Tiết 24: Sự biến đổi tuần hoàn độ âm điện. Hoá trị của các nguyên tố

Một phần của tài liệu Giáo án 10 (chuẩn) (Trang 42 - 44)

1. Làm cho học sinh hiểu rõ quy luật biến đổi độ âm điện và hoá trị của các nguyên tố theo chu kì và theo phân nhóm chính.

2. Giải thích được nguyên nhân của các biến đổi đó.

3. Vận dụng các quy luật biến đổi trên để hiểu được sự biến đổi hoá trị của 1 nguyên tố. Tổng hoá trị đối với H và O là 8.

B. Tiến trình lên lớp.

I. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ.

1. Nêu khái niệm tính kim loại và phi kim. Cho biết sự biến đổi tính chất đó trong HTTH? Nguyên nhân.

III. Tiến trình bài giảng.

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

§7: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hoá học (tiếp theo)

II. Độ âm điện của nguyên tố.

- Độ âm điện của 1 nguyên tố đặc trưng cho khả năng của nguyên tố đó trong phân tử hút electron về

phía mình.

- Khả năng hút electron càng mạnh thì độ âm điện càng lớn và tính phi kim càng mạnh.

- Quy luật biến đổi độ âm điện phù hợp với quy luật biến đổi tính kim loại và phi kim:

+ Trong chu kỳ, đi từ trái qua phải, độ âm điện các nguyên tố tăng dần.

+ Trong phân nhóm chính, đi từ trên xuống, độ âm điện của các nguyên tố giảm dần.

- Các trị số độ âm điện được cung cấp trong bảng HTTH hoặc bảng 5 (trang 53 -SGK) cho ta biết nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất (F =4,0) và nguyên tố có độ âm điện nhỏ nhất (Fr=0,9)

- Hiệu độ âm điện của 1 cặp nguyên tử liên kết với nhau cho ta biết độ phân cực của liên kết hoá học.

Δχ = |χA – χB|

với χA; χB là độ âm điện của nguyên tố A, B trong liên kết A-B

- Nếu:

Δχ ≥ 1,77 liên kết đó là liên kết ion

Δχ < 1,77 liên kết đó là liên kết CHT phân cực Δχ = 0 liên kết đó là liên kết CHT không phân cực VD:

Liên kết NaCl có Δχ = 3,0 – 0,9 = 2,1. Do đó hợp chất NaCl có liên kết ion.

III. Hoá trị các nguyên tố.

- Quy luật:

+ Trong chu kỳ, đi từ trái qua phải, hoá trị cao nhất của các nguyên tố đối với oxi tăng dần từ 1-7, còn hoá trị với hidro của các phi kim giảm từ 4-1.

+ Trong phân nhóm chính, hoá trị của chúng đối với H và O bằng nhau vì chúng có cùng số electron hoá trị.

- Lưu ý là các kim loại cũng tạo ra các hợp chất đối với H, nhưng các hợp chất đó là liên kết ion hoặc liên kết cộng hoá trị. Nhưng hoá trị của chúng với H chính bằng số nhóm.

- Nguyên nhân:

+ Trong chu kỳ, các nguyên tố kim loại đầu chu kỳ tạo nên điện hoá trị đối với nguyên tử O các điện hoá trị lần lượt là: 1+, 2+, 3+. Các nguyên tố tiếp theo lần lượt tạo thành các liên kết cộng hoá trị với O với 4, 5, 6, 7 electron hoá trị nên có hoá trị tương ứng là 4, 5, 6, 7. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với nguyên tố phi kim khi liên kết với H, các nguyên tố tạo thành hợp chất cộng hoá trị có 4, 3, 2,

1 liên kết nên có hoá trị cũng là 4, 3, 2, 1. VD:

Chu kì 3

Na Mg Al Si P S Cl

Na2O MgO Al2O3 SiO2 P2O5 SO3 Cl2O7

SiH4 PH3 H2S HCl

V. Bài tập củng cố. 1. Cho nguyên tố Ca, hãy cho biết:

a. Nó là kim loại hay phi kim. b. Hoá trị cao nhất đối với oxi.

c. Liên kết trong CaCl2 là liên kết gì? 2. Cho nguyên tố S, hãy cho biết

a. Nó là kim loại hay phi kim. b. Hoá trị cao nhất đối với oxi.

c. Hoá trị trong hợp chất khí với H là bao nhiêu? d. Liên kết trong SO3 là liên kết gì?

VI. Bài tập về nhà:

3, 4, 5, 6, 7, 8 – trang 61 - SGK

Tiết 25: Tính chất các oxit và hiđroxit của các nguyên tố thuộc phân nhóm chính

Một phần của tài liệu Giáo án 10 (chuẩn) (Trang 42 - 44)