II. Phương tiện dạy học
- Tranh phóng to hình 4.1, H 4.2 SCB; hình 4.2 SNC
- Sưu tầm các tranh ảnh về hậu quả do đột biến gen gây nên ở người và động thực vật (nếu có)
III. Phương pháp chủ yếu
- Vấn đáp – tìm tòi
- Thuyết trình nêu vấn đề
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức2. Kiểm tra bài cũ 2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1. Operon là gì? Trình bày cấu trúc của operon lac ở vk E.coli?
Câu 2. Thế nào là điều hòa hoạt động của gen? Giải thích điều hòa hoạt động của Operon Lac?
3. Bài mới
Đặt vấn đề: Từ sơ đồ mối quan hệ giữa ADN, mARN, Pr, tính trạng--> Vậy nguyên nhân nào gây nên tính trạng của cơ thể bị thay đổi? (Do biến đổi về ADN, NST). Những biến đổi liên quan đến ADN gọi là đột biến gen. Bài hôm nay ta sẽ cùng tìm hiểu thế nào là đột biến gen ? Đột biến gen phát sinh do nguyên nhân nào và cơ chế phát sinh ra sao ? Hậu quả và tính chất biểu hiện của ĐBG như thế nào.
Hoạt động thầy – trò Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm và các dạng đột biến gen.
GV:
- Gen là gì ? Em hiểu thế nào là đột biến gen ?
- Phân biệt đột biến gen và thể đột biến ?
- Người ta có thề gây đột biến nhân tạo được không? Điều đó có ý nghĩa gì đối với sản xuất và đời sống
I. KHÁI NIỆM ĐỘT BIẾN GEN BIẾN GEN
1. Định nghĩa
- Là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen liên quan tới một cặp nu (ĐB điểm) hoặc một số cặp nu.
- Trong tự nhiên, tất cả các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số rất thấp (10-4 – 10-6)
? HS
- Nhớ lại kiến thức cũ, tìm thông tin trả lời các câu hỏi
GV:
- Yêu cầu HS quan sát H4.1SNC kết hợp nghiên cứu thông tin trong SGK cho biết:
- Cặp nu nào bị biến đổi ? Có những hình thức biến đổi nào ? Mỗi hình thức đó dẫn tới sự thay đổi các aa trong chuỗi polipeptit như thế nào? Đặt tên cho mỗi hình thức đó?
- Từ việc trả lời các câu hỏi, điền thông tin vào bảng sau:
Dạng đột biến
Định nghĩa
Hậu quả
- Tại sao cùng là đột biến thay thế một cặp nu mà có trường hợp thì ảnh hưởng tới cấu trúc, có trường hợp không ? Vậy do điều gì quy định ?
==> do bộ ba mã hóa có bị thay đổi không, bộ ba sau đột biến có mã hóa cho aa mới không.
sử dụng các tác nhân gây đột biến làm xuất hiện đột biến với tần số cao hơn gấp bội và định hướng vào một số gen cần thiết.
- Thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình của cơ thể. 2. Các dạng đột biến gen Dạng đột biến Định nghĩa Hậu quả Thay thế một cặp nu Một cặp nu riêng lẻ trên gen được thay thế bởi cặp nu khác Nếu thay thế cùng loại -> mã di truyền không thay đổi -> không ảnh hưởng đến Pr mà nó điều khiển tổng hợp Thay thế khác cặp -> làm thay đổi mã di truyền-> ảnh hưởng đến Pr mà nó quy định tổng hợp Thêm hay mất một cặp nu ADN bị mất đi hoặc thêm vào một cặp nu nào đó Mã di truyền bị đọc sai kể từ điểm xẩy ra đột biến-> ảnh hưởng lớn tới Pr mà nó quy định tổng hợp. -
Hoạt động 2. Tìm hiểu nguyên nhân