Thực hành sử dụng Hướng dẫn chuẩn KT-KN kết hợp với SGK soạn đề kiểm tra Sinh học THPT

Một phần của tài liệu Tai lieu Boi Duong chuan kien thuc ki nang mon sinh capTHPT (Trang 96 - 99)

V. Kiểm tra đánh giá

Thực hành sử dụng Hướng dẫn chuẩn KT-KN kết hợp với SGK soạn đề kiểm tra Sinh học THPT

soạn đề kiểm tra Sinh học THPT

1. Mục tiêu:

- Học viên thực hành biên soạn một đề kiểm tra; biết xác định đúng mục tiêu về kiến thức và kĩ năng của bài kiểm tra.

- Học viên biết cách sử dụng Hướng dẫn chuẩn KT - KN, SGK để soạn đề kiểm tra.

- Vận dụng được các kĩ thuật đã học vào soạn đề kiểm tra.

2. Kết quả mong đợi:

- HV soạn giảng được một đề kiểm tra, biết vận dụng nội dung chuẩn KT-KN, biết cách sử dụng HD chuẩn KT-KN kết hợp với SGK trong quá trình soạn đề kiểm tra.

- Vận dụng được các kĩ thuật đã học để thiết kế các câu hỏi của bài đề kiểm tra.

- Trao đổi, thảo luận làm rõ các vấn đề học viên còn vướng mắc

3. Phương tiện đánh giá:

- Đề kiểm tra của các nhóm

- Báo cáo của nhóm, các ý kiến chia sẻ

- Quan sát các thành viên tham gia

4. Tài liệu cần:

- Sách giáo khoa, HD thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của lớp 6,7,8, 9

- Bảng phụ hoặc giấy tơrôki, bút dạ, băng dính hai mặt.

5. Tiến trình thực hiện:

Khởi động: Trò chơi “Con gái “…” hơn con trai?”

GV viết lên bảng câu “Con gái ‘mơ mộng’ hơn con trai?”. Chia lớp thành 2 đội, cử 2 trọng tài theo dõi. Các đội lần lượt thay phiên nhau tìm các từ láy bắt đầu bằng chữ “m” để thay vào trong ngoặc thế cho từ “mơ mộng” (Ví dụ: mạnh mẽ, mơ màng…); đội nào “hết vốn, cạn từ” trước sẽ thua. Lưu ý nêu luật chơi

(không dùng từ có tính chất xúc phạm, từ nghĩa xấu/bậy, v.v. Nếu phạm luật sẽ bị xử thua).

- Phát biểu mục tiêu hoạt động 4.

- Hướng dẫn nhiệm vụ cần thực hiện: đọc một số chủ đề trong tài liệu Hướng dẫn dạy học theo chuẩn KT - KN so sánh với Chương trình và SGK soạn 1 đề kiểm tra 45 phút.

- Hướng dẫn cách sử dụng tài liệu kết hợp với sử dụng SGK.

- Những lưu ý khi sử dụng tài liệu. Lưu ý khi soạn đề kiểm tra thực hành.

Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của học viên Ghi chú

5 phút

GV giao nhiệm vụ cho nhóm.

Tổ chức trò chơi

- Theo dõi. Thực hiện trò chơi. - Phát biểu mục tiêu hoạt động 4

Chuẩn bị tâm lí để học tập tích cực 35 phút - Hướng dẫn nhiệm vụ cần thực hiện: đọc một số chủ đề trong tài liệu sắp xếp nội dung theo sơ đồ.

- Kiểm tra đảm bảo người tham gia hiểu được họ cần làm gì. Thông báo thời gian cho giai đoạn này là 35 phút.

- Theo dõi các cá nhân và các nhóm làm việc và khi cần có các hỗ trợ kịp thời cho từng học viên và từng nhóm.

- Đọc hướng dẫn, yêu cầu giải thích nếu cần.

- Từng HV và nhóm nhân nhiệm vụ GV giao cho và tự nghiên cứu cá nhân trong vòng 5 phút:

+ Đọc tài liệu, xác định mục tiêu kiểm tra.

+ Soạn một đề kiểm tra 45 phút. - Mỗi nhóm thảo luận (10 phút) và trình bày các ý tưởng của nhóm trên bản trong để chiếu bằng máy overhead hoặc trình chiếu powpoint (20 phút). Trong khi các nhóm trình bày, mỗi HV cần ghi lại những nội dung chính của bán báo cáo của nhóm đang trình bày và ghi ra giấy các ý kiến nhận xét tán đồng hay không cũng như các ý kiến bổ sung (nếu có). Đây là hoạt động giúp HV áp dụng chuẩn KT – KN dể ra đề kiểm tra. 6. Tổng kết và đánh giá: - Trả lời các thắc mắc của HV.

- Đánh giá kết quả làm việc của HV và của các nhóm.

- Chốt lại các điểm chính của hoạt động, hướng dẫn sử dụng tài liệu.

Chủ đề 1. Định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh: Đánh giá cái gì? Nhằm mục đích gì? Dùng hình thức gì?

Chủ đề 2. Đánh giá quá trình Chủ đề 3. Đánh giá kết quả đầu ra

Chủ đề 4. Các hình thức đánh giá: Tự luận và trắc nghiệm

Chủ đề 5. Thực hành xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

Chủ đề 6. Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm khách quan.

Bài tập:

Đọc và phân tích các đề kiểm tra sau, theo bạn mỗi đề kiểm tra này đã được biên soạn phù hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT – KN hay chưa?

Đề kiểm tra một tiết Sinh học 12 Câu 1.

Nêu sự khác nhau trong quá trình phiên mã và dịch mã của sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ.

Câu 2.

Nêu những biến dị không làm thay đổi cấu trúc và số lượng NST? So sánh các biến dị đó?

Câu 3.

Ở một loài thực vật có hoa màu đỏ và hoa màu trắng. Người ta lai 2 thứ hoa đỏ và trắng với nhau, F1 thu được 505 hoa đỏ và 500 hoa trắng. Cho F1 giao phối với nhau F2 thu được 700 hoa đỏ và 902 hoa trắng hãy biện luận và viết sơ đồ lai minh hoạ.

Câu 4.

Hãy giải thích tại sao ADN ở các sinh vật có nhân thường bền vững hơn nhiều so với các loại ARN. nhiệt độ ở đó mà phân tử ADN mạch kép bị tách thành 2 sợi được gọi là nhiệt độ “nóng chảy”. Hãy cho biết đoạn ADN có cấu trúc như thế nào thì nhiệt nóng chảy cao và ngược lại?

Một phần của tài liệu Tai lieu Boi Duong chuan kien thuc ki nang mon sinh capTHPT (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w