Tiết 51: Hidrosunfua

Một phần của tài liệu Giáo án 10 (chuẩn) (Trang 88 - 90)

1. Nắm vững hidrosunfua chất khử mạnh.

2. Nắm vững tính tan của các muối sunfua để biết cách nhận biết chúng và viết đúng phương trình phản ứng trao đổi có sự tham gia của H2S hoặc muối sunfua.

B. Tiến trình lên lớp.

I. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ

1. Nêu các tính chất hoá học của lưu huỳnh và viết các phản ứng minh họa. Giải thích tại sao lưu huỳnh có số oxi hoá -2, +4, +6.

III. Tiến trình bài giảng.

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

Ở 200C 1 lít nước hoà tan khoảng 2,5 lít hiđro sunfua.

Nếu ngửi nhiều hiđro sunfua thì đau đầu, buồn nôn, không phân biệt được các mùi khác nhau. Do vậy, những thí nghiệm với hiđro sunfua đều được thực hiện trong những dụng cụ có độ kín đảm bảo.

Phản ứng này xảy ra khi để hở lọ

§4. Hidrosunfua I - Tính chất vật lí

Hiđro sufua là chất khí không màu, nặng hơn không khí một ít, mùi trứng thối.

Dung dịch hiđro sunfua trong nước gọi là nước hiđro sunfua hay axit sunfuhiric.

Hiđro sunfua rất độc.

II – Tính chất hoá học

1. Hiđro sunfua là chất khử mạnh. a. Với oxi

Hiđro sunfua cháy trong không khí với ngọn lửa xanh, tạo thành lưu huỳnh (IV) oxit:

H2S + O2  →t0C

đựng nước hiđro sunfua trong không khí hoặc khi làm lạnh ngọn lửa của hiđro sunfua đang cháy làm cho hiđro sunfua không hoàn toàn

Khi tác dụng với bazơ, axit sunfuhiđric tạo muối axit như NaHS natri hiđro sunfua, hoặc tạo ra muối trung hoà, như Na2S natri sunfua.

Trong tự nhiên, hiđro sunfua được tạo thành khi các chất protein thối rữa. Hiđro sunfua còn có trong nước của một số suối, do vậy loại nước suối này được dùng vào mục đích chữa bệnh.

Khi bị oxi hoá chậm thì tạo thành lưu huỳnh tự do

H2S + O2 → S + H2O

b. Với chất oxi hoá khác.

Khi gặp chất oxi hoá mạnh như Cl2, H2S bị oxi hoá đến H2SO4:

H2S +4Cl2 + H2O → H2SO4 + 8HCl

2. Tính axit yếu

Nước hiđro sunfua có tính axit yếu. - Phản ứng với oxit bazơ mạnh:

Na2O + H2S → Na2S + H2O - Phản ứng với bazơ mạnh:

NaOH + H2S → NaHS + H2O NaOH + H2S → Na2S + H2O - Phản ứng với dung dịch muối:

H2S + Pb(NO3)2 = PbS ↓ + 2HNO3  Do vậy, để nhận biết H2S trong dung dịch, người ta dùng dung dịch muối chì chẳng hạn Pb(NO3)2, kết tủa PbS màu đen sẽ xuất hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Muối chì là thuốc thử khí hiđro sunfua , axit sunfuric và những muối tan của nó. Có thể dùng giấy đã được thấm dung dịch muối chì thay cho dung dịch muối.

III. Muối sunfua.

Muối sunfua của các kim loại phân nhóm chính nhóm I như Na2S, K2S, kim loại phân nhóm chính nhóm II như CaS, BaS tan trong nước.

Muối sunfua của những kim loại khác không tan, một số lại có màu đặc trưng:

+ CuS, PbS có màu đen, + CdS (cađimi sunfua) - vàng, + MnS (mangan sunfua) - hồng, + SnS (thiếc sunfua ) - gạch, v.v.... VD:

Na2S + Pb(NO3)2 = PbS ↓ + 2NaNO3  Do vậy, để nhận biết muối sunfua trong dung dịch, người ta cũng dùng dung dịch muối chì.

IV - Điều chế

Trong phòng thí nghiệm hiđro sunfua được điều chế bằng phản ứng giữa axit clohiđric với muối sắt sunfua:

FeS + 2HCl = FeCl2 + H2S ↑

IV. Bài tập củng cố. 1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:

ZnS → H2S → Na2S → ZnS → ZnSO4 → Zn(OH)2 V. Bài tập về nhà:

1, 2, 4, 5, 6 – trang 97 – SGK

Tiết 52: Luyện tập

Một phần của tài liệu Giáo án 10 (chuẩn) (Trang 88 - 90)