Tiết 32, 33: Ôn tập học kỳ I

Một phần của tài liệu Giáo án 10 (chuẩn) (Trang 59 - 61)

1. Hệ thống hoá lại kiến thức cơ bản của chươngI, II và III. 2. Củng cố đào sâu kiến thức trọng tâm.

3. Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập, các dạng câu hỏi của chương II về cấu tạo nguyên tử, về HTTH.

B. Tiến trình lên lớp.

I. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. II. Chuẩn bị trước ở nhà.

Học sinh chuẩn bị trước ở nhà đề cương ôn tập học kì I theo hệ thống các câu hỏi sau:

1. Nêu thành phần cấu tạo nguyên tử. Đặc điểm các hạt p, n, e.

2. Nêu các định nghĩa và các khái niệm: số khối, nguyên tố hoá học, số hiệu nguyên tử, đồng vị, obitan, lớp electron, phân lớp electron, nguyên lý vững bền, cấu hình electron, chu kì, nhóm, phân nhóm? 3. Cấu trúc bảng HTTH được phân chia như thế nào?

4. Từ vị trí của nguyên tố trong bảng HTTH suy ra cấu hình và tính chất hoá học cơ bản nhất.

5. Từ cấu hình electron của nguyên tử, xác định được: a. Vị trí trong HTTH

b. Kim loại hay phi kim c. Tính chất hoá học cơ bản.

d. Công thức oxit cao nhất và hidroxit tương ứng e. Hợp chất với hidro.

6. Nêu khái niệm về liên kết hoá học: liên kết cộng hoá trị, liên kết ion. Cho các VD minh họa.

8. Nêu khái niệm phản ứng OXH-K. Cho các VD minh hoạ. 9. Biết được phương pháp cân bằng phản ứng OXH-K.

III. Tiến trình bài giảng.

Câu hỏi – Bài tập Hướng dẫn trả lời

Bài 1.

Tính thành phần phần % các đồng vị của cacbon. Biết cacbon trong tự nhiên tồn tại hai đồng vị bền là 12C và 13C và có khối lượng nguyên tử trung bình là 12,011.

Bài 2.

Tổng số hạt proton, notron và electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 13.

a. Xác định khối lượng nguyên tử X và viết cấu hình electron của nguyên tố đó. b. Xác định vị trí của X trong bảng HTTH. c. Xác định tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố đó. Bài 3.

Cho 15,799g muối clorua của kim loại M tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 30,3072g kết tủa AgCl với hiệu suất 96%.

a. Viết phương trình phản ứng. Tìm M, biết KLNT của nó <90. b. Nguyên tố M có 2 đồng vị A1M và A2M, có tổng số khối là 128, số nguyên tử đồng vị thứ nhất bằng 0,37 lần số nguyên tử đồng vị thứ hai. Tìm số khối mỗi loại đồng vị.

Bài 4.

Cation R+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2p6.

a. Viết cấu hình electron và sự phân bố electron vào obitan của nguyên tử R. b. Xác định vị trí của R trong bảng

HTTH, nêu tính chất hoá học cơ bản của R. Cho VD minh hoạ?

c. Anion X- có cấu hình giống như R+. Hỏi X là nguyên tố gì? Cấu hình electron như thế nào?

Bài 5.

a. Viết công thức electron và CTCT của NH3, H3PO4, H2SO3.

b. Viết quá trình hình thành phân tử AlCl3, Fe2O3, K2S.

Bài 6. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Viết CTCT, công thức electron của CS2, C2H4, NH4Cl, HNO3. Xác định hoá trị và số oxi hoá của C, N trong các hợp chất đó

Bài 7.

Cho 2,688 lít hỗn hợp khí N2O và NO có tỷ khối so với H2 là 18,5. Tính % theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.

Tiết 35: Nhóm halogen

Một phần của tài liệu Giáo án 10 (chuẩn) (Trang 59 - 61)