- Bản đồ mảng kiến tạo 2 Đối với học sinh
3. Tiến trình bài học
Khởi động: Trên thế giới các hiện tượng động đất, núi lửa và địa hình núi trẻ
thường phân bố ở một số vùng nhất định. Đó là những vùng nào và các vùng đó có liên quan gì đến các mảng kiến tạo của thạch quyển không? Bài thực hành hôm nay sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về các vấn đề đó..
Hoạt động 1: Xác định yêu cầu đầu bài và các vành đai núi lửa, động đất, núi trẻ trên bản đồ
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
Bước 1:
- GV: Yêu cầu HS xác định yêu cầu bài thực hành.
- HS: Trả lời
- GV: Chuẩn kiến thức
Bước 2:
- GV: Chia lớp thành hai dãy, dãy trái xác định vành đai động đất theo cặp; dãy phải xác định vành đai núi lửa và vùng núi trẻ?
- HS: Thảo luận
- GV: Chuẩn kiến thức
Bước 3:
- GV: Gọi đại diện HS trình bày - HS: Trả lời
- GV: Chuẩn kiến thức
* HS phải phân biệt thế nào là núi già và núi trẻ: “ Núi già là núi hình thành cách đây hàng trăm triệu năm có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng và nông; Còn núi trẻ là núi hình thành cách đây mới vài chục triệu năm có đỉnh tròn, sườn dốc, thung lũng hẹp, sâu”. Hiện nay núi trẻ vẫn được nâng cao thêm
* Yêu cầu:
- Xác định các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên bản đồ.
- Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, núi trẻ.
- Mối quan hệ giữa các vành đai động đất, núi lửa, núi trẻ với các mảng kiến tạo của Thạch quyển.