GV giới thiệu: Mặc dù lipit đảm nhận nhiều chức năng sinh học quan trọng nhưng có một loại lipit là colesterol nếu dự trữ sẽ tích tụ trong máu gây đột quỵ tim mạch rất nguy hiểm. Do vậy trong khẩu phần ăn không nên ăn nhiều lipit đặc biệt không nên ăn thức ăn chứa nhiều colesterol như lòng đỏ trứng gà, bơ, phomat…
− Nhấn mạnh: Cacbohiđrat và lipit đều có cấu tạo từ C, H, O nhưng chúng lại là 2 hợp chất hữu cơ khác nhau vì chúng khác nhau về tỉ lệ và cách sắp xếp các nguyên tố trong phân tử tính chất hòa tan trong dung môi khác nhau chức năng sinh học khác nhau.
Nội dung phiếu học tập số 2
4. Củng cố
- Tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ:
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Tại sao trẻ em ngày nay càng ngày càng béo phì? - Tại sao người già không nên ăn nhiều lipit?
- Tại sao trẻ em ăn bánh kẹo vặt lại bị suy dinh dưỡng? Có thể thay đường bột cho lipit được không?
- Tại sao các động vật ngủ đông thường có lớp mỡ rất dày? − Em hãy so sánh cacbohiđrat và lipit theo bảng dưới đây:
1.Cấu tạo 2. Tính chất 3. Vai trò
5. Bài về nhà:
− Trả lời câu hỏi cuối bài.
− Chuẩn bị bài sau.
Phiếu học tập số 1
Hãy nêu vai trò của mỗi loại cacbohiđrat trong bảng dưới đây đối với tế bào và cơ thể?
Loại
cacbohiđrat
Đại diện phổ biến Vai trò đối với tế bào và cơ thể
Mônôsaccarit (Đường đơn)
-Hexôzơ -Glucôzơ (đường nho)
-Fructôzơ (đường quả)
-Galactôzơ (đường sữa)
-Pentôzơ -Ribôzơ -Đêôxiribôzơ
Đisaccarit (Đường đôi)
-Saccrôzơ (đường mía) -Lactôzơ (đường sữa)
-Mantôzơ (đường mạch nha)
Pôlisaccarit (Đường đa) -Glicôgen (ở động vật) -Tinh bột (ở thực vật) -Xenlulôzơ -Kitin Phiếu học tập số 2
Hãy phân biệt các loại lipit theo bảng dưới đây:
Các loại lipit Cấu trúc hoá học Vai trò đối với tế bào và cơ thể Dầu, mỡ Photpholipit Steroit Sắc tố và vitamin
Đáp án phiếu học tập số1
Loại
cacbohiđrat
Đại diện phổ biến Vai trò đối với tế bào và cơ thể
Mônôsaccarit (Đường đơn)
-Hexôzơ -Glucôzơ (đường nho)
-Fructôzơ (đường quả)
-Galactôzơ (đường sữa)
Là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể (Phổ biến nhất là đường glucôzơ)
-Pentôzơ -Ribôzơ -Đêôxiribôzơ
-Tham gia cấu tạo nên AND và ARN trong tế bào.
Đisaccarit (Đường đôi)
-Saccrôzơ (đường mía) -Lactôzơ (đường sữa)
-Mantôzơ (đường mạch nha)
-Tham gia cấu tạo nên AND và ARN trong tế bào. - Dự trữ năng lượng Pôlisaccarit (Đường đa) -Glicôgen (ở động vật) -Tinh bột (ở thực vật)
Là nguồn năng lượng dự trữ ngắn hạn
-Xenlulôzơ Cấu tạo nên thành tế bào thực vật.
-Kitin -Là thành chính cấu tạo nên bộ xương
ngoài của động vật (tôm, cua, côn trùng)
Đáp án phiếu học tập số 2
Các loại lipit Cấu trúc hoá học Vai trò đối với tế bào và cơ thể
Dầu, mỡ
Gồm 1 phân tử rượu
(glixerol) liên kết với 3 axit béo (no hoặc không no)
-Là nguồn nguyên liệu dự trữ cho tế bào và cơ thể.
-Tham gia điều hòa thân nhiệt cho động vật đẳng nhiệt (hoặc ĐV xứ lạnh)
Photpholipit
Gồm 1 phân tử glixerol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm photphat.
-Cấu tạo nên các loại màng của tế bào.
Steroit
Chứa các nguyên tử liên kết vòng.
-Cấu tạo nên các hoocmon (đặc biệt là hoocmon sinh dục)
-Cấu tạo nên diệp lục có vai trò quan trọng trong quang hợp của thực vật.
-Cấu tạo nên sắc tố võng mạc mắt ngườigiúp ta nhìn được.
Sắc tố và vitamin - Một số loại: carôtenôit, diệp lục - Một số loại VTM: A, D, E, K.
- Giúp quá trình quang hợp ở TV
- Thành phần cấu trúc của nhiều enzim đảm bảo các hoạt động sinh lí diễn ra bình thường
BÀI 4 - SH12.
ĐỘT BIẾN GENI. Mục tiêu I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm, kể tên được các dạng đột biến gen.
- Nêu được nguyên nhân, cơ chế phát sinh, hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
- Giải thích được tính chất biểu hiện của đột biến gen (nâng cao)
- Phân biệt được khái niệm đột biến gen với thể đột biến
2. Kĩ năng
- Rèn luyện được kĩ năng quan sát, phân tích hình vẽ.
- Rèn kĩ năng làm cá nhân và theo nhóm nhỏ
- Có ý thức vận dụng kiến thức bài học vào giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan.
- Có ý thức bảo vệ môi trường thông qua hiểu biết về hậu quả đột biến gen