, việc dùng đối tượng A để nĩi về đối tượng B xảy ra khi trước đĩ trên thực tế tồn tại một sự tương đồng giữa A vàB, và chính sự tương đồng cĩ sẵn này cĩ thể hạn chế số lượng các ẩn dụ, hoặc chỉ dùng loại ẩn dụ này mà khơng dùng ẩn dụ kia khi miêu tả thế giới xung quanh [74], [75]. Tuy nhiên, chúng ta cĩ thể dẫn ra nhiều trường hợp trong đĩ khơng thể dùng sự tương đồng cĩ sẵn giữa hai đối tượng để giải thích cách dùng một ẩn dụ, chẳng hạn giữa ‘nuốt thức ăn’ và “nuốt một quan điểm” dường như khơng tồn tại một sự tương đồng cĩ từ trước cả. Vì lý do này mà ngữ nghĩa học tri nhận đặt ra nhiệm vụ phải giải thích việc chọn lựa các ý niệm ẩn dụ cũng như các biểu thức ẩn dụ ngơn từ tương ứng khi khơng cĩ sự hiện diện sẵn các nét tương đồng giữa hai đối tượng.
Quan điểm ngữ nghĩa học tri nhận cho rằng, bên cạnh những sự tương đồng tồn tại sẵn cĩ giữa hai đối tượng, ẩn dụ ý niệm cịn dựa trên các kinh nghiệm khác nhau, trong đĩ bao gồm các quan hệ tương liên, nhiều tính chất tương đồng chủ quan, hay nhiều yếu tố văn hĩa hay sinh học giữa hai đối tượng. Các yếu tố này sẽ tạo động lực cho việc chọn lựa các ý niệm nguồn khác nhau cho cùng một ý niệm đích. Lakoff & Johnson [83] vì thế gọi các yếu tố này là cơ sở kinh nghiệm hay động lực của ẩn dụ. Cơ sở thứ nhất là các quan hệ kinh nghiệm tương liên. Các quan hệ này khơng phải là các thuộc tính tương đồng. Nếu sự tình 1 đi cùng với sự tình 2, chúng sẽ là các sự tình cĩ mối quan hệ kinh nghiệm tương liên. Nếu sự tình thêm chất lỏng vào vật chứa đi cùng với sự tình mức chất lỏng tăng thì chúng ta khơng coi hai sự tình này là tương đồng mà là tương liên. Chính quan hệ tương liên này cĩ thể dùng để giải thuyết cho ẩn dụ ý niệm NHIỀU HƠN LÀ HƯỚNG LÊN. Ẩn dụ này vận hành xung quanh hai ý niệm: số lượng và trục thẳng đứng. Kinh nghiệm hàng ngày của con người cho thấy cĩ mối quan hệ tương liên giữa số lượng và trục thẳng
đứng. Khi gia tăng về số lượng thì trục thẳng đứng cũng sẽ nâng cao và ngược lại. Kết quả là chúng ta khơng những cĩ ẩn dụ NHIỀU HƠN LÀ HƯỚNG LÊN mà cịn cĩ ÍT HƠN LÀ HƯỚNG XUỐNG. Các biểu thức ẩn dụ ngơn từ tương đương là giá cả lên cao, tỉ lệ thất nghiệp cao, vặn đài nhỏ xuống.
Bên cạnh các quan hệ kinh nghiệm tương liên tạo cơ sở hình thành ẩn dụ, cịn cĩ các quan hệ tương đồng tạo cơ sở cho các ẩn dụ khác. Đây là các quan hệ tương đồng chủ quan hay tương đồng qua tri giác. Xét ẩn dụ ý niệm CUỘC ĐỜI LÀ CỜ BẠC trong tiếng Anh [74:72]:
I’take my chance.
The odds are against me. It’s a toss-up.
If you play your cards right, you can do it. Where is he when the chips are down?
Các biểu thức trên miêu tả cuộc đời như một ván bạc. Chúng ta cảm nhận một số nét tương đồng nào đĩ giữa hai lĩnh vực, nhưng giữa chúng khơng tồn tại những sự tương đồng khách quan và cĩ từ trước. Những nét giống nhau giữa chúng chỉ cĩ được nhờ quá trình cảm nhận một cách ẩn dụ. Hành động của con người trong cuộc đời là các ván bạc và hệ quả của chúng là việc thắng hay thua. Ơû đây chúng ta thấy cĩ nét tương đồng giữa hai quan hệ: a. quan hệ giữa hành động và hệ quả của hành động và b. quan hệ giữa ván bạc với việc thắng hay thua. Nĩi cách khác, cĩ sự tương đồng giữa cấu trúc của lĩnh vực này với cấu trúc của lĩnh vực kia, ta gọi đây là sự tương đồng cấu trúc qua cảm nhận. Những nét tương đồng như vậy là một nguồn động lực quan trọng trong việc tạo ra các ẩn dụ ý niệm. Theo Lakoff &Johnson, một kết luận thú vị cĩ thể rút ra ở đây là việc ẩn dụ khơng phải dựa trên những nét tương đồng mà là tạo ra tương đồng.
Bàn về nguồn gốc của các ý niệm nguồn, Kovecses đồng ý rằng nền tảng kinh nghiệm làm điểm xuất phát cho ẩn dụ ý niệm mang yếu tố sinh học nhưng bên cạnh đĩ cũng mang nhiều yếu tố văn hĩa. Ơâng đưa ra nhiều ví dụ về các mơn thể thao điển dạng trong văn hĩa Mỹ như bĩng đá, bĩng bầu dục, bĩng chày, vật, quyền anh.
Với tư cách là các ý niệm đích thì chúng đếu cĩ chung một ý niệm nguồn là chiến tranh. Ơng cho rằng các mơn thể thao này đều phát triển từ chiến tranh và đánh nhau [74:75].
Theo Charteris-Black [38], một quan điểm chính của ngữ nghĩa học tri nhận là ngơn ngữ hình tượng cĩ thể tạo ra các mối quan hệ giữa các đơn vị ngơn ngữ và các quan hệ như vậy khơng thể đem ra giải thích được nếu chỉ dựa vào cú pháp, ngữ pháp hay từ vựng. Croft [45:336] cho rằng: “Một trong những quan điểm chính của ngữ nghĩa học tri nhận là việc nghĩa của từ mang tính bách khoa: tất cả những gì bạn biết về khái niệm đĩ là một phần nghĩa của nĩ.” Quan điểm này đối lập với quan điểm cho rằng ngơn ngữ tồn tại một cách độc lập với ngữ cảnh mà nĩ được được sử dụng. Croft cũng cho rằng: “Từ điều này mà ta thấy rằng khơng cĩ sự khác biệt lớn nào giữa biểu hiện nghĩa học (ngơn ngữ) và biểu hiện tri thức (tổng quát); việc nghiên cứu nghĩa học ngơn ngữ là việc nghiên cứu kinh nghiệm chung của con người.” Trong luận án này chúng tơi cũng đồng ý rằng cần phải tích hợp việc nghiên cứu trong ngữ nghĩa học tri nhận với dụng học. Điều này cĩ thể thực hiện được bằng cách nghiên cứu những ngữ cảnh xuất hiện của ẩn dụ.
Đối với ngữ nghĩa học tri nhận, đĩng vai trị quan trọng trong việc chuyển nghĩa là việc đồ họa từ lĩnh vực nguồn sang lĩnh vực đích. Cái cấu trúc của lĩnh vực nguồn được đồ họa sang cấu trúc của lĩnh vực đích mang tính trừu tượng. Lakoff [82] đặt tên cho việc đồ họa này là “LĨNH VỰC ĐÍCH LÀ LĨNH VỰC NGUỒN”.
Điểm mấu chốt nhất trong quan điểm của Lakoff về ẩn dụ là Nguyên tắc Bất biến: ‘Sự đồ họa ẩn dụ giữ lại cấu trúc tri nhận (đây là cấu trúc lược đồ hình ảnh) của lĩnh vực nguồn, theo cách thức giống với cấu trúc bên trong của lĩnh vực đích [82:199]. Sự đồ họa bao gồm một loạt các quan hệ chứ khơng chỉ là các đặc điểm nhằm mục đích cái được chuyển tải là tri thức về một tập hợp các đặc tính, các mối quan hệ tương liên cĩ trong lĩnh vực nguồn.
Trong quan điểm của ngữ nghĩa học tri nhận thì các lược đồ hình ảnh chính là nguồn gốc của phép đồ họa ẩn dụ cho các lĩnh vực trừu tượng; bản thân các lược đồ hình ảnh này lại cĩ nguồn gốc từ sự tương tác của cơ thể với mơi trường chung
quanh. Như Gibbs [56:45] đã tĩm tắt: Lược đồ hình ảnh xuất hiện từ các hoạt động vận động cảm giác, khi con người thao tác đồ vật, định hướng chúng theo khơng gian và thời gian, hoặc định hướng tiêu điểm cảm nhận chúng theo những mục đích khác nhau. Chúng ta cĩ thể xem các lược đồ hình ảnh như một tập hợp các ý niệm nguyên sơ ở tầng sâu bởi vì chúng được sử dụng để cấu trúc nên các ý niệm phức tạp hơn. Đầu vào cho cái khả năng ý niệm này bao gồm các lược đồ về vật chứa (ví dụ trong và ngồi), định hướng khơng gian (trước –sau; trên-xuống; trung tâm- ngoại vi) và chuyển động (gốc-đường đi-đích đến) [80]. Cùng với các lĩnh vực ở cấp độ cơ bản, các lược đồ hình ảnh tạo nguyên liệu thơ cho sự ý niệm hĩa:
Ngay từ ban đầu, chúng ta đã trải nghiệm việc chứa đựng một cách thường xuyên trong mơi trường xung quanh.. Chúng ta ra hay vào phịng, mặc hay cởi quần áo, bước vào trong hay ra khỏi xe, và rất nhiều các loại khơng gian cĩ giới hạn. Chúng ta xử lý đồ vật, đặt chúng vào các vật chứa (tách, hộp, can, túi vv…). Trong mỗi trường hợp như vậy đều cĩ những tổ chức khơng gian và thời gian lặp lại. Nĩi một cách khác, luơn tồn tại những lược đồ điển hình của việc chứa đựng [66:21].
Nguyên tắc nền tảng của đường hướng tri nhận – ban đầu do Richard (1936, trong Ortony [98]) khởi thảo và được Black [23] phát triển tiếp trong quan điểm tương tác về ẩn dụ – cho rằng các kinh nghiệm cơ bản sẽ quyết định cách thức chúng ta suy nghĩ về thế giới và điều này sẽ được thể hiện thơng qua ngơn ngữ. Chẳng hạn khi ta nĩi về việc getting a message across hay là getting through to someone thì việc lựa chọn ngơn ngữ của chúng ta là bằng chứng cho thấy một ý niệm là ý nghĩa được chuyển tải trên một quãng đường: vì thế một khái niệm trừu tượng được cảm nhận như thể nĩ là một thực thể vật chất. Grady [60:84] dùng thuật ngữ “ẩn dụ nguyên khởi” khi đề cập đến các ẩn dụ trong đĩ cả lĩnh vực nguồn và lĩnh vực đích đều cĩ quan hệ gắn bĩ trong kinh nghiệm của chúng ta, chẳng hạn STRONG DESIRE IS HUNGER.