Chiến lược Quản trị Rủi ro

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên năm 2013 ngân hàng techcombank (Trang 66 - 67)

Nhận thức vai trò thiết yếu của quản trị rủi ro đối với hoạt động của một ngân hàng thương mại, Techcombank xây dựng chiến lược quản trị rủi ro dựa trên các nguyên tắc sau: An toàn trong hoạt động cho vay; đa dạng danh mục cho vay; đơn giản, thuận tiện trong quy trình; Cam kết đầu tư vào phát triển con người và hệ thống; Các chính sách thận trọng được đầu tư về trung và dài hạn. Nền tảng của chiến lược quản trị rủi ro của Techcombank là xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với yêu cầu phát triển kinh doanh kèm theo các hướng dẫn vận hành chi tiết. Chiến lược này được triển khai tương thích với mức độ rủi ro mà ngân hàng gặp phải, cho phép vừa phát triển kinh doanh vừa đảm bảo việc phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát rủi ro. Chiến lược quản trị rủi ro sẽ gắn chặt với các hoạt động kinh doanh chủ chốt của ngân hàng và linh hoạt để thích ứng với những thay đổi của môi trường bên ngoài.

Để xây dựng được hệ thống quản trị rủi ro như vậy, Ngân hàng đã liên tục củng cổ nền tảng của khung quản trị rủi ro bằng việc phát huy những thành tựu đạt được và phát triển cán bộ nòng cốt thông qua công tác đào tạo. Cùng với việc áp dụng những công cụ quản trị rủi ro và ứng dụng cộng nghệ mới nhất, công tác quản trị rủi ro sẽ được chúng tôi áp dụng trong mọi khía cạnh hoạt động ngân hàng.

TechcombankBáo Cáo Thường Niên2013

Quản Trị Rủi Ro Bằng việc rà soát và liên tục cải tiến chiến lược, Ngân hàng sẽ tiếp tục đầu tư đào tạo cán bộ nòng cốt, quy trình và hệ thống quản trị rủi ro trong suốt cả năm 2014. Với việc tăng cường vai trò của Nhóm công tác về quản trị rủi ro và các Khung quản trị rủi ro hoạt động, Techcombank sẽ tiếp tục tăng cường quản trị doanh nghiệp và nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động của ngân hàng. Chúng tôi đảm bảo tiếp tục đưa hệ thống quản trị rủi ro lên trình độ cao hơn thông qua việc duy trì các công cụ hiệu quả hiện tại (Ví dụ: Hệ thống quản lý Nợ và Có): Nghiên cứu, phát triển các lĩnh vực mới như hệ thống phân loại nợ nội bộ. Từ năm 2013, Techcombank đã tổ chức các khóa đào tạo/cấp chứng chỉ về cho vay thương mại “Omega” để nâng cao chuyên môn quản trị rủi ro của cán bộ quản trị rủi ro, đồng thời cải thiện Khung Khẩu vị Rủi ro nhằm đảm bảo thành công của các hoạt động kinh doanh phải được xem xét trong biên độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

Trong điều kiện kinh doanh khó khăn của thị trường hiện tại, ngân hàng đã có quyết định phù hợp là tiếp tục tăng cường và phát triển Khung quản trị rủi ro và môi trường kiểm soát rủi ro của Ngân hàng, bằng việc đầu tư vào con người, quy trình và các hệ thống vận hành. Phối hợp với một số công ty tư vấn hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin, tài chính và tư vấn kinh doanh, cùng với sự hỗ trợ của các đối tác chiến lược của mình, Techcombank đã triển khai một số sáng kiến chủ chốt sau:

Tăng cường Khung quản trị rủi ro

Trong năm 2013, Ngân hàng đã tăng cường Khung quản trị rủi ro bằng việc thành lập Nhóm công tác Quản trị rủi ro Kinh Doanh và Quản trị rủi ro Hoạt động (B/ORWG). Các Nhóm công tác này nhận diện, đánh giá và quản lý tất cả các rủi ro hoạt động, rủi ro phi tín dụng, rủi ro thị trường và nêu bật những kế hoạch hành động/khuyến nghị tới Nhóm công tác quản trị rủi ro - Một diễn đàn của ban điều hành cao cấp nhằm giám sát tổng hợp tất cả các loại rủi ro trong ngân hàng. Với đại diện tham gia từ tất cả các khối nhóm công tác về quản trị rủi ro là một phần quan trọng trong nguyên tắc “Ba tuyến phòng thủ” của Techcombank đã được đưa ra từ giữa năm 2012.

Cơ cấu Tổ chức mới của Khối quản trị rủi ro

Trong năm 2013, Ngân hàng đã triển khai và hoàn thành giai đoạn một của dự án Chuyển đổi Khối Quản trị Rủi ro nhằm tăng cường nền tảng của Khối. Bắt đầu từ tháng 1 năm 2014, cùng với việc sáp nhập bộ phận thẩm định và phê duyệt tín dụng, chức năng quản trị rủi ro sẽ song hành theo từng phân khúc kinh doanh:

(1) Quản trị rủi ro Phân khúc Khách hàng doanh nghiệp lớn và Định chế tài chính phi ngân hàng (2) Quản trị rủi ro Phân khúc Khách hàng

doanh nghiệp

(3) Quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh Nguồn vốn, Ngân hàng đầu tư và Định chế tài chính (4) Quản trị rủi ro Bán lẻ

Mỗi bộ phận Quản trị rủi ro theo phân khúc kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm xây dựng chính, thiết lập khẩu vị rủi ro cho phân khúc phụ trách, sản phẩm/quy trình, phê duyệt tín dụng, nhận diện rủi ro, Cảnh báo sớm và rà soát tín dựng và phối hợp với bộ phận thu nợ tập trung trong công tác xử lý nợ.

Cơ cấu này sẽ đem lại hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro cũng như tạo ra các bộ phận quản trị rủi ro thống nhất và chuyên biệt cho từng phân khúc kinh doanh mục tiêu.

Thành tựu nổi bật trong năm 2013

Năm 2013, Techcombank đã thực hiện hàng loạt biện pháp để tăng cường kiểm soát quản trị rủi ro. Tuy nhiên, nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng liên tục phải đối mặt với nhiều thách thức, chất lượng danh mục của toàn ngành Ngân hàng tại Việt nam nói chung phải đối mặt với tỷ lệ nợ xấu tăng cao và Techcomb- ank cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, Ngân hàng tiếp tục giảm rủi ro cho bảng cân đối bằng mức trích lập dự phòng cao và bán tương đương hơn 2 nghìn tỷ đồng nợ xấu cho VAMC trong năm 2013. Techcombank Ngân hàng tiếp tục đặt trọng tâm vào công tác tăng cường chất lượng tín dụng, và các hoạt động giảm thiểu rủi ro để đảm bảo một bảng cân đối mạnh. Bên cạnh đó, rủi ro thanh khoản cũng đã được quản lý chặt chẽ trong suốt cả năm, và Techcombank duy trì được khả năng thanh khoản tốt. Rủi ro thị trường đã được quản lý tốt trong các giới hạn mà ngân hàng đặt ra thông qua việc sử dụng nhiều kỹ thuật định lượng như Giá trị hiên tại của một điểm phần trăm (PV01 và Giá trị chịu rủi ro - VaR).

Về rủi ro hoạt động, Ngân hàng không nảy sinh rủi ro bất ngờ đáng kể nào, số dư tín dụng được kiểm soát trong phạm vi khẩu vị rủi ro và biên độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng là 14,03%, cao hơn nhiều so với mức qui định của Ngân hàng Nhà nước 9%. Những thành công trên đây chúng tôi có được là nhờ việc liên tục phát triển và cải thiện các chính sách và quy trình quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên năm 2013 ngân hàng techcombank (Trang 66 - 67)