Tiết 23: Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại và phi kim

Một phần của tài liệu Giáo án 10 (chuẩn) (Trang 40 - 42)

1. Làm cho học sinh hiểu rõ quy luật biến đổi tính kim loại và phi kim của các nguyên tố theo chu kì và theo phân nhóm chính.

2. Giải thích được nguyên nhân của các biến đổi đó.

3. Vận dụng các quy luật biến đổi trên để so sánh tính kim loại và phi kim của các nguyên tố.

B. Tiến trình lên lớp.

I. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. II. Tiến trình bài giảng.

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

§7: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hoá học

- Trong chương I, ta thấy các nguyên tố trong HTTH đã có sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố khi ĐTHN tăng dần. Đó là nguyên nhân làm cho các tính chất của các nguyên tố thay đổi.

I. Tính kim loại và phi kim.

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

ion dương của 1 nguyên tử của nguyên tố hoá học. VD:

Na – 1e → Na+

- Tính phi kim là tính dễ nhận electron để trở thành ion âm của 1 nguyên tử của nguyên tố hoá học. VD:

Cl + 1e → Cl- - Quy luật biến đổi:

+ Trong chu kỳ, theo chiều tăng của ĐTHN, tính kim loại giảm dần (tính phi kim tăng dần)

+ Trong phân nhóm chính, theo chiều tăng ĐTHN, tính kim loại tăng dần (tính phi kim yếu dần).

- Nguyên nhân:

+ Trong chu kỳ, đi từ trái qua phải, các nguyên tố có cùng số lớp electron, tuy nhiên ĐTHN tăng dần → bán kính nguyên tử nhỏ dần → làm cho các electron lớp ngoài cùng ngày càng liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn → khả năng mất electron giảm dần → tính kim loại giảm dần (tính phi kim tăng dần)

+ Trong phân nhóm chính, đi từ trên xuống dưới, các nguyên tố có số lớp electron tăng dần, tuy nhiên ĐTHN cũng tăng dần, và sự tăng của số lớp mạnh hơn sự tăng của ĐTHN → bán kính nguyên tử tăng dần → làm cho các electron lớp ngoài cùng ngày càng liên kết với hạt nhân kém chặt chẽ hơn → khả năng mất electron tăng dần → tính kim loại tăng dần (tính phi kim giảm dần).

VD: Chu kì 3 Na Mg Al Si P S Cl Kim loại điển hình Kim loại mạnh Kim loại có hiđroxit lưỡng tính Phi kim yếu Phi kim Phi kim khá mạnh Phi kim điển hình Tính kim loại yếu dần →

VD: Phân nhóm chính IA Li Na K Rb Cs Fr 1.52 A0 1.86 A0 2.31 A0 2.44 A0 2.62 A0 2.80 A0 Tính kim loại tăng dần →

III. Bài tập củng cố.

1. So sánh tính kim loại (hoặc phi kim) Mg, Na, Al. 2. So sánh tính phi kim (hoặc kim loại) Br, Cl, I.

IV. Bài tập về nhà:

1, 2 – trang 61 - SGK

Tiết 24: Sự biến đổi tuần hoàn độ âm điện. Hoá trị của các nguyên tố

Một phần của tài liệu Giáo án 10 (chuẩn) (Trang 40 - 42)