- Về số năm làm việc: Trong số 140 người được hỏi thì nhân viên có số năm làm việc dưới 1 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 40%, kề cận đó là số nhân viên làm
2.2.10. Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viênvề đồng nghiệp
Để đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên với đồng nghiệp của mình, chúng tôi sử dụng 6 tiêu chí về các khía cạnh liên quan đến đồng nghiệp và một câu đánh giá chung. Kết quả thu được ở bảng (25).
Nhìn vào bảng (25) ta thấy được đánh giá cao nhất là tiêu chí “đồng nghiệp và
Anh/ Chị sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ với nhau trong công việc” với mức điểm bình
quân là 3,9571. Các tiêu chí khác có mức điểm bình quân từ 3,6429 trở lên. Song song với nó là kết quả kiểm định One-Sample T Test. Nhìn vào bảng cho ta thấy chỉ có hai tiêu chí là “đồng nghiệp và Anh/ Chị sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ với nhau
trong công việc” và “luôn được tôn trọng và tin cậy trong công việc” có mức ý nghĩa
sig. lớn hơn 0,05, vì thế chúng ta chấp nhận giả thiết H0, nghĩa là đa phần nhân viên đồng ý với hai tiêu chí trên. Các tiêu chí còn lại đều có mức ý nghĩa sig. bé hơn 0,05 nên chúng ta chưa có cơ sở để chấp nhận giả thiết H0, nghĩa là chưa có cơ sở để kết luận đa số nhân viên đều đồng ý với các tiêu chí này.
Vậy có thể kết luận rằng không Để biết có sự khác biệt trong cách thức đánh giá các tiêu chí về đồng nghiệp giữa các nhân viên hay không, chúng ta tiến hành kiểm định Independent- Samples T Test và One- Way ANOVA.
Bảng 25: Kiểm định giá trị trung bình kết quả đánh giá của nhân viên về đồng nghiệp
Stt Các tiêu chí N Giá trị trung bình Giá trị kiểm định Mức ý nghĩa (sig.)
1 Đồng nghiệp và Anh/ Chị hợp tác tốt trong
công việc 140 3,6643 4 0,000
2 Đồng nghiệp và Anh/ Chị phối hợp tốt để giải
quyết công việc 140 3,8500 4 0,010
3 Đồng nghiệp thoải mái, dễ chịu 140 3,8214 4 0,001
4 Đồng nghiệp và Anh/ Chị sẵn sàng giúp đỡ
và chia sẻ với nhau trong công việc 140 3,9571 4 0,345
5 Cảm thấy tin tưởng vào đồng nghiệp 140 3,6429 4 0,000
6 Luôn được tôn trọng và tin cậy trong công
việc 140 3,9000
4
0,061
7 Hài lòng về đồng nghiệp 140 3,8857 4 0,007
(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra)
Chú thích:
(1) Thang điểm Likert: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý (2) Giả thiết cần kiểm định: H0: µ = Giá trị kiểm định
H1: µ ≠ Giá trị kiểm định Nếu: Sig. > 0,05 : Chấp nhận giả thiết H0
Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thiết H0
Kết quả kiểm định Independent- Samples T Test có được ở bảng (26). Qua bảng này cho chúng ta thấy ngoại trừ tiêu chí “cảm thấy tin tưởng vào đồng nghiệp” có mức ý nghĩa sig. lớn hơn 0,05, nghĩa là không có sự khác biệt trong cách thức đánh giá tiêu chí trên giữa nhân viên nam và nhân viên nữ ra, các tiêu chí còn lại đều có mức ý nghĩa sig. bé hơn 0,05, vì thế chúng ta bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là đã có sự khác biệt trong cách thức đánh giá các tiêu chí này giữa nhân viên nam và nhân viên nữ.
Bảng 26: Kết quả kiểm định sự khác nhau trong cách thức đánh giá giữa nhân viên nam và nhân viên nữ đối với các tiêu chí về đồng nghiệp
Stt Các tiêu chí
F T
Mức ý nghĩa Sig.
(2 chiều)
1 Đồng nghiệp và Anh/ Chị hợp tác tốt trong
công việc 5,779 -2,263 0,025
2 Đồng nghiệp và Anh/ Chị phối hợp tốt để
giải quyết công việc 0,428 -4,347 0,000
3 Đồng nghiệp thoải mái, dễ chịu 12,833 -3,526 0,001
4 Đồng nghiệp và Anh/ Chị sẵn sàng giúp đỡ
và chia sẻ với nhau trong công việc 1,636 -1,975 0,050
5 Cảm thấy tin tưởng vào đồng nghiệp 1,319 0,551 0,582
6 Luôn được tôn trọng và tin cậy trong công việc
13,141
-4,666 0,000
7 Hài lòng về đồng nghiệp 15,534 -4,266 0,000
(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra)
Chú thích:
(1) Thang điểm Likert: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý (2) Giả thiết cần kiểm định:
H0: Không có sự khác biệt về cách thức đánh giá giữa nam và nữ H1: Có sự khác biệt về cách thức đánh giá giữa nam và nữ
Nếu: Sig. > 0,05 : Chấp nhận giả thiết H0 Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thiết H0
.Để kiểm định cách thức đánh giá về công tác đào tạo giữa các nhân viên có độ tuổi, trình độ chuyên môn, vị trí làm việc và thâm niên khác nhau có giống nhau hay không, chúng ta sử dụng kiểm định ANOVA.
Bảng 27: Kết quả kiểm định sự khác nhau trong cách thức đánh giá của nhân viên đối với các tiêu chí còn lại của nhân tố đồng nghiệp
Stt Các tiêu chí Mức ý nghĩa Sig. Độ tuổi Vị trí làm việc Trình độ chuyên môn Số năm làm việc 1 Đồng nghiệp và Anh/ Chị hợp tác tốt trong công việc
0,615 0,004 0,151 0,249
2 Đồng nghiệp và Anh/ Chị phối hợp tốt để giải quyết công việc
0,621 0,000 0,565 0,352
3 Đồng nghiệp thoải mái, dễ chịu 0,993 0,000 0,444 0,565
4 Đồng nghiệp và Anh/ Chị sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ với nhau trong công việc
0,989 0,000 0,476 0,971
5 Cảm thấy tin tưởng vào đồng nghiệp 0,278 0,139 0,025 0,065
6 Luôn được tôn trọng và tin cậy trong công việc
0,902 0,000 0,015 0,201
7 Hài lòng về đồng nghiệp 0,951 0,000 0,899 0,892
(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra)
Chú thích:
(1) Thang điểm Likert: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý (2) Giả thiết cần kiểm định: H0: Không có sự khác biệt
H1: Có sự khác biệt Nếu: Sig. > 0,05 : Chấp nhận giả thiết H0
Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thiết H0
Qua bảng (27) cho chúng ta thấy, biến độ tuổi và số năm làm việc đều có mức ý nghĩa sig. của các tiêu chí về đồng nghiệp lớn hơn 0,05, vì thế chúng ta chấp nhận giả thiết H0, nghĩa là không có sự khác biệt trong cách thức đánh giá các tiêu chí về đồng nghiệp giữa các nhân viên có độ tuổi và số năm làm việc khác nhau.
Về vị trí làm việc, chỉ có tiêu chí “cảm thấy tin tưởng vào đồng nghiệp” là có mức ý nghĩa lớn hơn 0,05, nghĩa là không có sự khác biệt trong cách thức đánh giá tiêu chí này giữa các nhân viên có vị trí làm việc khác nhau, tất cả các tiêu chí còn lại đều có mức ý nghĩa sig. bé hơn 0,05, vì thế chúng ta bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là đã
có sự khác biệt trong cách thức đánh giá các tiêu chí còn lại giữa các nhân viên có vị trí làm việc khác nhau.
Về trình độ chuyên môn, các tiêu chí 1; 2; 3; 4 và 7 có mức ý nghĩa sig. lớn hơn 0,05, vì thế chúng ta chấp nhận giả thiết H0, nghĩa là không có sự khác biệt trong cách thức đánh giá các tiêu chí này giữa các nhân viên có trình độ chuyên môn khác nhau. Còn tiêu chí 5 và tiêu chí 6 có mức ý nghĩa sig. bé hơn 0,05, vì thế chúng ta bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là có thể kết luận đã có sự khác biệt trong cách thức đánh giá hai tiêu chí này giữa các nhân viên có trình độ chuyên môn khác nhau.