+HS trả lời được: công dụng của trạng ngữ và việc tách trạng ngữ thành câu riêng. Lấy được VD
+GV : nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
Trong tiếng Việt, có rất nhiều cách phân loại câu. Chẳng hạn ở lớp 6 các em đã được biết câu phân loại theo mục đích nói gồm 4 kiểu câu đó là: câu trần thuật, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm. Còn nếu phân loại theo cấu trúc thì câu được chia làm 2 loại câu đơn và câu phức. Tiết học hôm nay, thầy sẽ hướng dẫn các em đi vào tìm hiểu về câu chủ động và câu bị động cũng như cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VAØ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động 1(10): tìm hiểu khái niệm câu
+GV ghi ví dụ lên bảng
-Xác định chủ ngữ trong 2 câu trên? +HS độc lập xác định.
+GV xác định CN.
-Ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu trên khác nhau như thế nào?
+HS thảo luận, cử đại diện trả lời.
+GV KL: CN trong câu 1 “Mọi người” thực hiện hoạt động hướng đến “em”
CN câu 2: “em” được hoạt động của người khác”mọi người” hướng vào.
- Nội dung biểu thị (ý nghĩa) của 2 câu này giống nhau hay khác nhau?
ÙGiống nhau vì cả 2 câu đều nói về việc truyền ngôi, cùng có chủ thể của hành động truyền ngôi vua, cùng có kẻ chịu tác động của hành động truyền ngôi là chú bé. ÙVậy thì 2 câu khác nhau ở chỗ nào? Em hãy phân tích cấu tạo của câu và so sánh: Câu 1: Nhà vua chủ động thực hiện hành động hướng vào chú bé.
(truyền ngôi)
Câu 2: Chú bé chịu được hành động của nhà vua hướng vào.
(được truyền ngôi)
- Em có nhận xét gì về chủ ngữ trong 2 câu này.?
Gv-Những câu có chủ thể (CN) chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác như câu 1 ta gọi là câu chủ động.
-Những câu có chủ thể (CN) chỉ người, vật được hành động của người khác hướng vào như câu hai ta gọi đó là câu bị động.
-Vậy thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho ví dụ minh hoa?
1. VD:
Mọi người/ yêu mến em
CN VNà Câu chủ động
Em được/ mọi người yêu mến.
CN VN à Câu bị động
*VD 2(bảng phụ)
-Nhà vua //truyền ngôi cho chú bé.
→ Nhà vua chủ động thực hiện hành động hướng vào chú bé. → Câu chủ động.
- Chú bé // được nhà vua truyền ngôi. → Chú bé được hành động của nhà vua hướng vào.
→Câu bị động.
+HS rút ra khái niệm thông qua VD, lấy vd +GV khắc sâu khái niệm: câu chủ động và câu bị động.
*Hoạt động 2(15): tìm hiểu mục đích của việc chuyển đổi câu hủ động thành câu bị động và ngược lại.
- Em sẽ chọn câu a, hay b? vì sao? +HS thảo luạn, cử đại diện.
+GV Vì nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn mạch lạc hơn : ở các câu trước ta nói về Thuỷ ( em tôi) đến câu này ta tiếp tục nói về Thuỷ qua “ em “thì sẽ dẽ hiểu và phù hợp hơn câu a
ÙGvđưa thêm 3 vd lên bảng phụ
a, Bạn Nam rất thương bạn bè . Biết bình gặp khó khăn , thiếu cả bút viết , Nam đã tặng cho Bình cây bút máy
b, Nhà bạn Bình rất khó khăn , thiếu cả bút để viết . Bạn Bình được bạn Nam cho cây bút máy .
-tìm câu chủ động ,câu bị động trong mỗi ví dụ trên ?
+HS xác định câu chủ động và câu bị động. +GV Nhận xét:
a, Các câu là câu chủ động
b, Câu văn 2 của đoạn b là câu bị động - Em có nhận xét gì về nội dung ý nghĩa của các câu chủ động , bị động vừa tìm ?