1. Ổn định tổ chức lớp
2. Tiến trình kiểm tra
- GV phát đề kiểm tra cho HS, hướng dẫn HS đọc kỉ đề bài. Câu nào dễ làm trước.
- HS đọc kĩ đề bài, tự làm bài kiểm tra của mình.
- GV theo dõi quá trình làm bài kiểm tra của HS, động viên khuyến khích HS tích cực làm bài không quay có trao đổi.
- Khi có hiệu lệnh hết giờ, GV yêu cầu tất cả HS bỏ bút và nộp bài kiểm tra.
3. Ma trận đề kiểm tra
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 10 MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 10
Chủ đề Mức độ kiến thức cần kiểm tra Điểm
B H VD PT Bản đồ C1a (1,5) C1b (0,5) 2,0 Vũ Trụ. Hệ quả các chuyển động của TĐ C2a (1,5) C2b (0,5) 2,0 Cấu trúc của TĐ. Thạch quyển C3a (1,75) C3b (1,25) 3,0
Các quyển của lớp
vỏ ĐL (khí quyển) C4 (1,5) C4 (1,5) 3,0
Tổng điểm 4,75 4,25 1,0 0 10,0
4. Đề kiểm tra
SỞ GD&ĐT HÀ NAM ĐỀ KIỂM TRA 1TIẾT TRƯỜNG THPT B BÌNH LỤC Môn: Địa lí - Lớp 10...
---o0o---
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Trình bày đặc điểm đối tượng thể hiện và khả năng thể hiện của phương pháp kí hiệu?
b. Tính khoảng cách tờ bản đồ 1: 200.000 cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu cm, km ngoài thực tế?
Câu 2: (2,0 điểm)
a. Giải thích nguyên nhân sinh ra sự luân phiên ngày, đêm trên Trái Đất?
b. Hà Nội thuộc múi giờ thứ 7, khi Hà Nội đang là 23 giờ ngày 30/11/2009 thì Luân Đôn ( thuộc múi giờ 0), sẽ là bao nhiêu giờ?
Câu 3: (3,0 điểm)
a. Nêu khái niệm nội lực, cho biết tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất?
b. Dựa vào các kiến thức về thuyết kiến tạo mảng và hiện tượng uốn nếp, giải thích sự hình thành dãy núi Hymalaya?
Câu 4: (3,0 điểm)
Trình bày hoạt động của gió Tây ôn đới? Chứng minh rằng nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng?
5. Đáp án
ĐÁP ÁN
Câu Nội dung chính cần trình bày Điểm
Câu 1 a. Phương pháp kí hiệu
- Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố
theo những điểm cụ thể. Kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng: TP, thị xã, nhà máy, trung tâm CN....
- Khả năng biểu hiện: Vị trí phân bố của đối tượng; Số lượng, quy mô, loại hình; Cấu trúc, chất lượng, động lực phát triển của đối tượng.
b. Khoảng cách tờ bản đồ: 1.000.000 cm; 10 km 0,5
Câu 2 a. Nguyên nhân sinh ra ngày, đêm trên TĐ
- Do TĐ hình cầu, nên một nửa luôn được chiếu sáng là ban ngày và một nửa không được chiếu sáng là ban đêm
- Do TĐ tự quay nên mọi nơi trên TĐ đều lần lượt được chiếu sáng rồi chìm vào bóng tối, gây hiện tượng luân phiên ngày, đêm.
b. Ở Luân Đôn sẽ là: 23-7=16 giờ ngày 30/11/2009
1,5
0,5
Câu 3 a. Khái niệm nội lực
- Nội lực là lực phát sinh ở bên trong TĐ
- Do tác động của nội lực, ngoại lực nên địa hình bề mặt TĐ có nơi cao, có nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề
b. Sự hình thành dãy Hymalaya:
Do mảng Ấn Độ - Ôxtrâylia xô vào mảng Âu - Á, ở chỗ tiếp xúc của chúng đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành dãy núi
1,75 0,5 1,25 1,25
Câu 4 - Hoạt động của gió Tây ôn đới:
+ Phạm vi hoạt động: 30 - 600 ở mỗi bán cầu (áp cao cận nhiệt về hạ áp ôn đới);
+ Thời gian: Gần như quanh năm; Hướng: tây là chủ yếu (TN - BBC,TB - NBC);
+ Nguyên nhân: chênh lêch khí áp giữa áp cao CT và áp thấp ôn đớí;
+ Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa