TÀI NGÀY HỘ

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN MĨ THUẬT- QUÁT- TH SỐ 1HÒA THÀNH (Trang 56 - 59)

- Sưu tầm và quan sát các ngày hội ở quê em, chuẩn bị cho bài học sau.

TÀI NGÀY HỘ

I.MỤC TIÊU

- Học sinh có khả năng quan sát, biết cách nặn các hình khối.

- Học sinh nặn được hình khối, đồ vật, con vật,... và tạo dáng theo ý thích. - Học sinh ham thích sáng tạovà cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối. II. CHUẨN BỊ:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Sưu tầm một số tượng, các đồ vật khác nhau.

- Một số tượng nhỏ, ảnh chụp các bức tượng về các hình dáng. - Bài tập nặn của học sinh lớp trước.

- Đất nặn. 2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở tập vẽ. - Bút chì màu, sáp màu. - Bút chì màu, sáp màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.

1. Ổn định lớp.

- Cho học sinh hát. 2. Kiểm tra bài cũ.

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. H. Em hãy nêu các bước vẽ theo mẫu?

- Giáo viên kiểm tra một số học sinh tuần trước chưa làm bài xong. 3. Bài mới.

- Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài. Học sinh nhắc lại.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.

*Mục tiêu: giúp HS có khả năng quan sát, biết cách nặn các hình khối.

- Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh các về những ngày hội ở quê hương hoặc những ngày hội mà em biết và nhiều hình dáng khác nhau cho học sinh nhận thấy.

H. Trong các ngày lễ hội thì các hoạt động diễn ra như thế nào?

H. Trong ngày hội thường tổ chức các trò chơi gì?

H. Em hãy một số hoạt động trò chơi trong ngày hội đó?

- Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh khác nhau để thấy ngày hội diễn ra rất vui tươi và nhộn nhịp.

- Giáo viên nêu tóm tắt: Trong những dịp lễ hội thường có nhiều hoạt động nhiều ý nghĩa và những trò chơi rất vui,... lễ hội ở những vùng miền đều mang những nền văn hoá khác nhau,...

Hoạt động 2: Cách nặn.

*Mục tiêu: giúp HS hiểu cách nặn các hình khối.

- Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh, ảnh về lễ hội và hướng dẫn học sinh cách nặn. - Chọn nội dung phù hợp và tìm các hình ảnh chính phụ để nặn

- Học sinh quan sát tìm hiểu nội dung.

- Cảnh vui tươi và nhộn nhịp.

- Hình ảnh sinh hoạt của con người hay con vật, các vật dụng,...

- Hình ảnh đấu vật, chọi gà, kéo co, đua thuyền,...

- Học sinh quan sát. - Học sinh nghe.

- Học sinh tìm hiểu cách nặn.

- Học sinh quan sát tìm hiểu cách nặn.

- Có hai cách nặn căn bản. + Cách 1.

- Nặn từng bộ phận một của hình người hay các đồ vật.

- Ghép các bộ phận lại với nhau, có thể vẽ các hình phụ cho hoàn chỉnh hình.

- Nặn thêm các hình ảnh xung quanh vào để tạo thành hình sinh động.

- Tạo dáng và sắp xếp theo đề tài. + Cách 2.

- Nặn hình dáng người, con vật, đồ vật từ một thỏi đất có thể nắn vuốt để tạo thành nét cong của hình dáng người, con vật hay đồ vật.

- Nặn thêm các hình ảnh phụ xung quanh để tạo thành bức tranh lễ hội .

- Có thể phối hợp đất có nhiều màu sắc khác nhau cho sinh động.Nặn nhiều dáng người và các hình dáng khác rồi sắp xếp theo nội dung để tạo không khí tưng bừng, vui tươi của ngày hội.

- Giáo viên cho học sinh tham khảo một số bài để học sinh quan sát, tham khảo thêm.

Hoạt động 3: Thực hành.

*Mục tiêu: giúp HS nặn được hình khối, đồ vật, con vật,... và tạo dáng theo ý thích.

- Giáo viên cho học sinh quan sát một số nôi dung về lễ hội và cho học sinh nặn theo nhóm hai bàn quay lại với nhau và nặn bài. Có thể cho học sinh tự thể hiện các hình tượng mình ưa thích khác nhau.

- Tìm hình dáng chung cân đối.

- Tìm đặc điểm của hình mình định nặn. - Nặn hình rõ đặc điểm.

- Chú ý đến hình dáng chung của hình người, con vật hay đồ vật mình nặn.

- Giáo viên theo dõi hướng học sinh làm bài đúng nội dung, khuyến khích học sinh làm bài.

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.

*Mục tiêu: giúp HSham thích sáng tạovà cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối.

- Giáo viên chọn một số bài gợi ý cho học sinh nhận xét.

H. Em có nhận xét gì về hình của bạn? H. Nhóm bạn đã nặn về đề tài gì? H. Trong bài này em thích bài nào nhất?

- Dựa trên bài của học sinh giáo viên gợi ý thêm và xếp loại cho học sinh.

- Khen ngợi những bài nặn đúng và đẹp.

- Tìm hình cân đối.

- Học sinh quan sát.

- Học sinh nặn bài theo nhóm.

- Tìm hình.

- Hình dáng chung.

- Học sinh nhận xét bài trên bảng. - Hình nặn rõ nội dung và cân xứng.

- Nặn con vật, nặn mâm ngũ quả, nặn cây cối nhà cửa,...

- Học sinh chọn bài nặn đẹp.

- Nhận xét chung tiết học. * Dặn doø:

- Về nhà vẽ hoặc xé dán tranh lễ hội vào vở.

- Sưu tầm một số đầu báo,tạp chí, báo tường,..., chuẩn bị cho bài học sau.

Ngày soạn:9/4/2007 Thứ tư Ngày dạy 11/4/2007

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN MĨ THUẬT- QUÁT- TH SỐ 1HÒA THÀNH (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w