Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của sinhviên năm nhất hệ sư phạm trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu TRÍ TUỆ cảm xúc của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM đại học đà NẴNG (Trang 62 - 67)

- Tổng số sinhviên tham gia làm trắc nghiệm là 280 sinhviên Tổng số bài trắc nghiệm hợp lệ là 254 bài.

c. So sánh các mặt biểu hiện trí tuệ cảm xúc của sinhviên năm nhất trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng.

3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của sinhviên năm nhất hệ sư phạm trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.

năm nhất hệ sư phạm trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.

Bảng 3.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh

viên năm nhất hệ sư phạm trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.

Các yếu tố Mức độ ảnh hưởng (%) Trung bình Thứ bậc Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Không ảnh hưởng

1. Chưa biết các phương pháp luyện tập để nâng cao trí tuệ cảm xúc 30.4 34.8 28.3 4.3 2.17 3.98 1 2. Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động có tính tập thể ở trường, xã hội 10.9 34.8 23.9 24.0 6.5 3.2 7

3. Nhu cầu, mong muốn nâng cao trí tuệ cảm xúc

30.4 39.1 15.2 10.9 4.34 3.8 2

4. Chưa nhận thức vai trò của trí tuệ cảm xúc trong hoạt động sống và công việc

8.7 24.0 30.4 28.3 8.7 2.96 11

5. Chưa có tri thức, hiểu biết về trí tuệ cảm xúc

17.4 15.2 24.0 30.4 10.9 2.9 13

6. Phạm vi, mối quan hệ còn bó hẹp chủ yếu trong

nhà trường

7. Ít tiếp xúc với bạn bè, va chạm, trải nghiệm với cuộc sống xã hội còn hạn chế. 26.1 30.4 26.1 13.0 4.3 3.6 3 8. Ảnh hưởng của nhóm bạn thân 13.0 37.0 10.9 28.3 10.9 3.13 8 9. Di truyền từ cha mẹ 4.3 10.9 30.4 30.4 26.1 2.4 14 10. Nội dung các môn học

trong nhà trường

15.2 26.1 39.1 17.4 2.17 3.35 5

11. Phong cách dạy và giao tiếp của giáo viên

28.3 19.6 21.7 13.0 17.4 3.3 6

12. Nghề nghiệp của cha mẹ 6.5 6.5 19.6 24.0 43.5 2.1 15 13. Các hoạt động tập thể trong nhà trường 13.0 26.1 30.4 15.2 15.2 3.07 9 14. Giáo dục gia đình: cách cư xử, thể hiện tình cảm 21.7 34.8 24.0 15.2 4.3 3.5 4 15. Hoàn cảnh sống 10.9 21.7 34.8 24.0 6.5 3 10 Mức trung bình 3.16

Dựa vào biểu đồ 3.8: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được chia thành 5 mức: rất nhiều, nhiều, trung bình, ít và không ảnh hưởng được chấm điểm tương ứng từ 5 đến 1. Theo đó, mức điểm từ 1->2.5 là mức thấp; 2.6->3.5 là mức trung bình; 3.6->5 là mức cao.

Trong 15 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên năm nhất hệ sư phạm trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng thì các yếu tố có thứ tự từ 1 đến 7 là những yếu tố chủ quan bao gồm:

+ Chưa biết các phương pháp luyện tập để nâng cao trí tuệ cảm xúc

+ Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động có tính tập thể ở trường, xã hội + Nhu cầu, mong muốn nâng cao trí tuệ cảm xúc

+ Chưa nhận thức vai trò của trí tuệ cảm xúc trong hoạt động sống và công việc

+ Chưa có tri thức, hiểu biết về trí tuệ cảm xúc

+ Phạm vi, mối quan hệ còn bó hẹp chủ yếu trong nhà trường

+ Ít tiếp xúc với bạn bè, va chạm, trải nghiệm với cuộc sống xã hội còn hạn chế.

Các yếu tố có thứ tự từ 8 đến 15 là những yếu tố khách quan bao gồm: + Ảnh hưởng của nhóm bạn thân

+ Di truyền từ cha mẹ

+ Nội dung các môn học trong nhà trường + Phong cách dạy và giao tiếp của giáo viên + Nghề nghiệp của cha mẹ

+ Các hoạt động tập thể trong nhà trường

+ Hoàn cảnh sống

Kết quả bảng 3.8 cho thấy sinh viên đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của bản thân ở mức trung bình (TB= 3.16). Nhóm yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của các sinh viên ở mức cao. Cụ thể là:

Chưa biết phương pháp tập luyện để nâng cao trí tuệ cảm xúc xếp vị trí cao nhất (TB= 3.98), có đến 30.4% và 34.8% sinh viên cho rằng yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều và nhiều đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc. Chỉ có 6.47% sinh viên cho rằng yếu tố này ảnh hưởng ít và không ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc. Điều này cho thấy muốn nâng cao trí tuệ cảm xúc của sinh viên thì trước tiên phải có phương pháp luyện tập phù hợp và đúng đắn để sinh viên có thể tự rèn luyện và phát triển trí tuệ cảm xúc cho bản thân.

Xếp vị trí thứ 2 là yếu tố: Nhu cầu, mong muốn nâng cao trí tuệ cảm xúc (TB = 3.8). Trong đó có 30.4% và 39.1% sinh viên cho rằng yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều và nhiều đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc. Có 8.14% sinh viên cho rằng yếu tố này ảnh hưởng ít và không ảnh hưởng. Điều này cho thấy muốn nâng cao trí tuệ cảm xúc thì phải tác động vào nhu cầu, mong muốn của sinh viên, tạo sự hứng thú, động cơ thôi thúc mạnh mẽ nhằm giúp sinh viên phát triển trí tuệ cảm xúc cho bản thân.

Xếp vị trí thứ 3 là yếu tố: Ít tiếp xúc với bạn bè, va chạm, trải nghiệm với cuộc sống xã hội còn hạn chế (TB = 3.6). Trong đó có 26.1% và 30.4% sinh viên cho rằng yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều và nhiều đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc. Có 7.9% sinh viên cho rằng yếu tố này ảnh hưởng ít và không ảnh hưởng. Điều này cho thấy muốn nâng cao trí tuệ cảm xúc thì phải mở rộng mối quan hệ, giao lưu, gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều bạn bè. Đồng thời, cần có những trải nghiệm thực tế

(như tham gia các công tác tình nguyện, các câu lạc bộ…) qua đó, sinh viên có thể học hỏi được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm nhằm nâng cao và phát triển trí tuệ cảm xúc cho bản thân.

Như vậy, theo đánh giá của sinh viên thì trong nhóm các yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc được xếp ở mức cao thì yếu tố từ bản thân là quan trọng nhất.

Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên năm nhất hệ sư phạm trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng thì có “nghề nghiệp của cha mẹ” là có ảnh hưởng ở mức thấp (TB = 2.1) xếp vị thứ 15. Chỉ có 13% sinh viên cho rằng yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều và nhiều đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc. Đồng thời, yếu tố “Di truyền từ cha mẹ” cũng có ảnh hưởng ở mức thấp (TB = 2.4) xếp vị thứ 14. Có 15.2% sinh viên cho rằng yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều và nhiều đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc.

Nhóm yếu tố còn lại có ảnh hưởng ở mức độ trung bình đối với sự phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên.

Khi xem xét ở góc độ các yếu tố chủ quan (từ yếu tố số 1 đến 7) và các yếu tố khách quan (từ yếu tố số 8 đến 15) thì thấy rằng các yếu tố này đan xen lẫn nhau khi xếp vị trí thứ bậc. Như vậy, ở sinh viên năm nhất hệ sư phạm trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng thì hầu như các yếu tố chủ quan và khách quan đều có tác động đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên.

Tiểu kết chương III

Kết quả nghiên cứu thực trạng trí tuệ cảm xúc của sinh viên năm nhất hệ sư phạm trường ĐHSP – ĐHĐN đa số ở mức thấp. Các mặt biểu hiện của trí tuệ cảm xúc ở sinh viên chưa đồng đều, không có sự chênh lệch quá lớn.

Trí tuệ xúc cảm giữa nam- nữ và giữa các khối ngành thuộc năm nhất hệ sư phạm ĐHSP – ĐHĐN không có sự chênh lệch về ý nghĩa theo thống kê toán học.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên. Trong đó yếu tố chưa biết phương pháp luyện tập để nâng cao trí tuệ cảm xúc, nhu cầu mong muốn nâng cao trí tuệ xúc cảm xúc có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, trí tuệ xúc cảm của sinh viên còn ảnh hưởng bởi yếu tố là ít tiếp xúc với bạn bè cũng như còn hạn chế với những va chạm trải nghiệm trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu TRÍ TUỆ cảm xúc của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM đại học đà NẴNG (Trang 62 - 67)