Tiết 50: Lưu huỳnh

Một phần của tài liệu Giáo án 10 (chuẩn) (Trang 85 - 88)

1. Nắm được lưu huỳnh là phi kim khá hoạt động, là chất oxi hoá trong phản ứng với kim loại và với H2. Là chất khử trong phản ứng với phi kim hoạt động hơn như là oxi..

2. Có tính chất giống oxi. Hai nguyên tố này tạo ra các hợp chất tương đối giống nhau về thành phần và ở đó chúng đều có số oxi hoá -2.

3. Giải thích các trạng thái oxi hoá có thể có của S như -2, +4, + 6…

B. Tiến trình lên lớp.

I. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ

1. Nêu các tính chất hoá học cơ bản của oxi và cho ví dụ minh hoạ. 2. Nhận biết các khí sau: O2, Cl2, H2, N2, CO, SO2 .

III. Tiến trình bài giảng.

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

Lưu huỳnh sôi ở 444,60C tạo thành hơi màu đỏ nâu. Nếu làm nguội nhanh thì hơi lưu huỳnh chuyển thành bột mịn, gồm những tinh thể nhỏ gọi là lưu huỳnh hoa.

Do mạng tinh thể lưu huỳnh là mạng phân tử nên lưu huỳnh nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp 112,80C chỉ cao hơn nhiệt độ sôi của nước một ít.

Trong lưu huỳnh dẻo phân

§3. Lưu huỳnh

Kí hiệu hoá học : S

Khối lượng nguyên tử : 32

Số thứ tự : 16 Cấu hình electron : 1s22s22p63s23p4

I – Tính chất vật lí và cấu tạo phân tử

Lưu huỳnh là chất rắn màu vàng, giòn, thực tế không tan trong nước, không thấm nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như: rượu, bezen..., dẫn điện và dẫn nhiệt kém.

Ở trạng thái rắn, mỗi phân tử lưu huỳnh gồm 8 nguyên tử (S8) khép kín thành vòng: S S S S S S S S

Đun nóng đến 1870C lưu huỳnh nóng trở nên sẫm, có màu vàng nâu đặc lại, gọi là lưu huỳnh dẻo. Đó là một dạng thù hình của lưu huỳnh.

tử lưu huỳnh có cấu tạo mạch rất dài (h.22.b) giống như phân tử cao su nên lưu huỳnh có tính đàn hồi.

Như vậy, tồn tại những phân tử lưu huỳnh có thành phần khác nhau. Để đơn giản, ta chỉ viết phân tử lưu huỳnh gồm 1 nguyên tử: S

Chẳng hạn, hỗn hợp gồm bột sắt và bột lưu huỳnh nếu được đun nhẹ lúc đầu thì phản ứng xảy ra rất mạnh, toả nhiều nhiệt. Phản ứng giữa lưu huỳnh với nhôm hoặc với kẽm cũng xảy ra mãnh liệt kèm theo sự loé sáng. Những sợi dây đồng mảnh có thể cháy trong hơi lưu huỳnh tạo ra CuS màu đen.

Phản ứng của S với Hg dùng để loại thuỷ ngân trong PTN và cuộc sống

Khi dẫn hiđro vào ống nghiệm đựng lưu huỳnh đang sôi (h.23) thì ở đầu ống dẫn khí xuất hiện khí mùi trứng thối, đó là hiđro sunfua, phản ứng này không thực hiện đến cùng.

Khi bị đốt, lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh, tạo ra lưu huỳnh (IV) oxit:

Trong các oxit SO2 và SO3 do độ âm điện của lưu huỳnh (2,5) nhỏ hơn của oxi nên liên kết cộng hoá trị giữa oxi và lưu huỳnh là có cực, số oxi hoá của lưu huỳnh trong các oxit đó là +4,

S S S S S S S

Để đơn giản, ta chỉ viết phân tử lưu huỳnh gồm 1 nguyên tử: S

II – Tính chất hoá học

Là một phi kim khá hoạt động.

1. Với kim loại

Lưu huỳnh dễ tạo ra hợp chất với nhiều kim loại, thường là khi đun nóng.

Fe + S  →t0C FeS Al + S  →t0C Al2S3 Cu + S  →t0C CuS

Thuỷ ngân phản ứng với lưu huỳnh ở ngay nhiệt độ thường:

Hg + S → HgS

Hợp chất của lưu huỳnh với kim loại thuộc loại muối sunfua. VD: FeS - sắt sunfua, Al2S3 - nhôm sunfua...

2. Với hidro

Lưu huỳnh cũng phản ứng trực tiếp với hiđro. H2 + S  →t0C

H2S

3. Với phi kim khác

Lưu huỳnh tác dụng hầu như với tất cả các phi kim, trừ nitơ và iot.

S + O2  →t0C

SO2

* Kết luận:

 Từ những sản phẩm của các phản ứng đã nêu, ta thấy oxi và lưu huỳnh tạo ra những hợp chất có thành phần giống nhau và ở đó oxi và lưu huỳnh đều có số oxi hoá -2:

H2O – Na2O – ZnO – Al2O3 H2S – Na2S – ZnS – Al2S3

 Tóm lại, trong những phản ứng với kim loại và hiđro thì lưu huỳnh là chất oxi hoá, còn trong phản ứng với phi kim hoạt động hơn, chẳng hạn oxi, thì lưu huỳnh là chất khử.

III – Lưu huỳnh trong tự nhiên - Ứng dụng của lưu huỳnh.

Lưu huỳnh thuộc loại nguyên tố phổ biến, nó chiếm 0,05% khối lượng vỏ Trái đất. Những quặng chứa lưu huỳnh là: pirit FeS2, xfalerit SnS, galen PbS, muối Na2SO4.10H2O, thạch cao CaSO4.2H2O, muối chát MgSO4.7H2O.

+6.

Trong tự nhiên, lưu huỳnh ở trạng thái tự do (Italia, Mĩ, Nhật Bản, Liên Xô cũ là những nước có mỏ lưu huỳnh lớn ) và trong thành phần hợp chất. Lưu huỳnh cũng có trong cơ thể động vật và thực vật (trong thành phần của protein).

Một lượng lớn lưu huỳnh dùng để luyện cao su; nó làm tăng độ bền chắc và tính đàn hồi của cao su. Nếu cho nhiều lưu huỳnh vào cao su thì được chất dẻo ebonit dùng làm chất cách điện.

nghiệp, lưu huỳnh được dùng chủ yếu để sản suất axit sunfuric.

Lưu huỳnh còn được dùng để trừ sâu cho một số loại cây, để chế thuốc súng đen, thuốc đầu que diêm, chế mỡ chữa bệnh ngoài da v.v.

IV. Bài tập củng cố.

1. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:

S → H2S → SO2 → SO3 → H2SO4 → FeSO4 → BaSO4 V. Bài tập về nhà:

Tiết 51: Hidrosunfua

Một phần của tài liệu Giáo án 10 (chuẩn) (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w