Các đặc tính của ẩn dụ ý niệm

Một phần của tài liệu Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế anh việt (Trang 39 - 41)

7. Bố cục luận án

1.2.2.2. Các đặc tính của ẩn dụ ý niệm

Thứ nhất, nhiều ẩn dụ ý niệm cĩ thể mang tính chất phụ thuộc văn hĩa. Mặc dù Lakoff và Johnson [83] giữ quan điểm nghiêng về tính phổ niệm của ẩn dụ ý niệm, nhưng hai tác giả trên cũng thừa nhận rằng nghiên cứu của mình chỉ giới hạn ở các ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ngơn từ trong tiếng Anh và để ngỏ vấn đề so sánh ẩn dụ ý niệm trên cơ sở văn hĩa. Lakoff và Johnson phát hiện người Anh bản ngữ ý niệm hĩa thời gian thơng qua tiền bạc, và hai ơng cho rằng khơng nhất thiết hiện tượng này xảy ra đối với tất cả các nền văn hĩa. Deignan và các đồng tác giả [49] cho rằng ẩn dụ là một đặc trưng cĩ mặt trong tất cả các ngơn ngữ tự nhiên và một số ẩn dụ ý niệm cĩ thể mang tính chất phổ quát ở nhiều nền văn hĩa và ngơn ngữ, thế nhưng khơng thể cĩ hai nền ngơn ngữ –văn hĩa cĩ chung một hệ thống ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ngơn ngữ hồn tồn như nhau. Nhiều cơng trình nghiên cứu tiếp theo sau (Charteris-Black & Ennis [39], Charteris-Black & Musolff [40], Chung và các tác giả khác [41], Deignan & Potter [50], Neumann [95], Schmidt [102], Bratoz [32]) đã so sánh ẩn dụ trong tiếng Anh với ẩn dụ trong các ngơn ngữ khác và dẫn đến kết luận rằng các yếu tố văn hĩa đã cĩ ảnh hưởng lớn đến việc chọn và sử dụng ẩn dụ của người viết hoặc người nĩi.

Thứ hai, cấu trúc của ẩn dụ ý niệm mang tính chất bán phần. Quá trình đồ họa một lĩnh vực nhằm làm sáng tỏ một lĩnh vực khác chỉ xảy ra đối với một số chứ khơng phải tồn bộ các đặc tính của lĩnh vực nguồn. Khi chúng ta nĩi về ý niệm “lập luận” như một ý niệm trừu tượng thuộc lĩnh vực đích, chúng ta sử dụng ẩn dụ LẬP LUẬN LÀ MỘT TỊA NHÀ, và như vậy chúng ta cĩ thể suy nghĩ về cấu trúc

của lập luận, các lập luận vững chắc hay yếu ớt, lập luận cĩ thể đứng vững hay sụp

đổ, thế nhưng hiếm khi chúng ta nĩi về cửa sổ hay cầu thang của các lập luận. Từ đĩ cĩ thể nĩi ẩn dụ ý niệm LẬP LUẬN LÀ MỘT TỊA NHÀ cĩ những bộ phận được sử dụng và cĩ những bộ phận khơng được sử dụng.

Đặc tính thứ ba của ẩn dụ ý niệm là tính đồ họa đa chiều. Một ý niệm đơn lẻ cĩ thể cĩ nhiều ẩn dụ ý niệm miêu tả nhiều bình diện của nĩ.

Thứ tư, việc chọn lựa các ý niệm để đồ họa lên các ý niệm khác khơng xảy ra một cách ngẫu nhiên mà cĩ thể theo những cách thức cụ thể. Đa số các lĩnh vực ý niệm nguồn đều cụ thể và các lĩnh vực ý niệm đích đều trừu tượng. Theo Lakoff [82] thì chúng ta thường ý niệm hĩa các đối tượng phi vật chất thơng qua các đối tượng vật chất: chúng ta đồ họa từ một lĩnh vực cĩ thể thấy, cảm giác được, hiểu được sang một lĩnh vực chúng ta khơng thấy hoặc khơng hiểu được dễ dàng bằng. Đây là quan điểm rất quan trọng của lý thuyết ẩn dụ ý niệm.

Đặc tính thứ năm là khả năng làm nổi bật hoặc che dấu. Theo lý thuyết ẩn dụ ý niệm, một ý niệm cĩ thể được nhận hiểu bằng cách đồ họa một số bình diện nhất định của các ý niệm khác lên bản thân nĩ, và rồi nĩ được dùng trong ngữ cảnh giống như các ý niệm của lĩnh vực nguồn. Ẩn dụ TRÍ NÃO LÀ VẬT THỂ DỄ VỠ nhấn mạnh đến sức mạnh tâm lý của ý niệm “trí não”, cịn ẩn dụ TRÍ NÃO LÀ MỘT BỘ MÁY thì lại làm nổi trội các mức độ hiệu năng của trí não [83]. Chức năng che dấu một số bình diện của ý niệm thì được hiểu như sau: Trong ẩn dụ ống dẫn thì nghĩa được xem như vật thể, biểu thức ngơn ngữ được xem như vật chứa, cịn hành động giao tiếp được xem như việc chuyển gửi: Lời ơng ấy nĩi chứa rất ít nghĩa” [sđd]. Ẩn dụ ý niệm này che dấu một điều là từ và câu muốn cĩ nghĩa phải phụ thuộc vào ngữ cảnh và phụ thuộc vào người nĩi nữa. Cũng như vậy, ẩn dụ CHIẾN TRANH LÀ MƠN THỂ THAO CẠNH TRANH cĩ thể ý niệm hĩa chiến tranh thành một ván cờ, một trận đấu quyền anh nhưng đồng thời nĩ cũng che dấu hoặc làm mờ nhạt đi các bình diện khác như chết chĩc, thương vong, đại bác.

Đặc tính thứ sáu là tính hệ thống trong cấu trúc ẩn dụ. Cụ thể, trong ẩn dụ KINH TẾ LÀ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI, cĩ thể nhận thấy tính hệ thống của cấu trúc ẩn dụ này được thể hiện qua các đơn vị tương đương về nhận thức và các đơn vị tương đương bản thể:

Nguồn: CON TÀU Đích: NỀN KINH TẾ

Thuyền viên Nhân viên

Biển Mơi trường kinh doanh

Bão, đá ngầm Tình hình kinh doanh khĩ khăn Dụng cụ đi biển Biện pháp chỉ đạo

Đích đến Thành cơng trong kinh doanh Đặc tính thứ bảy là tính tầng bậc trong cấu trúc ẩn dụ. Các phép đồ họa ẩn dụ khơng tồn tại tách biệt với nhau mà đơi lúc chúng được tổ chức theo một cấu trúc tầng bậc. Trong cấu trúc này thì các ẩn dụ ý niệm ở cấp độ thấp hơn sẽ thừa hưởng cấu trúc của ẩn dụ cĩ cấp độ cao hơn nĩ.

Theo Lakoff [82:209], ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ MỘT HÀNH TRÌNH và NGHỀ NGHIỆP LÀ MỘT HÀNH TRÌNH cĩ thể được gộp lại thành một nhĩm nhỏ và ở trên chúng là ẩn dụ CUỘC SỐNG CĨ MỤC ĐÍCH LÀ MỘT HÀNH TRÌNH. Đến lượt ẩn dụ này lại là cụ thể hĩa của ẩn dụ tầng bậc cao hơn, đĩ là ẩn dụ cấu trúc sự tình HÀNH ĐỘNG LÀ CHUYỂN ĐỘNG ĐƯỢC ĐỊNH HƯỚNG. Cùng cấp với ẩn dụ này là các đồ họa ý niệm

TRẠNG THÁI LÀ NƠI CHỐN THAY ĐỔI LÀ CHUYỂN ĐỘNG NGUYÊN NHÂN LÀ LỰC TÁC ĐỘNG HÀNH ĐỘNG LÀ CHUYỂN ĐỘNG TỰ ĐẨY PHƯƠNG TIỆN LÀ ĐƯỜNG ĐẾN ĐÍCH

Một phần của tài liệu Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế anh việt (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)