1. Hệ thống hoá kiến thức chương halogen.
2. Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng phản ứng và bài tập nhận biết.
3. Kĩ năng giải các bài tập tính theo phương trình phản ứng
B. Tiến trình lên lớp.
I. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. II. Tiến trình bài giảng.
Câu hỏi – Bài tập Hướng dẫn
Bài 1
Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho các kim loại Na, Mg, Al, Fe tác dung với Cl2, H2O, dung dịch NaOH, dung dịch CuCl2, dung dịch HCl.
Bài 2.
Mô tả hiện tượng, viết phương trình phản ứng nếu có khi cho dd HCl vào: M2(CO3)n, Fe3O4, dung dịch KMnO4, dung dịch HClO.
Bài 3.
1. Cho dd HF vào các chất bột: Cu, Al, CaO, NaOH, SiO2, C, S, AgNO3.
2. Cho dd HCl vào các bột hoặc chất lỏng: Hg, SiO2, P2O5, MnO2, Br2, Pb(NO3)2, BaSO3.
KMnO4, Mg, FeS, Na2SO3 với dung dịch HCl. Các khí thu được thể hiện tính oxi hoá - khử như thế nào?
Bài 4.
Nung nóng 19,5g Zn với 7 lít clo (đktc) thu được 36,72g ZnCl2. Tính hiệu suất phản ứng .
Bài 5.
Cho 10,8g kim loại hoá trị III tác dụng với khí clo tạo thành 53,4g muối clorua.
a. Xác định kim loại trên.
b. Tính lượng MnO2 và thể tích HCl 37% (d=1,19g/ml) dùng cho phản ứng trên. Coi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Bài 6.
Hãy cho biết sản phẩm của các phản ứng sau là gì? Và hoàn thành các phương trình phản ứng đó: a, Fe + Br2 b, Fe + I2 d, Cu + FeCl3 e, KI + ddFeCl3 Bài 7.
Cho kalipemanganat tác dụng với axit clohiđric đặc thu được một chất khí màu vàng lục. Dẫn khí thu được vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường và vào dung dịch KOH đã được đun nóng ở 1000C. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 8.
Hoà tan hoàn toàn 5,76g kim loại M bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được dung dịch A và khí B. Cho A tác dụng hết với dung dịch Na2CO3 thu được kết tủa hiđroxit của kim loại M và 7,056 lít CO2 (đktc). Xác định kim loại M và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 9.
Để khử hoàn toàn 8g oxit của một kim loại cần dùng 3,36 lít H2. Hoà tan hết lượng kim loại thu được vào dung dịch HCl thấy thoát ra 2,24 lít khí H2. Xác định công thức của oxit. Biết các khí đo ở đktc.
Bài 10
tạo thành dung dịch Y. Khối lượng chất tan trong dung dịch Y giảm 4,06g so với dung dịch XCl3. Xác định công thức của muối.
Bài 11
So sánh tính oxi hoá của các halogen: F2, Cl2, Br2, I2; dùng các tính chất hoá học để chứng minh.
Tiết 48: Phân nhóm chính nhóm VI