Xét theo trình độ lao động

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ mức độ hài LÒNG của NHÂN VIÊN đối với CÔNG VIỆC tại SIÊU THỊ NGUYỄN văn cừ TRÊN địa bàn QUẬN THO (Trang 25 - 29)

Theo bảng số liệu chúng ta thấy tỷ trọng lao động phổ thông có xu hướng tăng lên. Tỷ trọng của lao động có trình độ trung cấp có xu hướng giảm xuống. Và một dấu hiệu đáng mừng là tỷ trọng lao động nghiệp vụ và lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên có xu hướng tăng lên. Điều này thể hiện chất lượng lao động đã tăng lên. Năm 2008 chỉ có 9 người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên, đến năm 2009 tăng lên đến 12 người, tương ứng tăng 33,3% chủ yếu ở bộ phận quản lý cho

thấy chất lượng của lao động quản lý đã tăng lên. Lao động nghiệp vụ năm 2009 so với năm 2008 tăng lên 8,3% và năm 2010 tăng so với năm 2009 là 7,7%. Lao động nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng lao động trong siêu thị. Tỷ trọng này là phù hợp với thực tế của siêu thị bởi vì trong siêu thị thì công việc chủ yếu là bán hàng, chăm sóc hàng hóa, thu ngân... mà những công việc này chỉ cần học qua nghiệp vụ là có thể thực hiện được.

Qua việc xem xét tình hình lao động của siêu thị Nguyễn Văn Cừ trên địa bàn quận Thủ Đức qua 3 năm 2008 – 2010 có thể thấy tình hình lao động có sự biến động khá hợp lý, phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của siêu thị.

Bảng 1: Tình hình lao động của siêu thị Nguyễn Văn Cừ trên địa bàn quận Thủ Đức

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh

2009/2008 2010/2009Số Số lượng % Số lượng % Số lượng % +/- % +/- % Tổng lao động 150 100 160 100 180 100 10 6,7 20 11,1 1. Theo giới tính - Nam 45 30 48 30 54 30 3 6,7 9 18,8 - Nữ 105 70 112 70 126 70 7 6,7 14 12,5

2. Theo tính chất công việc

- Lao động trực tiếp 138 92 148 92,5 168 93,3 10 7,2 20 11,1

- Lao động gián tiếp 12 8 12 7,5 12 6,7 0 0 0 0

3. Theo trình độ chuyên môn

- Lao động phổ thông 84 56 88 55 105 58,4 4 4,8 17 19,3 - Nghiệp vụ 48 32 52 32,5 56 31 4 8,3 4 7,7 - Trung cấp 9 6 8 5 7 3,9 -1 -11,1 -1 -12,5 - Cao đẳng và đại học trở lên 9 6 12 7,5 12 6,7 3 33,3 0 0

(Nguồn: Phòng nhân sự siêu thị Nguyễn Văn Cừ)

21.3.2. Một số kết quả sản xuất kinh doanh của siêu thị Nguyễn Văn Cừ trên địa bàn quận Thủ Đức qua 3 năm 2008 – 2010 địa bàn quận Thủ Đức qua 3 năm 2008 – 2010

Trong những năm qua, siêu thị Nguyễn Văn Cừ không chỉ phát triển về quy mô là còn có sự đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh. Điều này giúp cho hoạt động kinh doanh của siêu thị ngày một hiệu quả và được nâng cao.

Qua bảng số liệu có thể thấy doanh thu của siêu thị Nguyễn Văn Cừ trên địa bàn quận Thủ Đức có sự biến động theo chiều hướng gia tăng. Năm 2008 doanh thu đạt 29,4157 tỷ đồng, bước sang năm 2009 doanh thu tăng lên 32,9859 tỷ đồng, tăng 3,5702 tỷ đồng tương ứng tăng 12,14% so với năm 2008. Đến năm 2010, doanh thu tăng lên 38,2005 tỷ đồng, tăng 5,2777 tỷ đồng tương ứng tăng 16%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng, tốc độ tăng doanh thu khá cao cho thấy siêu thị đã hoạt động rất hiệu quả. Mặc dù cũng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng siêu thị Nguyễn Văn Cừ trên địa bàn quận Thủ Đức vẫn giữ được một tốc độ tăng doanh thu cao và khá ổn định cho thấy chiến lược kinh doanh của siêu thị đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, tổng chi phí cũng có sự tăng lên hàng năm và gần tương đương với tốc độ tăng doanh thu trong đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có sự tăng nhanh. Năm 2009 chi phí bán hàng tăng thêm với mức 26,18% so với năm 2008. Bước sang năm 2010, mức tăng chi phí bán hàng là 22,91% so với năm 2009. Như vậy, tốc độ tăng của chi phí bán hàng năm 2009 so với năm 2008 là rất nhanh, đến năm 2010 đã có dấu hiệu chậm lại. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 so với năm 2009 có mức tăng đến 9,08% trong khi mức tăng năm 2009 so với năm 2008 là 3,83 (gần gấp 3 lần) cho thấy tốc độ tăng của khỏan chi phí này là rất lớn. Bên cạnh đó, giá vốn hàng hóa cũng tăng lên với mức tăng khá cao. Doanh thu tăng chậm trong khi các khoản chi phí vẫn tăng cao đã tác động làm mức tăng lợi nhuận của siêu thị giảm đi. Năm 2009 tổng lợi nhuận trước thuế của siêu thị đạt 785,40 triệu đồng, tăng thêm so với năm 2008 là 175,60 triệu đồng tương ứng với mức tăng 28,8%. Tuy nhiên đến năm 2010, mức tăng đã giảm xuống chỉ còn 3,41%, thấp hơn rất nhiều so với năm 2009.

Để thấy rõ hơn hiệu quả của công tác tiêu thụ hàng hóa của siêu thị, ta xem xét chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm.

Lợi nhuận sau thuế Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm =

Doanh thu

Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy doanh lợi tiêu thụ sản phẩm có sự tăng lên qua 2 năm 2008 và 2009, tuy nhiên mức tăng còn thấp. Năm 2008 tỷ suất Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu nghĩa là trong một trăm đồng doanh thu thì chỉ có 1,5 đồng lợi

nhuận. Năm 2009 tỷ số này là 1,7% và đến năm 2010 là 1,5%. Đã có sự biến động trong mức tăng doanh lợi tiêu thụ sản phẩm vì doanh thu tiêu thụ tăng không đáng kể trong khi các khoản chi phí khác lại tăng với tốc độ lớn dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng chậm. Với thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, công tác tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, do vậy ban lãnh đạo siêu thị cần quan tâm tới các biện pháp để hạ thấp chi phí, tăng doanh thu trong thời gian tới.

Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của siêu thị Nguyễn Văn Cừ trên địa bàn quận Thủ Đức giai đoạn 2008 -2010

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % I. TỔNG DOANH THU 29.415,70 32.985,90 38.263,60 3.570,20 12,14 5.277,70 16,00 II. TỔNG CHI PHÍ 28.805,90 32.200,50 37.451,40 3.394,60 11,78 5.250,90 16,31

1. Giá vốn hàng bán 27.607,50 30.727,50 35.675,10 3.120,00 11,30 4.947,60 16,10

2. Chi phí bán hàng 1.023,40 1.291,30 1.587,10 267,90 26,18 295,80 22,91

3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 175,00 181,70 198,20 6,70 3,83 16,50 9,08

III. Tổng lợi nhuận trước thuế 609,80 785,40 812,20 175,60 28,80 26,80 3,41

IV. Thuế thu nhập doanh nghiệp 170,74 219,91 227,41 121,17 70,97 15,50 7,31

V. Lợi nhuận sau thuế 439,06 565,49 584,76 126,43 28,80 19,27 3,41

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ mức độ hài LÒNG của NHÂN VIÊN đối với CÔNG VIỆC tại SIÊU THỊ NGUYỄN văn cừ TRÊN địa bàn QUẬN THO (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w