Các khái niệm và luận điểm cơ bản của lý thuyết ẩn dụ ý niệm

Một phần của tài liệu Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế anh việt (Trang 35)

7. Bố cục luận án

1.2.2. Các khái niệm và luận điểm cơ bản của lý thuyết ẩn dụ ý niệm

Nguồn gốc từ nguyên học của từ ẩn dụ (metaphor) là trong tiếng Hy lạp meta= với/sau và pherein = mang, vác; khái niệm chính của ẩn dụ là khái niệm về ý nghĩa được chuyển tải. Aristotle (trong Glucksberg & Keysar [59]) định nghĩa ẩn dụ là “đem cho một vật một cái tên gọi mới thuộc về một vật khác”. Đây chính là nguồn gốc để Từ điển Oxford [111] định nghĩa ẩn dụ là “một biện pháp tu từ trong đĩ một thuật ngữ miêu tả được chuyển sang một vật thể mà nĩ được áp dụng một cách khơng phù hợp”. Tuy nhiên, định nghĩa này chỉ dựa trên những đặc điểm ngơn ngữ, chứ khơng dựa trên những đặc điểm tri nhận, ngữ dụng hay tu từ của ẩn dụ.

Ẩn dụ chỉ cĩ thể được miêu tả là “áp dụng một cách phù hợp” khi người ta xem nĩ là một khía cạnh của ngơn ngữ hơn là khía cạnh thuộc tri nhận hay nghĩa của người nĩi. Từ điển Oxford khơng nĩi tới khả năng người nĩi cĩ thể sử dụng từ để chuyển tải ý nghĩa phản ánh ý định và tình cảm của ho; định nghĩa này muốn nĩi rằng về một phương diện nào đĩ thì cái nghĩa đen sẽ tự nhiên hơn hay phù hợp hơn so với nghĩa ẩn dụ.

Từ các định nghĩa trên nảy sinh một quan niệm rằng ẩn dụ là một khái niệm mang tính tương đối hơn là mang tính tuyệt đối. Nĩ mang tính tương đối bởi vì nghĩa của từ luơn thay đổi theo thời gian vì vậy một nghĩa trước đây cĩ thể mang tính ẩn dụ thì bây giờ cĩ thể mang nghĩa đen và bởi vì nhận thức về ẩn dụ cĩ thể phần nào tuỳ thuộc vào cá nhân người sử dụng nĩ, tức là tuỳ thuộc vào kinh nghiệm ngơn ngữ của họ. Người nĩi cĩ ý định dùng từ ngữ với mục đích ẩn dụ nhưng người nghe cĩ thể khơng hiểu đâùy là ẩn dụ.

Trong luận án này chúng tơi sẽ áp dụng các định nghĩa về ẩn dụ từ nhiều hướng kết hợp: tri nhận, ngữ dụng học và ngữ nghĩa học.

a. Theo hướng tri nhận: Thuật ngữ ‘ẩn dụ’ mà Lakoff [82] dùng ám chỉ việc ‘đồ họa’ (tức ám chỉ quá trình) hơn là ám chỉ các biểu thức ngơn ngữ (tức ám chỉ sản phẩm). Theo ơng (sđd: 186), “Chỗ đứng của ẩn dụ khơng phải trong ngơn ngữ, mà ở cách thức chúng ta ý niệm hố một lĩnh vực tinh thần thơng qua một lĩnh vực khác”. Đây chính là cơ sở phân biệt giữa khái niệm ẩn dụ với các biểu thức ẩn dụ mà ơng tĩm lược như dưới đây: (sđd: 186)

‘ẩn dụ’…cĩ nghĩa ‘là sự đồ họa trong hệ thống ý niệm. Thuật ngữ ‘biểu thức ẩn dụ’ đề cập đến một biểu thức ngơn ngữ (một từ, một cụm từ, hay một câu) vốn là sự thể hiện bề mặt của sự đồ họa xuyên lĩnh vực như vậy.

Tuy nhiên, chúng tơi cũng thấy rằng nếu đơn thuần chỉ áp dụng quan điểm của Lakoff và Johnson [83] và giới hạn ở việc rút gọn các biểu thức ẩn dụ về cơng thức A LÀ B, tức chỉ quan tâm đến nội dung ý niệm thơi, chúng ta sẽ cĩ thể bỏ qua vai trị dụng học quan trọng của các yếu tố hình thức của ẩn dụ trong văn bản.

b. Theo hướng ngữ dụng học: Xét trên phương diện diễn ngơn báo chí, cĩ lẽ cũng nên nhìn nhận ẩn dụ từ bình diện dụng học, cụ thể là việc đạt được các mục đích của văn bản như duy trì hứng thú của người đọc, thể hiện dấu ấn tác giả, trình bày quan điểm trong việc đánh giá sự kiện, hay thể hiện phong cách hành văn. Do đĩ mà định nghĩa dụng học về ẩn dụ, theo (Charteris-Black & Musolff [40:158]) là:

Ẩn dụ là một đặc trưng ngơn ngữ thơng qua nĩ mà người viết muốn đạt được các mục đích tu từ của mình chẳng hạn như việc thiết lập mối quan hệ với người đọc hay trình bày quan điểm đánh giá của mình nhờ vào việc chọn lựa từ hoặc cụm từ để ám chỉ các chủ đề quan trọng trong khi các từ và cụm từ này thường đề cập đến các chủ đề khác.

c. Theo hướng ngữ nghĩa học: Nhiều nhà ngơn ngữ học chú ý đến khía cạnh ngữ nghĩa của ẩn dụ. Nguyễn Đức Tồn [19:8], khi nghiên cứu bản chất của ẩn dụ đã trình bày định nghĩa thể hiện khuynh hướng nghĩa học về ẩn dụ như sau:

Ẩn dụ là phép thay thế tên gọi hoặc chuyển địa điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác loại dựa trên cơ sở sự liên tưởng đồng nhất hĩa chúng theo đặc điểm, thuộc tính nào đĩ cùng cĩ ở chúng.

Từ ba khuynh hướng vừa nêu trên, chúng tơi tổng hợp thành một định nghĩa về ẩn dụ để phục vụ việc phân tích phương thức ẩn dụ và các đặc điểm của nĩ trong luận án như sau:

Ẩn dụ là sự đồ họa xuyên lĩnh vực các ý niệm thể hiện bằng một sự chuyển dịch trong cách sử dụng các đặc điểm hoặc thuộc tính của một sự vật, hiện tượng sang

một sự vật, hiện tượng khác loại để người sử dụng trình bày quan điểm đánh giá của mình hay thuyết phục người khác.

Theo chúng tơi, định nghĩa này cĩ ý nghĩa thực tiễn trong việc phân tích ẩn dụ cĩ mặt trong diễn ngơn kinh tế. Diễn ngơn kinh tế là một lĩnh vực chuyên ngành mang tính chất trừu tượng, nên rất cĩ khả năng các từ và cụm từ dùng để ám chỉ các thực thể vật chất hoặc động vật sẽ được sử dụng thường xuyên để nĩi đến các thực thể trừu tượng hoặc bất động vật. Điều này đã được nhiều tác giả chứng minh, chẳng hạn nền kinh tế được ý niệm hĩa thơng qua các thực thể hữu cơ bằng ẩn dụ ý niệm NỀN KINH TẾ LÀ MỘT CƠ THỂ SỐNG [39:156]. Đây là một ẩn dụ ý niệm tầng bậc cao, đến lượt nĩ lại được dùng để giải thích cho rất nhiều các biểu thức cĩ mặt trong diến ngơn kinh tế . Lakoff [82:207] gọi đây là hiện tượng các “tầng bậc kế thừa”: Các đồ họa ý niệm khơng xảy ra một cách riêng lẻ. Chúng được tổ chức theo các cấu trúc tầng bậc, cĩ nghĩa là các đồ họa cấp độ thấp được thừa hưởng các cấu trúc của các đồ họa bậc cao hơn. Trong trường hợp vừa nêu trên, thì ẩn dụ ý niệm NỀN KINH TẾ LÀ MỘT BỆNH NHÂN chính là ẩn dụ ở tầng thấp của ẩn dụ NỀN KINH TẾ LÀ MỘT CƠ THỂ SỐNG. Ẩn dụ ý niệm NỀN KINH TẾ LÀ MỘT BỆNH NHÂN cĩ thể giải thích cho một loạt các biểu thức ngơn ngữ mà các tác giả bản tin hay bài bình luận kinh tế trong hai ngơn ngữ rất thường sử dụng: nền kinh tế mạnh khỏe hay nền kinh tế ốm yếu, các biện pháp vực dậy thị trường. Việc so sánh ẩn dụ trong các ngơn ngữ khác nhau cần gắn liền với việc sử dụng định nghĩa về ẩn dụ một cách linh hoạt vì các ngơn ngữ cĩ thể khác nhau về ẩn dụ trên bình diện nghĩa học hay trên bình diện dụng học. Cái được xem là hình ảnh thường qui trong ngơn ngữ này cĩ thể là một hình ảnh ẩn dụ mới trong ngơn ngữ kia. Để đạt được tính chính xác trong việc miêu tả các hiện tượng xuyên ngơn ngữ, cần thiết phải nghiên cứu các loại ẩn dụ cĩ trong các ngơn ngữ.

Việc nhận diện các biểu thức ẩn dụ và sau đĩ phân loại chúng thành các ẩn dụ ý niệm khơng phải khơng gặp các khĩ khăn. Một vấn đề cĩ thể tiên đốn trước được là việc các hệ thống ẩn dụ giao cắt nhau, dẫn đến hiện tượng các ẩn dụ ý niệm khác

nhau cĩ thể cùng hoạt động đồng thời. Đây là hiện tượng đa ẩn dụ mà chúng tơi sẽ phân tích kĩ hơn ở các chương sau.

1.2.2.2. Các đặc tính của ẩn dụ ý niệm

Thứ nhất, nhiều ẩn dụ ý niệm cĩ thể mang tính chất phụ thuộc văn hĩa. Mặc dù Lakoff và Johnson [83] giữ quan điểm nghiêng về tính phổ niệm của ẩn dụ ý niệm, nhưng hai tác giả trên cũng thừa nhận rằng nghiên cứu của mình chỉ giới hạn ở các ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ngơn từ trong tiếng Anh và để ngỏ vấn đề so sánh ẩn dụ ý niệm trên cơ sở văn hĩa. Lakoff và Johnson phát hiện người Anh bản ngữ ý niệm hĩa thời gian thơng qua tiền bạc, và hai ơng cho rằng khơng nhất thiết hiện tượng này xảy ra đối với tất cả các nền văn hĩa. Deignan và các đồng tác giả [49] cho rằng ẩn dụ là một đặc trưng cĩ mặt trong tất cả các ngơn ngữ tự nhiên và một số ẩn dụ ý niệm cĩ thể mang tính chất phổ quát ở nhiều nền văn hĩa và ngơn ngữ, thế nhưng khơng thể cĩ hai nền ngơn ngữ –văn hĩa cĩ chung một hệ thống ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ngơn ngữ hồn tồn như nhau. Nhiều cơng trình nghiên cứu tiếp theo sau (Charteris-Black & Ennis [39], Charteris-Black & Musolff [40], Chung và các tác giả khác [41], Deignan & Potter [50], Neumann [95], Schmidt [102], Bratoz [32]) đã so sánh ẩn dụ trong tiếng Anh với ẩn dụ trong các ngơn ngữ khác và dẫn đến kết luận rằng các yếu tố văn hĩa đã cĩ ảnh hưởng lớn đến việc chọn và sử dụng ẩn dụ của người viết hoặc người nĩi.

Thứ hai, cấu trúc của ẩn dụ ý niệm mang tính chất bán phần. Quá trình đồ họa một lĩnh vực nhằm làm sáng tỏ một lĩnh vực khác chỉ xảy ra đối với một số chứ khơng phải tồn bộ các đặc tính của lĩnh vực nguồn. Khi chúng ta nĩi về ý niệm “lập luận” như một ý niệm trừu tượng thuộc lĩnh vực đích, chúng ta sử dụng ẩn dụ LẬP LUẬN LÀ MỘT TỊA NHÀ, và như vậy chúng ta cĩ thể suy nghĩ về cấu trúc

của lập luận, các lập luận vững chắc hay yếu ớt, lập luận cĩ thể đứng vững hay sụp

đổ, thế nhưng hiếm khi chúng ta nĩi về cửa sổ hay cầu thang của các lập luận. Từ đĩ cĩ thể nĩi ẩn dụ ý niệm LẬP LUẬN LÀ MỘT TỊA NHÀ cĩ những bộ phận được sử dụng và cĩ những bộ phận khơng được sử dụng.

Đặc tính thứ ba của ẩn dụ ý niệm là tính đồ họa đa chiều. Một ý niệm đơn lẻ cĩ thể cĩ nhiều ẩn dụ ý niệm miêu tả nhiều bình diện của nĩ.

Thứ tư, việc chọn lựa các ý niệm để đồ họa lên các ý niệm khác khơng xảy ra một cách ngẫu nhiên mà cĩ thể theo những cách thức cụ thể. Đa số các lĩnh vực ý niệm nguồn đều cụ thể và các lĩnh vực ý niệm đích đều trừu tượng. Theo Lakoff [82] thì chúng ta thường ý niệm hĩa các đối tượng phi vật chất thơng qua các đối tượng vật chất: chúng ta đồ họa từ một lĩnh vực cĩ thể thấy, cảm giác được, hiểu được sang một lĩnh vực chúng ta khơng thấy hoặc khơng hiểu được dễ dàng bằng. Đây là quan điểm rất quan trọng của lý thuyết ẩn dụ ý niệm.

Đặc tính thứ năm là khả năng làm nổi bật hoặc che dấu. Theo lý thuyết ẩn dụ ý niệm, một ý niệm cĩ thể được nhận hiểu bằng cách đồ họa một số bình diện nhất định của các ý niệm khác lên bản thân nĩ, và rồi nĩ được dùng trong ngữ cảnh giống như các ý niệm của lĩnh vực nguồn. Ẩn dụ TRÍ NÃO LÀ VẬT THỂ DỄ VỠ nhấn mạnh đến sức mạnh tâm lý của ý niệm “trí não”, cịn ẩn dụ TRÍ NÃO LÀ MỘT BỘ MÁY thì lại làm nổi trội các mức độ hiệu năng của trí não [83]. Chức năng che dấu một số bình diện của ý niệm thì được hiểu như sau: Trong ẩn dụ ống dẫn thì nghĩa được xem như vật thể, biểu thức ngơn ngữ được xem như vật chứa, cịn hành động giao tiếp được xem như việc chuyển gửi: Lời ơng ấy nĩi chứa rất ít nghĩa” [sđd]. Ẩn dụ ý niệm này che dấu một điều là từ và câu muốn cĩ nghĩa phải phụ thuộc vào ngữ cảnh và phụ thuộc vào người nĩi nữa. Cũng như vậy, ẩn dụ CHIẾN TRANH LÀ MƠN THỂ THAO CẠNH TRANH cĩ thể ý niệm hĩa chiến tranh thành một ván cờ, một trận đấu quyền anh nhưng đồng thời nĩ cũng che dấu hoặc làm mờ nhạt đi các bình diện khác như chết chĩc, thương vong, đại bác.

Đặc tính thứ sáu là tính hệ thống trong cấu trúc ẩn dụ. Cụ thể, trong ẩn dụ KINH TẾ LÀ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI, cĩ thể nhận thấy tính hệ thống của cấu trúc ẩn dụ này được thể hiện qua các đơn vị tương đương về nhận thức và các đơn vị tương đương bản thể:

Nguồn: CON TÀU Đích: NỀN KINH TẾ

Thuyền viên Nhân viên

Biển Mơi trường kinh doanh

Bão, đá ngầm Tình hình kinh doanh khĩ khăn Dụng cụ đi biển Biện pháp chỉ đạo

Đích đến Thành cơng trong kinh doanh Đặc tính thứ bảy là tính tầng bậc trong cấu trúc ẩn dụ. Các phép đồ họa ẩn dụ khơng tồn tại tách biệt với nhau mà đơi lúc chúng được tổ chức theo một cấu trúc tầng bậc. Trong cấu trúc này thì các ẩn dụ ý niệm ở cấp độ thấp hơn sẽ thừa hưởng cấu trúc của ẩn dụ cĩ cấp độ cao hơn nĩ.

Theo Lakoff [82:209], ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ MỘT HÀNH TRÌNH và NGHỀ NGHIỆP LÀ MỘT HÀNH TRÌNH cĩ thể được gộp lại thành một nhĩm nhỏ và ở trên chúng là ẩn dụ CUỘC SỐNG CĨ MỤC ĐÍCH LÀ MỘT HÀNH TRÌNH. Đến lượt ẩn dụ này lại là cụ thể hĩa của ẩn dụ tầng bậc cao hơn, đĩ là ẩn dụ cấu trúc sự tình HÀNH ĐỘNG LÀ CHUYỂN ĐỘNG ĐƯỢC ĐỊNH HƯỚNG. Cùng cấp với ẩn dụ này là các đồ họa ý niệm

TRẠNG THÁI LÀ NƠI CHỐN THAY ĐỔI LÀ CHUYỂN ĐỘNG NGUYÊN NHÂN LÀ LỰC TÁC ĐỘNG HÀNH ĐỘNG LÀ CHUYỂN ĐỘNG TỰ ĐẨY PHƯƠNG TIỆN LÀ ĐƯỜNG ĐẾN ĐÍCH

1.2.2.3. Quan hệ qua lại giữa ẩn dụ trong ngơn ngữ và trong tư duy

Chúng ta hãy xem xét những biểu thức ngơn từ thường gặp khi bàn về chủ đề tình yêu:

Anh đi đường anh, tơi đi đường tơi Đường ai nấy đi

Các nhà ngữ nghĩa học tri nhận cho rằng tính hệ thống của các biểu thức này cĩ thể xem là minh chứng cho quan điểm là con người suy nghĩ một cách ẩn dụ [83]. Cĩ nghĩa là con người ý niệm hố một cách ẩn dụ các kinh nghiệm về tình yêu thơng qua các tri thức cụ thể mà họ cĩ được về các cuộc hành trình.

Tuy nhiên cũng cịn tồn tại nhiều hồi nghi về việc liệu ẩn dụ cĩ là một bộ phận trong quá trình tri nhận của con người chứ khơng phải chỉ làm đẹp cho ngơn ngữ. Làm thế nào để biết ở mức độ nào thì ngơn ngữ con người sử dụng phản ánh cách thức họ tư duy một cách ẩn dụ? Để trả lời câu hỏi này, Gibbs [56] đưa ra bốn giả thuyết về quan hệ qua lại giữa tư duy ẩn dụ và ngơn ngữ ẩn dụ như sau:

GIẢ THUYẾT 1: Tư duy ẩn dụ cĩ thể cĩ vai trị nào đĩ trong việc thay đổi các nét nghĩa của từ qua thời gian, nhưng khơng thể kích thích việc hiểu và sử dụng ngơn ngữ của người nĩi hiện tại.

GIẢ THUYẾT 2: Tư duy ẩn dụ cĩ thể tạo ra các nét nghĩa được sử dụng trong các cộng đồng ngơn ngữ, hoặc cĩ vai trị nào đĩ trong hiểu biết về ngơn ngữ của một người nĩi/nghe lý tưởng. Nhưng tư duy ẩn dụ khơng đĩng vai trị thật sự nào trong khả năng nhận thức hay xử lý ngơn ngữ của những người sử dụng.

GIẢ THUYẾT 3: Tư duy ẩn dụ cĩ thể khiến cho các cá nhân sử dụng và hiểu tại sao các từ và nhĩm từ mang ý nghĩa như chúng vốn cĩ, nhưng khơng đĩng vai trị gì trong việc tức thời tạo ra và hiểu ngơn ngữ hàng ngày của người nĩi.

GIẢ THUYẾT 4: Tư duy ẩn dụ cĩ thể hành chức một cách tự động trong việc tức thời sử dụng và hiểu ý nghĩa ngơn ngữ.

Theo Gibbs [sđd], các giả thuyết trên khơng loại trừ lẫn nhau mà phản ánh một tầng bậc các khả năng về quan hệ qua lại giữa các kiểu tư duy mang tính ẩn dụ và các bình diện sử dụng và hiểu ngơn ngữ. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong

Một phần của tài liệu Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế anh việt (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)