Đọc từng biểu đồ

Một phần của tài liệu giao an địa lý 10 trong 8 tuần đầu 2013 - 2014 (Trang 64 - 67)

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1 Ổ định tổ chức lớp

a. Đọc từng biểu đồ

* Biểu đồ khí hậu nhiệt đới gió mùa - Địa điểm Hà Nội (Việt Nam) - Đới NĐ: Kiểu nhiệt đới gió mùa - Nhiệt độ: + Tháng thấp 17,50C + Tháng cao 300C + Biên độ năm 12,50C - Lượng mưa: + Tổng mưa 1694 mm

+ Phân bố chủ yếu vào mùa hạ (5→10), Chênh lệch lượng mưa giữa 2 mùa rất lớn

* Biểu đồ khí hậu cận nhiệt ĐTH - Địa điểm Palecmô (Italia)

- Đới cận nhiệt: Kiểu CN ĐTH - Nhiệt độ: + Tháng thấp nhất 10,50C + Tháng cao nhất 220C + Biên độ năm 11,50C - Lương mưa: + Tổng mưa 692 mm

+ Phân bố chủ yếu vào mùa thu đông (10→4 năm sau)

* Biểu đồ khí hậu ôn đới hải dương - Địa điểm Valecxia

- Nhiệt độ: + Tháng thấp nhất 80C + Tháng cao nhất 170C + Biên độ năm 90C - Lượng mưa: + Tổng mưa 1416 mm

+ Phân bố mưa nhiều quanh năm, thu đông mưa nhiều hơn hạ

* Biểu đồ khí hậu ôn đới lục địa - Địa điểm U pha (LBNga) - Đới ôn đới: Kiểu ôn đới lục địa - Nhiệt độ: + Tháng thấp nhất -14,50C + Tháng cao nhất 19,50C + Biên độ năm 340C - Lượng mưa: + Tổng 584 mm

+ Phân bố mưa khá đều trong năm, nhiều hơn vào mùa hạ

4. Tổng kết

- GV củng cố toàn bộ sự phân hóa khí hậu trên TĐ, yêu cầu HS nắm được một số kiểu khí hậu cụ thể mà GV đã hướng dẫn HS làm

Câu 1: Hãy giải thích tại sao trang phục của những người dân ở các miền khác

nhau trên trái Đất lại khác nhau? Lấy dẫn chứng minh hoạ?

Câu 2: Tại sao mùa đông ở nước ta trồng được các cây rau vụ đông mà mùa

đông ở các nước ôn đới lại phải nhập rau quả vụ đông ở nước ta? Tại sao nước ta đi du lịch mùa hè còn các nước ôn đới đi du lịch mùa đông?

Hoàn thiện phần bài thực hành và hướng dẫn chuẩn bị các bài để giờ sau ôn tập Ngày...tháng...năm 2013 Đỗ Thị Ninh Nhâm Tiết 16. ÔN TẬP Ngày 20 tháng năm 2013 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức

Giúp học sinh hệ thống hóa các kiến thức đã học từ bài 2 đến bài 14, gồm 3 chương

2. Kĩ năng

- Phân tích biểu đồ, nhận xét bảng số liệu, biết phân tích các mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí với nhau

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Đối với giáo viên 1. Đối với giáo viên

- Bản đồ treo tường: Các đới khí hậu trên Trái Đất

2. Đối với học sinh

- Xem lại các bài đã học

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP1. Ổn định tổ chức lớp 1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Hiện tượng phơn xảy ra khi nào? Tại sao ở sườn đón gió lại mát, ẩm còn sườn

khuất gió lại khô, nóng? ( Điều kiện hình thành gió phơn: khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lai và thổi lên cao; Sườn đón gió mát và ẩm do: khi bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,60C. Vì nhiệt độ hạ hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa bên sườn đốn gió; Sườn khuất gió khô và nóng do sau khi không khí vượt núi, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình 100m tăng 10C, nên sườn khuất gió khô và rất nóng)

3. Tiến trình bài học

Khởi động: Để củng cố toàn bộ hệ thống kiến thức ở cả ba chương đã học, hôm

nay chúng ta cùng nhau đi khái quát hóa lại kiến thức cơ bản .

Hoạt động 1: Ôn tập chương I và chương II

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức

Bước 1:

- GV: Chia lớp thành 2 nhóm làm việc theo bàn với nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Dùng bản đồ tư duy thể hiện nội dung cơ bản của chương I? + Nhóm 2 dùng bản đồ tư duy thể hiện

Một phần của tài liệu giao an địa lý 10 trong 8 tuần đầu 2013 - 2014 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w