Phiếu "Hướng dẫn thực hành kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy"

Một phần của tài liệu Tai lieu Boi Duong chuan kien thuc ki nang mon sinh capTHPT (Trang 116 - 118)

D. Theo bạn bao ngày là thích hợp

Phiếu "Hướng dẫn thực hành kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy"

Ý nghĩa của từng loại mũ

- Dùng 6 cái mũ đại diện cho 6 kiểu/dạng thức của suy nghĩ. Nó đề cập đến chiều hướng suy nghĩ hơn là tên gọi. Mỗi mũ có một màu (mà màu này chỉ đại diện cho duy nhất 1 cách thức của suy nghĩ).

- Mọi người đều sẽ tham gia góp ý. Tuỳ theo kiểu ý kiến mà người đó sẽ đề nghị đội mũ màu gì.

- Các mũ không được dùng để phân loại cá nhân mặc dù hành vi hay thói quen của cá nhân đó “dường như” hay có vẻ thuộc về loại nào đó. Nó chỉ có tác dụng định hướng suy nghĩ trong khi thành viên trong nhóm cho ý kiến đội lên mà thôi . Lưu ý rằng, 6 chiếc mũ này chỉ là một cách thức tượng trưng, không cần phải có 6 cái mũ thật khi tiến hành kỹ thuật này.

Mũ Kiểu/dạng thức của suy nghĩ trước một vấn đề

Nhìn nhận sự vật, hiện tượng hay vấn đề xảy ra một cách khách quan. Một số câu hỏi có thể sử dụng:

Mũ trắng

- Chúng ta cần có những thông tin nào liên quan đến vấn đề đang xét?

- Chúng ta thiếu mất những thông tin, dữ kiện nào?

Mũ đỏ

Nhìn nhận sự vật, hiện tượng hay vấn đề xảy ra theo cảm tính, trực giác. Một số câu hỏi có thể sử dụng:

- Cảm giác của tôi ngay lúc này là gì?

- Trực giác của tôi mách bảo điều gì về vấn đề này? - Tôi thích hay không thích vấn đề này?

Mũ vàng

Nhìn nhận sự vật, hiện tượng hay vấn đề xảy ra theo góc độ cách lạc quan, logic, chú ý đến mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề. Một số câu hỏi có thể sử dụng:

- Những lợi ích của vấn đề/dự án,....đang được xem xét là gì?

- Đâu là mặt tích cực của vấn đề/dự án này? - Liệu vấn đề/dự án

Mũ đen

Nhìn nhận sự vật, hiện tượng hay vấn đề xảy ra theo góc độ phê phán, bi quan, chú ý đến mặt hạn chế, tiêu cực của vấn đề. Một số câu hỏi có thể sử dụng:

- Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?

- Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm điều này?

- Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn?

Mũ xanh lá cây

Nhìn nhận sự vật, hiện tượng hay vấn đề xảy ra theo góc độ sáng tạo, phát triển. Một số câu hỏi có thể sử dụng:

- Có những cách thức khác để thực hiện điều này không?

- Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này? - Các lời giải thích cho vấn đề này là gì?

Nhìn nhận sự vật, hiện tượng hay vấn đề xảy ra theo góc độ người tổ chức, kiểm soát quá trình tư duy, người lãnh đạo/trưởng nhóm. Vai trò của người đội mũ xanh da trời là:

Mũ xanh da trời

- Xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm (Chúng ta ngồi ở đây để làm gì? Chúng ta cần tư duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?). - Sắp xếp trình tự cho các chiếc mũ trong suốt buổi

thảo luận. Người đội mũ xanh da trời cần bảo đảm nguyên tắc vàng sau: “Tại một thời điểm nhất định, mọi người phải đội mũ cùng màu”.

- Cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và ra kế hoạch (Chúng ta đã đạt được gì qua buổi thảo luận? Chúng ta có thể bắt đầu hành động chưa? Chúng ta có cần thêm thời gian và thông tin để giải quyết vấn đề này?).

Phiếu bài tập

Tên Nhóm: _____________________________________________________

1. Tổ chức

Hoàn thành bảng phân công nhiệm vụ

1. Điều hành nhóm

2. Nhắc nhở thời gian và điền Bảng phân công nhiệm vụ 3. Thư ký, ghi chép kết quả thảo luận nhóm

4. Tóm tắt lại nội dung thảo luận nhóm và trình bày truớc lớp 5. Thực hiện phần đánh giá quá trình làm việc nhóm

Một phần của tài liệu Tai lieu Boi Duong chuan kien thuc ki nang mon sinh capTHPT (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w