Quá trình vận chuyển

Một phần của tài liệu giao an địa lý 10 trong 8 tuần đầu 2013 - 2014 (Trang 40 - 43)

II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC

3.Quá trình vận chuyển

- Là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn. Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

- Khoảng cách dịch chuyển phụ thuộc vào:

+ Động năng của quá trình.

+ Kích thước và trọng lượng của vật liệu.

+ Đặc điểm tự nhiên của mặt đệm - Có hai hình thức vận chuyển:

+ Cuốn đi nhờ động năng của ngoại lực + lăn trên mặt đất dốc nhờ trọng lực của vật liệu và động năng của ngoại lực

Bước 3:

- GV: Dựa vào nội dung sách giáo khoa trang 37, hãy cho biết:

+ Quá trình bội tụ là gì?

+ Quá trình bồi tụ phụ thuộc vào nhân tố nào?

+ Có các hình thức bồi tụ nào? - HS: Trả lời

- GV: Chuẩn kiến thức Trả lời câu hỏi trang 37:

+ Do nước chảy: Bãi bồi, tam giác châu thổ, ĐB phù sa sông

+ Do gió: Các cồn cát, đụn cát + Do sóng biển: Các bãi biển

Bước 4:

- GV: Yêu cầu HS nêu quan hệ giữa 3 quá trình: phong hóa, vận chuyển, bồi tụ? Nhận xét về quá trình nội lực và quá trình ngoại lực? - HS: Trả lời - GV: Nhận xét, tổng kết 4. Quá trình bồi tụ - Quá trình tích tụ các vật liệu bị phá hủy (trầm tích)

- Phụ thuộc vào động năng của các nhân tố nội lực

- Có hai hình thức bồi tụ:

+ Nếu động năng giảm dần, vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường đi.

+ Nếu động năng giảm đột ngột thì vật liệu sẽ tích tụ, phân lớp theo trọng lượng.

→ Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề. Chúng luôn tác động đồng thời, và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

4. Tổng kết

Yêu cầu HS nắm được sự khác nhau giữa các quá trình: bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ:

− Quá trình vận chuyển di chuyển các vật liệu phá huỷ đi xa.

− Bồi tụ là sự kết thúc quá trình vận chuyển, là quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ để tạo ra các dạng địa hình mới.

5. Hướng dẫn HS học tập

Làm bài tập SGK, chuẩn bị bài thực hành

Tổ trưởng ký duyệt Ngày...tháng...năm 2013 Đỗ Thị Ninh Nhâm Tiết 11. Bài 10.

THỰC HÀNH: NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ

Ngày 19 tháng 9 năm 2013

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC1. Kiến thức 1. Kiến thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới.

- Nhận xét được mối quan hệ giữa sự phân bố của các vành đai động đất, các vùng núi trẻ và các mảng kiến tạo.

2. Kĩ Năng

Xác định được trên bản đồ các vùng núi trẻ, các vùng có nhiều động đất, núi lửa và nêu nhận xét

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Đối với giáo viên 1. Đối với giáo viên

Một phần của tài liệu giao an địa lý 10 trong 8 tuần đầu 2013 - 2014 (Trang 40 - 43)