- Về số năm làm việc: Trong số 140 người được hỏi thì nhân viên có số năm làm việc dưới 1 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 40%, kề cận đó là số nhân viên làm
2.2.5. Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viênvề chính sách lương
Mối quan tâm hàng đầu của phần lớn nhân viên khi bắt đầu công việc chính là họ được trả mức lương bao nhiêu cho công việc mà họ sẽ đảm nhận. Chỉ khi được trả lương xứng đáng với sự đóng góp của mình thì người lao động mới có thể cống hiến hết mình cho công việc. Vì vậy ban lãnh đạo doanh nghiệp phải có cách thức trả lương phù hợp để động viên khả năng cống hiến của nhân viên. Bên cạnh đó cũng cần phải có những khoản khen thưởng và có các chương trình, chính sách quan tâm riêng biệt đến đời sống của mỗi nhân viên để khích lệ tinh thần người lao động.
Để tiến hành đo lường mức độ hài lòng của nhân viên về chính sách lương tại siêu thị Nguyễn Văn Cừ trên địa bàn quận Thủ Đức, chúng tôi sử dụng 10 tiêu chí về
các khía cạnh của vấn đề và một câu đánh giá chung thông qua điều tra phỏng vấn nhân viên bằng bảng hỏi. Kết quả thu được thể hiện ở bảng (10).
Qua bảng số liệu cho ta thấy các yếu tố “nhận được lương đủ và đúng thời
hạn” được nhân viên đánh giá rất cao với mức điểm bình quân là 4,3714 (trong đó
có 86 người đồng ý và 53 hoàn toàn đồng ý với yếu tố này). Tiếp theo là yếu tố “tiền
lương được trả công bằng, hợp lý giữa các nhân viên” với mức điểm 4,0929 (trong
đó có 105 nhân viên đồng ý và 24 rất đồng ý với yếu tố này). Hai yếu tố tiếp theo là
“mức lương, thưởng được tính toán một cách rõ ràng, minh bạch” với mức điểm
bình quân là 3,8929 và yếu tố “các khoản thu nhập khác ngoài lương được siêu thị
phân phối rõ ràng và công bằng” nhận mức điểm là 3,7643. Các yếu tố còn lại nằm ở
mức từ 3,1286 đến 3,4000, nghĩa là ở mức bình thường. Điều đó có nghĩa là nhân viên chưa hài lòng với các yếu tố này. Bên cạnh đó, có 1 nhân viên không đồng ý với tiêu chí “mức lương được trả tương xứng với mức đóng góp vào siêu thị”, có 11 nhân viên không đồng ý với tiêu chí “có thể sống hoàn toàn nhờ thu nhập từ siêu
thị”, có 6 nhân viên không đồng ý với tiêu chí “mức lương hiện tại phù hợp với mặt bằng chung của thị trường” và có 12 nhân viên không đồng ý với tiêu chí “hài lòng với mức lương hiện tại”. Vì vậy, tôi kiến nghị ban lãnh đạo siêu thị phải tìm giải
Bảng 10: Kiểm định giá trị trung bình kết quả đánh giá của nhân viênvề chính sách lương
Stt Các tiêu chí N Giá trị trung bình Giá trị kiểm định Mức ý nghĩa (sig.)
1 Mức lương được nhận phù hợp với công
việc đang thực hiện 140 3,2143 4 0,000
2 Được trả lương tương xứng với mức đóng
góp vào siêu thị 140 3,2143 4 0,000
3 Mức lương, thưởng được tính toán một cách
rõ ràng, minh bạch 140 3,8929 4 0,032
4 Có thể sống hoàn toàn nhờ thu nhập từ siêu thị
140
3,1286 4 0,000
5 Nhận được lương đủ và đúng thời hạn 140 4,3714 4 0,000
6 Tiền lương được trả công bằng, hợp lý giữa các nhân viên
140
4,0929
4 0,027
7 Được tăng lương mỗi khi có đợt tăng lương theo quy định 140 3,3214 4 0,000 8 Chính sách lương siêu thị áp dụng kích thích được nỗ lực làm việc 140 3,3571 4 0,000
9 Các khoản thu nhập khác ngoài lương được siêu thị phân phối rõ ràng và công bằng
140
3,7643
4 0,000
10 Mức lương hiện tại là phù hợp với mặt bằng chung của thị trường lao động
140
3,2143
4 0,000
11 Hài lòng với mức lương hiện tại 140 3,4000 4 0,000
Chú thích:
(1) Thang điểm Likert: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý (2) Giả thiết cần kiểm định: H0: µ = Giá trị kiểm định
H1: µ ≠ Giá trị kiểm định Nếu: Sig. > 0,05 : Chấp nhận giả thiết H0
Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thiết H0
Sử dụng kiểm định tham số trung bình hai mẫu độc lập (Independent-Samples T Test) để kiểm định sự khác nhau trong cách thức đánh giá của nhân viên với giới tính khác nhau về chính sách tiền lương.
Qua kết quả ở bảng (11) ta thấy chỉ có yếu tố 10: “mức lương hiện tại là phù
hợp với mặt bằng chung của thị trường lao động” có mức ý nghĩa sig. bé hơn 0,05,
vì vậy chúng ta bác bỏ giả thiết H0, tức là đã có sự khác biệt trong cách thức đánh giá của nhân viên với giới tính khác nhau về yếu tố này. Các yếu tố còn lại đều có mức ý nghĩa sig. lớn hơn 0,05, vì thế chúng ta chấp nhận giả thiết H0, nghĩa là không có sự khác biệt trong cách thức đánh giá của nhân viên nam và nhân viên nữ về các yếu tố 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 11.
Bảng 11: Kết quả kiểm định sự khác nhau trong cách thức đánh giá giữa nhân viên nam và nhân viên nữ đối với các tiêu chí về tiền lương
Stt Các tiêu chí F t Mức ý nghĩa Sig. (2 chiều)
1 Mức lương được nhận phù hợp với công việc đang thực hiện
1,177 0,995 0,322
2 Được trả lương tương xứng với mức đóng góp vào siêu thị
2,398 1,033 0,303
3 Mức lương, thưởng được tính toán một cách rõ ràng, minh bạch
27,499 1,086 0,282
4 Có thể sống hoàn toàn nhờ thu nhập từ siêu thị
24,693 2,067 0,042
5 Nhận được lương đủ và đúng thời hạn 0,003 0,283 0,778
6 Tiền lương được trả công bằng, hợp lý giữa các nhân viên
8,175 -0,197 0,844
7 Được tăng lương mỗi khi có đợt tăng lương theo quy định
0,332 -0,283 0,778
8 Chính sách lương siêu thị áp dụng kích thích được nỗ lực làm việc
1,080 0,551 0,582
9 Các khoản thu nhập khác ngoài lương được siêu thị phân phối rõ ràng và công bằng
1,077 0,470 0,639
10 Mức lương hiện tại là phù hợp với mặt bằng chung của thị trường lao động
5,186 2,705 0,008
11 Hài lòng với mức lương hiện tại 0,566 0,648 0,518
(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra)
Chú thích:
(1) Thang điểm Likert: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý (2) Giả thiết cần kiểm định:
H0: Không có sự khác biệt về cách thức đánh giá giữa nam và nữ H1: Có sự khác biệt về cách thức đánh giá giữa nam và nữ
Nếu: Sig. > 0,05 : Chấp nhận giả thiết H0 Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thiết H0
Để kiểm định sự khác nhau trong cách thức đánh giá về chính sách tiền lương giữa các nhân viên có độ tuổi, trình độ chuyên môn, vị trí làm việc và thâm niên khác nhau có giống nhau hay không, chúng ta sử dụng kiểm định ANOVA.
Về độ tuổi, các yếu tố “nhận được lương đủ và đúng thời hạn”; “tiền lương
được trả công bằng, hợp lý giữa các nhân viên”; “các khoản thu nhập khác ngoài lương được siêu thị phân phối rõ ràng và công bằng”; “mức lương hiện tại là phù hợp với mặt bằng chung của thị trường lao động” và “hài lòng với mức lương hiện tại” có mức ý nghĩa sig. lớn hơn 0,05, vì vậy chúng ta chấp nhận giả thiết H0, nghĩa là không có sự khác biệt trong cách thức đánh giá về các tiêu chí này giữa các nhân viên có độ tuổi khác nhau. Các yếu tố còn lại có mức ý nghĩa sig. bé hơn 0,05 nên chúng ta bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là có sự khác biệt trong cách thức đánh giá các yếu tố 1; 2; 3; 4; 7; 8 giữa các nhân viên có độ tuổi khác nhau.
Về vị trí làm việc, yếu tố 9 và 11 có mức ý nghĩa sig. lớn hơn 0,05, vì vậy chúng ta chấp nhận giả thiết H0, tức là không có sự khác biệt trong cách thức đánh giá 2 yếu tố “các khoản thu nhập khác ngoài lương được siêu thị phân phối rõ
ràng và công bằng” và “hài lòng với mức lương hiện tại” giữa các nhân viên có
vị trí làm việc khác nhau. Các yếu tố còn lại đều có mức ý nghĩa sig. bé hơn 0,05, vì vậy chúng ta bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là đã có sự khác biệt trong cách thức đánh giá các yếu tố 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8 và 10 giữa các nhân viên có vị trí làm việc khác nhau.
Về trình độ chuyên môn, ngoài 2 yếu tố là yếu tố 6 và yếu tố 9 có mức ý nghĩa sig. lớn hơn 0,05, nghĩa là không có sự khác biệt trong cách thức đánh giá các yếu tố
“tiền lương được trả công bằng, hợp lý giữa các nhân viên” và “các khoản thu nhập khác ngoài lương được siêu thị phân phối rõ ràng và công bằng” giữa các nhân viên
có trình độ chuyên môn khác nhau. Các yếu tố còn lại đều có mức ý nghĩa sig. bé hơn 0,05, vì vậy chúng ta bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là đã có sự khác biệt trong cách thức đánh giá các yếu tố 1; 2; 3; 4; 5; 7; 8; 10 và 11 giữa các nhân viên có trình độ chuyên môn khác nhau.
Về số năm làm việc, ngoài yếu tố “tiền lương được trả công bằng, hợp lý giữa
các nhân viên” có mức ý nghĩa sig. lớn hơn 0,05 ra, các yếu tố còn lại đều có mức
sig. bé hơn 0,05, nghĩa là đã có sự khác biệt trong cách thức đánh giá các yếu tố này giữa các nhân viên có thâm niên làm việc khác nhau.
Bảng 12: Kết quả kiểm định sự khác nhau trong cách thức đánh giá của nhân viên đối với các tiêu chí còn lại về tiền lương
Độ tuổi Vị trí làm việc Trình độ chuyên môn Số năm làm việc
1 Mức lương được nhận phù hợp với công việc đang thực hiện
0,002 0,000 0,000 .000
2 Được trả lương tương xứng với mức đóng góp vào siêu thị
0,001 0,000 0,000 0,000
3 Mức lương, thưởng được tính toán một cách rõ ràng, minh bạch
0,047 0,000 0,000 0,001
4 Có thể sống hoàn toàn nhờ thu nhập từ siêu thị
0,046 0,000 0,000 0,001 5 Nhận được lương đủ và đúng thời hạn 0,094 0,002 0,002 0,029 6 Tiền lương được trả công bằng, hợp lý giữa
các nhân viên
0,958 0,042 0,893 0,759
7 Được tăng lương mỗi khi có đợt tăng lương theo quy định
0,002 0,000 0,000 0,002
8 Chính sách lương siêu thị áp dụng kích thích được nỗ lực làm việc
0,030 0,001 0,001 0,005
9 Các khoản thu nhập khác ngoài lương được siêu thị phân phối rõ ràng và công bằng
0,907 0,147 0,038 0,001
10 Mức lương hiện tại là phù hợp với mặt bằng chung của thị trường lao động
0,081 0,000 0,000 0,000 11 Hài lòng với mức lương hiện tại 0,068 0,117 0,009 0,010
(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra)
Chú thích:
(1) Thang điểm Likert: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý (2) Giả thiết cần kiểm định:
H0: Không có sự khác biệt về cách thức đánh giá giữa nam và nữ H1: Có sự khác biệt về cách thức đánh giá giữa nam và nữ
Nếu: Sig. > 0,05 : Chấp nhận giả thiết H0 Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thiết H0