- Về số năm làm việc: Trong số 140 người được hỏi thì nhân viên có số năm làm việc dưới 1 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 40%, kề cận đó là số nhân viên làm
2.2.3. Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viênvề môi trường và điều kiện làm việc
Bảng 3: Tổng hợp đặc trưng của nhân viên được phỏng vấn tại siêu thị Nguyễn Văn Cừ trên địa bàn quận Thủ Đức
Tiêu chí Phân loại Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Giới tính Nam 49 35,0 Nữ 91 65,0 Tổng cộng 140 100,0 Độ tuổi Dưới 25 tuổi 106 75,7 Từ 25 đến dưới 35 tuổi 28 20,0 Từ 35 đến 45 tuổi 5 3,6 Trên 45 tuổi 1 0,7 Tổng cộng 140 100,0 Bộ phận quản lý 8 5,7
Nhân viên chăm sóc quầy 62 44,3
Nhân viên thu ngân 25 17,9
Nhân viên văn phòng 4 2,9
Nhân viên bảo vệ 41 29,3
Tổng cộng 140 100,0
Lao động phổ thông 117 83,6
Trung cấp và nghiệp vụ 15 10,7
Cao đẳng và đại học trở lên 8 5,7
Tổng cộng 140 100,0 Số năm làm việc Dưới 1 năm 56 40,0 Từ 1 đến dưới 3 năm 54 38,6 Từ 3 đến 5 năm 23 16,4 Trên 5 năm 7 5,0 Tổng cộng 140 100,0
(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra)
2.2.3. Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên về môi trường và điều kiện làm việc làm việc
Môi trường và điều kiện làm việc là các yếu tố quan trọng tác động trực tiếp tới người lao động và quá trình làm việc của họ. Môi trường và điều kiện làm việc được bảo đảm là những điều kiện cơ bản để người lao động có thể thực hiện và hoàn thành tốt công việc của mình. Vì vậy, siêu thị phải bảo đảm về cơ sở vật chất như phòng
làm việc, trang thiết bị... và các yếu tố về điều kiện làm việc như giờ giấc làm việc, chính sách liên quan tới công việc và nhân viên. Có như vậy nhân viên mới có cảm giác yêu tâm và phát huy tốt năng lực của mình trong công việc.
Sau khi tiến hành điều tra và xử lý số liệu, kết quả đánh giá của nhân viên về môi trường và điều kiện làm việc đã cho thấy các yếu tố được nhân viên đánh giá cao nhất là: “Nơi làm việc luôn gọn gàng, sạch sẽ” với mức điểm bình quân là 4,21 (trong đó có 77 người đồng ý và 47 người hoàn toàn đồng ý), yếu tố “Các chính
sách, quy định về vấn đề lao động trong siêu thị được thông báo rõ ràng và kịp thời”
với mức điểm bình quân là 4,06 (trong đó có 82 người đồng ý và 33 người hoàn toàn đồng ý) và yếu tố “Giờ giấc làm việc được siêu thị thực hiện theo đúng quy định của
luật lao động” với mức điểm bình quân là 4,00 (trong đó có 88 người đồng ý và 31
người hoàn toàn đồng ý). Các yếu tố còn lại như “Công việc không có áp lực cao”,
“Cơ sở vật chất trang thiết bị được trang bị đầy đủ, an toàn”, “Bầu không khí của công ty là thoải mái”, “Không gian thiết kê nơi làm việc làm việc khiến anh chị cảm thấy thoải mái khi làm việc” và “Hài lòng về môi trường và điều kiện làm việc” nhận
được mức điểm bình quân từ 3,35 trở lên cho thấy nhân viên đã có mức đồng ý khá cao về môi trường và điều kiện làm việc. Điều này cho thấy siêu thị Nguyễn Văn Cừ đã đề ra và thực hiện tốt các chính sách có liên quan tới nhân viên và bên cạnh đó là ý thức tự giác của nhân viên là khá cao. Thực tế tại mỗi nơi làm việc của siêu thị đều có treo các quy định để nhân viên thực hiện và bên cạnh đó thì cán bộ quản lý cũng luôn nhắc nhở, chỉ bảo nhân viên từ đó có thể tạo cho nhân viên ý thức tự giác cá nhân cao trong công việc của mình. Mặc dù đa số các yếu tố về môi trường và điều kiện làm việc cao nhưng yếu tố “Không đòi hỏi thường xuyên làm thêm ngoài giờ” chỉ được đánh giá ở mức điểm bình quân là 2,80. Thực tế cho thấy công việc ở siêu thị thường hay phải tăng ca, vì vậy mà yếu tố “không đòi hỏi thường xuyên làm thêm
ngoài giờ” không được nhiều nhân viên đồng ý. Bên cạnh đó còn có 20 nhân viên
cho rằng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho công việc là chưa đầy đủ, vì vậy ban lãnh đạo siêu thị cần phải tìm hiểu để có biện pháp giải quyết.
Để kiểm chứng những nhận định đưa ra có phù hợp với thực tế hay không, chúng tôi sử dụng kiểm định One-Sample T Test.
Qua kết quả ở bảng (4) cho thấy các tiêu chí “Giờ giấc làm việc được siêu thị
thực hiện theo đúng quy định của luật lao động” và “Các chính sách, quy định về vấn đề lao động trong siêu thị được thông báo rõ ràng và kịp thời” có mức ý nghĩa
sig. lớn hơn 0,05 nên chưa có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0, tức là việc nhận định phần lớn nhân viên cảm thấy hài lòng về hai tiêu chí này là phù hợp với thực tế đánh giá của nhân viên.
Các tiêu chí còn lại có mức ý nghĩa sig. nhỏ hơn 0,05 nên ta bác bỏ giả thiết H0. Điều này có nghĩa là chưa có cơ sở để cho rằng phần lớn nhân viên đã hài lòng với các tiêu chí trên.
Các tiêu chí 7, 8, 9 mặc dù có điểm bình quân khá cao (3,73; 3,83; 3,77) gần với giá trị kiểm định 4 nhưng lại có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05. Điều này cho thấy thực tế nhân viên có sự đánh giá khác nhau về các tiêu chí này.
Bảng 4: Kiểm định giá trị trung bình kết quả đánh giá của nhân viên về môi trường và điều kiện làm việc
Stt Các tiêu chí N Giá trị trung bình Giá trị kiểm định Mức ý nghĩa (sig.)
1 Công việc không có áp lực cao 140 3,35 4 0,000
2 Không đòi hỏi thường xuyên làm thêm ngoài giờ 140 2,80 4 0,000
3 Cơ sở vật chất trang thiết bị được trang bị đầy
đủ, an toàn 140 3,36
4
0,000
4 Nơi làm việc luôn gọn gàng, sạch sẽ 140 4,21 4 0,000
5 Giờ giấc làm việc được siêu thị thực hiện theo
đúng quy định của luật lao động 140 4,00
4
1,000
6 Các chính sách, quy định về vấn đề lao động
trong siêu thị được thông báo rõ ràng và kịp thời 140 4,06
4
0,295
7 Bầu không khí của công ty là thoải mái 140 3,73 4 0,000
8 Không gian thiết kê nơi làm việc làm việc khiến
anh chị cảm thấy thoải mái khi làm việc 140 3,83
4
0,003
9 Hài lòng về môi trường và điều kiện làm việc 140 3,77 4 0,000
(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra)
Chú thích:
(1) Thang điểm Likert: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý (2) Giả thiết cần kiểm định:
H0: µ = Giá trị kiểm định H1: µ ≠ Giá trị kiểm định
Nếu: Sig. > 0,05 : Chấp nhận giả thiết H0 Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thiết H0
Sử dụng kiểm định tham số trung bình hai mẫu độc lập (Independent-Samples T Test) để kiểm định sự khác nhau trong cách thức đánh giá của nhân viên với giới tính khác nhau về tiêu chí môi trường và điều kiện làm việc.
Qua kết quả ở bảng (5) ta thấy các yếu tố “Hài lòng về môi trường và điều kiện
làm việc”, “Các chính sách, quy định về vấn đề lao động trong siêu thị được thông báo rõ ràng và kịp thời”, “Bầu không khí của công ty là thoải mái”,và “Không đòi
hỏi thường xuyên làm thêm ngoài giờ” có mức ý nghĩa Sig. lớn hơn 0,05 nên có thể
kết luận chưa có sự khác biệt về cách thức đánh giá giữa nam và nữ về các yếu tố trên. Ngược lại, các yếu tố 1; 3; 4; 5; 8 có mức ý nghĩa Sig. bé hơn 0,05 nên chúng ta bác bỏ H0, nghĩa là đã có sự khác biệt về cách thức đánh giá giữa nam và nữ về các yếu tố này.
Bảng 5: Kết quả kiểm định sự khác nhau trong cách thức đánh giá giữa nhân viên nam và nhân viên nữ đối với các tiêu chí về môi trường và điều kiện
làm việc
Stt Các tiêu chí F t
Mức ý nghĩa Sig.
(2 chiều)
1 Công việc không có áp lực cao 0,128 3,727 0,000
2 Không đòi hỏi thường xuyên làm thêm ngoài giờ 2,359 0,499 0,618
3 Cơ sở vật chất trang thiết bị được trang bị đầy đủ, an toàn
3,521 -7,242 0,000
4 Nơi làm việc luôn gọn gàng, sạch sẽ 2,582 -2,969 0,004
5 Giờ giấc làm việc được siêu thị thực hiện theo đúng quy định của luật lao động
1,742 4,142 0,000
6 Các chính sách, quy định về vấn đề lao động trong siêu thị được thông báo rõ ràng và kịp thời
0,240 -1,325 0,187
7 Bầu không khí của công ty là thoải mái 3,653 0,108 0,914
8 Không gian thiết kê nơi làm việc làm việc khiến anh chị cảm thấy thoải mái khi làm việc
8,086 -4,944 0,000
9 Hài lòng về môi trường và điều kiện làm việc 4,970 -1,958 0,053
(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra)
Chú thích:
(1) Thang điểm Likert: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý (2) Giả thiết cần kiểm định:
H0: Không có sự khác biệt về cách thức đánh giá giữa nam và nữ H1: Có sự khác biệt về cách thức đánh giá giữa nam và nữ
Nếu: Sig. > 0,05 : Chấp nhận giả thiết H0 Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thiết H0
Sau khi kiểm định sự khác nhau trong cách thức đánh giá của nhân viên với giới tính khác nhau về tiêu chí môi trường và điều kiện làm việc, chúng ta sử dụng kiểm
định One-Way ANOVA để kiểm định sự khác nhau trong cách thức đánh giá của các nhân tố khác. Các biến kiểm soát cụ thể là độ tuổi, vị trí làm việc, trình độ chuyên môn và số năm làm việc.
Về độ tuổi, chúng ta thấy các yếu tố 1; 2; 4; 5; 7; 9 có mức ý nghĩa sig. lớn hơn 0,05 cho nên có thể kết luận chấp nhận giả thiết H0, tức là không có sự khác biệt trong cánh thức đánh giá các yếu tố trên giữa các độ tuổi khác nhau. các yếu tố còn lại thì ngược lại, có mức ý nghĩa sig. bé hơn 0,05 nên chúng ta bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là đã có sự khác biệt về cách thức đánh giá các yếu tố 3; 6; 8 giữa các nhân viên có độ tuổi khác nhau.
Nhìn vào kết quả ở bảng (6) chúng ta thấy mức ý nghĩa sig. đều bé hơn 0,05, vì vậy ta bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là đã có sự khác nhau giữa cách thức đánh giá các yếu tố thuộc môi trường và điều kiện làm việc giữa các nhân viên có vị trí làm việc khác nhau.
Về trình độ chuyên môn, chúng ta thấy các yếu tố 2; 4; 5 có mức ý nghĩa sig. lớn hơn 0,05 cho nên ta chấp nhận giả thiết H0, tức là không có sự khác biệt về cách thức đánh giá các yếu tố 2; 4; 5 giữa các nhân viên có trình độ chuyên môn khác nhau.
Về số năm làm việc thì chỉ có yếu tố 4 là có mức ý nghĩa sig. lớn hơn 0,05, cho nên kết luận không có sự khác biệt trong cách thức đánh giá yếu tố “nơi làm việc luôn gọn gàng, sạch sẽ” giữa các nhân viên có số năm làm việc khác nhau. Còn 8 yếu tố còn lại có mức ý nghĩa sig. bé hơn 0,05, vì vậy chúng ta kết luận đã có sự khác biệt trong cách thức đánh giá các yếu tố còn lại giữa các nhân viên có số năm làm việc khác nhau.
Tóm lại, chúng ta thấy các yếu tố “cơ sở vật chất trang thiết bị được trang bị
đầy đủ, an toàn”, “các chính sách, quy định về vấn đề lao động trong siêu thị được thông báo rõ ràng và kịp thời”, và “không gian thiết kê nơi làm việc làm việc khiến anh chị cảm thấy thoải mái khi làm việc” đều có sự khác biệt về cách thức đánh giá
của nhân viên cả về độ tuổi, vị trí làm việc, trình độ chuyên môn và số năm làm việc khác nhau.
Bảng 6: Kết quả kiểm định sự khác nhau trong cách thức đánh giá của nhân viên đối với các tiêu chí còn lại về môi trường và điều kiện làm việc
Stt Các tiêu chí Mức ý nghĩa Sig. Độ tuổi Vị trí làm việc Trình độ chuyên môn Số năm làm việc
1 Công việc không có áp lực cao 0,867 0,000 0,020 0,000 2 Không đòi hỏi thường xuyên làm
thêm ngoài giờ
0,051 0,005 0,051 0,000
3 Cơ sở vật chất trang thiết bị được trang bị đầy đủ, an toàn
0,010 0,000 0,001 0,012 4 Nơi làm việc luôn gọn gàng, sạch sẽ 0,629 0,001 0,418 0,248 5
Giờ giấc làm việc được siêu thị thực hiện theo đúng quy định của luật lao động
0,888 0,001 0,234 0,042
6
Các chính sách, quy định về vấn đề lao động trong siêu thị được thông báo rõ ràng và kịp thời
0,001 0,000 0,002 0,000
7 Bầu không khí của công ty là thoải mái
0,393 0,000 0,000 0,001
8
Không gian thiết kê nơi làm việc làm việc khiến anh chị cảm thấy thoải mái khi làm việc
0,045 0,000 0,018 0,017
9 Hài lòng về môi trường và điều kiện làm việc
0,179 0,003 0,021 0,014
(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra)
Chú thích:
(1) Thang điểm Likert: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý (2) Giả thiết cần kiểm định:
H0: Không có sự khác biệt về cách thức đánh giá giữa nam và nữ H1: Có sự khác biệt về cách thức đánh giá giữa nam và nữ
Nếu: Sig. > 0,05 : Chấp nhận giả thiết H0 Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thiết H0