Tiết 25: Tính chất các oxit và hiđroxit của các nguyên tố thuộc phân nhóm chính

Một phần của tài liệu Giáo án 10 (chuẩn) (Trang 44 - 46)

1. Học sinh hiểu được sự biến đổi tính axit, bazơ của các oxit và hidroxit của các nguyên tố. Nguyên nhân của các biến đổi đó.

2. Học sinh vận dụng các quy luật biến đổi trên để so sánh tính axit bazơ của các oxit và hidroxit theo quan hệ chu kì, phân nhóm.

B. Tiến trình lên lớp.

I. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ.

1. Nêu quy luật biến đổi tính kim loại và phi kim, độ âm điện, hoá trị của các nguyên tố theo chu kì, theo phân nhóm chính.

III. Tiến trình bài giảng.

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

§7: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hoá học (tiếp theo)

IV. Tính chất của các oxit và hiđroxit của các nguyên tố thuộc phân nhóm chính.

- Kim loại → oxit kim loại hay oxit bazơ → hiđroxit bazơ - Phi kim → oxit phi kim, trong đó các oxit axit → hiđroxit axit. - Kim loại càng mạnh thì oxit và hiđroxit tương ứng có tính bazơ càng mạnh.

- Phi kim càng mạnh thì oxit và hiđroxit tương ứng có tính axit càng mạnh.

- Quy luật:

+ Trong 1 chu kì: đi từ trái qua phải, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng yếu dần (đồng thời tính axit của chúng mạnh dần)

VD:

Chu kì 3

Na Mg Al Si P S Cl

Na2O MgO Al2O3 SiO2 P2O5 SO3 Cl2O7

Oxbz Oxbz Oxlt Oxax Oxax Oxax Oxax

NaOH Mg(OH)2 Al(OH)3 H2SiO3 H3PO4 H2SO4 HClO4

Kiềm Bazơ yếu Lưỡng tính Axit yếu

Axit trung bình Axit mạnh Axit rất mạnh

+ Trong một phân nhóm chính: đi từ trên xuống dưới, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng mạnh dần, đồng thời tính axit của chúng yếu dần (trừ nhóm VIIA)

VD:

Phân nhóm chính nhóm III

B Al Ga In Te

H3BO3 Al(OH)3 Ga(OH)3 In(OH)3 Te(OH)3

Axit

yếu Lưỡng tính Bazơ yếu Bazơ mạnh

IV. Bài tập củng cố. 1. So sánh tính bazơ của các chất sau:

a. Mg(OH)2, Ca(OH)2, và Ba(OH)2 b. Mg(OH)2, Al(OH)3 và NaOH c. KOH, Ca(OH)2, và Ga(OH)3 2. So sánh tính axit của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. H2SO4, H2SeO4, H2TeO4. b. H2SiO3, H3PO4, H2SO4

V. Bài tập về nhà:

Tiết 26: Định luật tuần hoàn Menđêlêep. Luyện tập

Một phần của tài liệu Giáo án 10 (chuẩn) (Trang 44 - 46)